Giải pháp hoàn thiện theo hướng dâu dài

Một phần của tài liệu quyền và nghĩa vụ người làm chứng trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 65 - 71)

Bảo vệ người làm chứng trong vụ án hình sự cần được thực hiện thông qua một cơ chế hoạt động cụ thể của các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giúp cho người làm chứng không bị mua chuộc, khống chế, bị đe dọa, trả thù, để họ có thái độ hợp tác tích cực, khai báo khách quan, trung thực và chính xác với cơ quan tiến hành tố tụng trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự. Đây là vấn đề, giải pháp lâu dài là cần có cơ sở pháp lý đầy đủ, vững chắc và khả thi.

Nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Australia, Đức,…. Từ rất lâu đã nghiên cứu, ban hành các đạo luật hoặc xây dựng các chương trình bảo vệ nhân chứng làm cơ sở pháp lý cho việc tổ chức công tác bảo vệ và giúp đở những người cung cấp thông tin về tội phạm mà bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản. Nhờ đó, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ở các nước này đạt hiệu quả cao, nhất là trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các vụ án về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, tội phạm có tổ chức.

Việc sớm xây dựng một chế định pháp lý hoàn chỉnh về bảo vệ người làm chứng đảm bảo cơ chế pháp lý đầy đủ và cần thiết cho công tác này trên thực tế là yêu cầu khách quan. Học hỏi kinh nghiệm các nước phát triển nên chăng chế định pháp lý này được xây dựng dưới hình thức của một đạo luật. Bởi vì, Luật là văn bản có giá trị pháp lý cao, công khai, minh bạch, phạm vi điều chỉnh rộng, bắt buộc thi hành đối với mọi tổ chức và công dân. Hơn nữa theo quy định hiện hành thì những gì liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đều phải được thể hiện bằng luật. Và việc bảo vệ người làm chứng lại là vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đồng thời, các cơ quan có trách nhiệm phải bảo vệ người làm chứng và thân nhân của họ thuộc một đầu mối quan lý, điều hành thống nhất. Trong khi, công tác bảo vệ là công việc khó khăn và phức tạp, diện đối tượng được bảo vệ rộng, kinh phí lớn, đòi hỏi sự tham gia, phối hợp của nhiều cơ quan có thẩm quyền, địa phương có liên quan và sự quan tâm công tác của toàn xã hội. Do đó, nên chăng phải cần cơ quan có quyền lực cao nhất để quản lý và đó chính là Quốc Hội. Một vấn đề hiện nay là hoạt động bảo vệ nhân chứng nước ta rất đa dạng và có quan hệ pháp lý trên nhiều lĩnh vực, nằm ở nhiều văn bản khác nhau và chi phối lẫn nhau, nên một giải pháp lâu dài là tập hợp tất cả lại thành một chỉnh thể thống nhất, để dể theo dõi và thực hiện.

Tùy vào từng giai đoạn xã hội, nên tên đạo luật có thể thay đổi nhưng thiết nghĩ phải đảm bảo nội dụng cơ bản sau:

- Trước hết, phải xác định rõ quyền và nghĩa vụ của người làm chứng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội cũng như trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ người làm chứng và những người tham gia tố tụng khác. - Về đối tượng bảo vệ, luật cần ghi rõ người nào được bảo vệ như người làm chứng,

người cung cấp thông tin, người thân thích của họ,… Đồng thời cũng xây dựng tiêu chuẩn được bảo vệ tức là nhân chứng nào đáp ứng đủ tiêu chuẩn như tội phạm nghiêm trọng và có nguy cơ bị đe dọa, … thì họ cần được bảo vệ.

- Phạm vi áp dụng của đạo luật là khi tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người được bảo vệ có nguy cơ bị người phạm tội tấn công xâm hại và việc áp dụng các biện pháp bảo vệ được thực hiện trong suốt thời gian mà nguy cơ đó là thực tế. Nguy cơ tấn công hoặc xâm hại được hiểu là nguy cơ thưc tế và kể cả đe dọa tấn công xâm hại, nhưng mức độ nguy hiểm là đáng kể và cần có biện pháp bảo vệ kịp thời để đảm bảo an toàn cho người được bảo vệ.

