Người làm chứng tham gia tố tụng chưa thật sự được đảm bảo

Một phần của tài liệu quyền và nghĩa vụ người làm chứng trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 45 - 49)

Người làm chứng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án, thông qua lời khai của mình người làm chứng giúp các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án một cách nhanh chống, đúng người, đúng tội. Việc họ tham gia phiên Tòa là điều cần thiết không thể thiếu trong việc xét xử, cũng như trong cả quá trình

tố tụng. Bởi thế pháp luật quy định nghĩa vụ của họ phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên sự có mặt của họ tại các phiên Tòa rất hạn chế, mà nguyên nhân chính là do họ sợ bị trả thù khi ra làm chứng song một phần nguyên nhân có ảnh hưởng đến thực trạng của người làm chứng tham gia tố tụng là từ quy định của pháp luật. Sự quy định chung chung của pháp luật dẫn đến các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng vào thực tế một cách chung chung dẫn đến thực trạng tham gia của người làm chứng trong tố tụng nói chung và trong giai đoạn xét xử nói riêng rất hạn chế. Do vai trò quan trọng của người làm chứng nên luật quy định sự có mặt của người làm chứng “Người làm chứng tham gia phiên tòa để làm sáng tỏ các tình tiết vụ án. Nếu người làm

chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ở Cơ quan Điều tra thì chủ tọa phiên tòa công bố những lời khai đó. Nếu người làm chứng về vấn đề quan trọng thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử. Trong trường hợp người làm chứng được Tòa án triệu tập nhưng cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử có thể ra quyết định dẫn giải”37

. Đây là quy định của luật nhằm đảm bảo sự tham gia của người làm chứng trong

phiên tòa, tuy nhiên việc áp dụng quy định này vào thực tiễn mới là vấn đề cần quan tâm. Một ví dụ đơn cử là một vụ án tại huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc. Truy tố chị Nguyễn Thị Thu sinh năm 1975 về hành vi “cố ý làm hư hỏng tài sản người khác” trong khi đó việc thực hiện hành vi là con gái chị Thu là cháu Nguyễn Thị Mai Anh sinh năm 1999, do bức xúc việc cha Nguyễn Hồng Thái li dị vợ sau khi chung sống như vợ chồng với chị Trần Thị Hương sinh năm 1977. Sự việc diễn ra giữa chợ, trước sự chứng kiến của nhiều người, thế mà tình tiết ngoại phạm của chị Thu bị bỏ qua, sau nhiều lần tạm hoãn, ngày 24 -2, TAND huyện Yên Lạc mở phiên tòa xét xử vụ án trên. Mọi việc chuẫn bị chu đáo thì đại diện VKSND huyện Yên Lạc đột ngột đề nghị hoãn phiên tòa, với lý do không có mặt của một số nhân chứng và người giám hộ của cháu Mai Anh là anh Nguyễn Hồng Thái. Hội đồng xét xử chấp nhận trước sự phản đối của nhiều luật sư tham gia bào chữa.38 Rõ ràng trong trường hợp này áp dụng theo điều 192 là chưa hợp lý, bởi luật không quy định cụ thể rõ ràng nên áp dụng cũng tùy tiện không rõ ràng.

Thực tiễn xét xử nhiều vụ án lớn liên quan đến băng nhóm tội phạm như Phúc bồ, Khánh trắng ở Hà Nội, Năm Cam thành phố Hồ Chí Minh với số người bị khởi tố lên đến

37

Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003

38

177 bị can, trong đó có 36 đảng viên, 19 bị can nguyên là cán bộ Nhà nước, 2 nhà báo và hơn 50 công an – 22 cán bộ công an cấp tá, 26 cán bộ cấp úy,… một vụ án lớn nhất trong lịch sử nhưng gần như các nhân chứng được tòa án triệu tập đã không có mặt. Một vụ án gần đây về tội cố ý gây thương tích Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã phải hoãn phiên tòa vì vắng mặt nhiều người làm chứng quan trọng. Sau đó Tòa xuống địa phương xác minh và làm việc với từng người làm chứng. Họ đã khẳng định đã nhiều lần khai với cơ quan Điều tra về các tình tiết của vụ án, cam đoan lời khai của mình là đúng sự thật và chịu trách nhiệm về lời khai của mình nhưng kiên quyết từ chối ra tòa. Họ giải thích trong vụ án còn một người “chưa lộ mặt” nên họ không dám ra tòa làm chứng. Tòa tiếp tục xử và chấp nhận cho người làm chứng vắng mặt. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cho rằng áp dụng dẫn giải người làm chứng trong trường hợp này là “làm khó” cho họ39

. Hàng loạt các trường hợp nhân chứng đều từ chối tham gia phiên tòa là thực trạng mà xã hội ta đang gặp phải, mà phần lớn nguyên nhân là do pháp luật nước ta chưa hoàn thiện các quy định về người làm chứng nên tạo cho họ cảm giác e ngại, lo sợ khi tham gia tố tụng.

Một vụ án ở Tây Ninh cũng là minh chứng cho thực trạng người làm chứng hiện nay. Bị cáo Nguyễn Minh Hùng hai lần bị Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh kết án tử hình và cả hai lần đều bị Tòa Phúc thẩm TANDTC hủy án để điều tra lại, xung quanh lời kêu oan của bị cáo còn có nỗi đau và nước mắt của những công dân lương thiện bị đối xử thậm tệ khi họ tham gia tố tụng với tư cách người làm chứng. Bị cáo Hùng và vợ đã đưa ra trước tòa chứng cứ chứng minh sự vô tội của Hùng là sự kiện họ đã tham dự sinh nhật của chị Thuyết – người bạn của hai vợ chồng vào thời điểm xảy ra vụ án. Chị Thuyết đã được cơ quan Điều tra và Tòa án triệu tập tham gia với tư cách người làm chứng. Cơ quan Điều tra đã nhiều lần mời chị đến làm việc trong hai ngày liên tiếp cả sáng và chiều. Tại phiên Tòa người làm chứng đã phải bật khóc khi bị Tòa xét hỏi theo kiểu áp đặt “Chị là một giáo viên đào tạo cả một thế hệ mà khai báo như vậy à?”. Người làm chứng khác trong vụ án này là Nguyễn Tuấn Bình cũng bất bình không kém “Tôi gặp Hùng thì nói là gặp Hùng nhưng không hiểu sao cơ quan điều tra làm tôi mất thời gian nhiều quá. Lúc đầu thì Điều tra viên nói chuyện thấy được, nhưng sau đó gắt gỏng quá. Tôi thấy vậy phản ứng lại rằng tôi là nhân chứng mà sao mấy anh đối xử như vậy? Nhưng các Điều tra viên cứ ép tôi nói theo hướng phản lại những lời khai ban đầu của tôi. Rồi các công an

39Thanh Tâm, Khi nào nhân chứng hết “ngán“ ra tòa, Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh ngày 20/4/2007.

mặc sắc phục vào tận cơ quan tôi gửi giấy mời… nhiều người trong cơ quan cứ nghĩ tôi phạm tội gì hay sao mà công an cứ mời tôi hoài”40

.

Tóm lại: Những yếu tố khách quan trong những quy định của pháp luật về quyền của người làm chứng không được đảm bảo và không có sự tương xứng giữa quy định quyền và nghĩa vụ cùng với yếu tố chủ quan e ngại, không tin tưởng vào cơ quan chức năng đã tạo nên một thực tiễn là người làm chứng không tích cực tham gia tố tụng hình sự, không thực hiện vai trò và nghĩa vụ công dân của mình. Đây là vấn đề đặt ra trong xã hội đòi hỏi pháp luật Tố tụng hình sự phải giải quyết, nên chăng việc mở rộng quyền hay thu hẹp nghĩa vụ để tạo ra sự cân đối giữa quyền và nghĩa vụ của người làm chứng để khuyến khích họ tham gia hoạt động tố tụng hình sự trong giai đoạn hiện nay.

Chƣơng 3

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HẠN CHẾ THỰC HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ

Một phần của tài liệu quyền và nghĩa vụ người làm chứng trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 45 - 49)