- Trách nhiệm bảo vệ thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan, trong đó, lực lượng Công an nhân dân làm nồng cốt. Các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm luật định trong việc áp dụng biện pháp bảo vệ người làm chứng cũng như thân nhân của họ trước nguy cơ tấn công xâm hại của người phạm tội.

- Lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bảo vệ phải được luật quy định, làm cơ sở cho việc tổ chức công tác bảo vệ và quyết toán ngân sách. - Mục đích của đạo luật này là hình thành Chương trình bảo vệ, trong đó quy định

rõ thủ tục tiến hành, quyền và trách nhiệm cụ thể của các chủ thể tham gia Chương trình, với mục tiêu bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản người làm chứng và những người thân thích của họ. Chương trình bảo vệ nên áp dụng trước, trong và sau khi vụ án kết thúc. Như đã phân tích, hiện tại xã hội ta chưa xuất hiện nhiều băng nhóm tội phạm, nhưng tương lai không thể dự trù trước nên chăng trong Chương trình quy định cả biện pháp bảo vệ, và tiêu chuẩn để áp dụng biện pháp bảo vệ như; Bảo mật thông tin cá nhân, thay đổi nơi cư trú, thay đổi nhân thân, trợ giúp tài chính, tâm lý và cả giáo dục và y tế cho nhân chứng. Đây là một định hướng lâu dài hoàn thiện quy định người làm chứng mà nhất là bảo vệ quyền của họ để họ tích cực thực hiện nghĩa vụ. Tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng trong cuộc đấu tranh chống tội phạm, góp phần đưa pháp luật nước ta xích lại gần hơn nữa các quy định tiến bộ của các nước trên thế giới và khu vực. Trong điều

kiện nước ta hiện nay và xu thế hội nhập, học tập kinh nghiệm lập pháp của một số nước tiên tiến, việc hình thành một Luật như vậy hoàn toàn có khả năng thực hiện và thực thi trong thực tế. Để hoàn thiện quy định pháp luật và dần dần xóa bỏ thực trạng người làm chứng hiện nay, đây là mục tiêu của để ổn định và phát triển xã hội trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn về những quy định về quyền và nghĩa vụ người làm chứng trong Tố tụng hình sự Việt Nam, từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan mà dẫn đến hạn chế của họ trong việc tham gia tố tụng. Xét cho cùng nguyên nhân chủ yếu là hạn chế từ những quy định của pháp luật, tuy có quy định tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến những quy định tiến bộ đó không áp dụng được trên thực tế.

Tuy có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng nhưng chỉ cần hoàn thiện hệ thống pháp luật thì dần dần xóa bỏ được hạn chế của thực trạng. Vấn đề trước mắt và cấp thiết là mở rộng quyền của người làm chứng và tăng cường bảo vệ quyền của họ, để họ tham gia tố tụng hình sự một cách tích cực nhất và phát huy vai trò của mình hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên để có một xã hộ phát triển bền vững ta cần một giải pháp cụ thể lâu dài. Từ việc nghiên cứu trên cho thấy biện pháp lâu dài hữu hiệu nhất là nên thành lập một quy định riêng về bảo vệ người làm chứng. Thành lập Chương trình bảo vệ cho họ để khuyến khích họ tham gia thực hiện quyền công dân, tạo sự tin tưởng cho họ khi tham gia làm chứng, góp phần nâng cao vai trò của họ từ trong nhận thức của họ để họ tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả nhất.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I – CÁC QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1.1. Các quy phạm pháp luật trong nƣớc:

1) Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 2) Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 1988

3) Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003 4) Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 5) Luật Phòng chống ma túy năm 2000

6) Các văn bản dưới luật:

- Nghị Quyết 08/TW Bộ Chính trị - Nghị Quyết 49/TW Bộ Chính trị

- Nghị định 151/2005/NĐ-CP ngày 14/12/2005 - Nghị định số 99/2002/NĐ-CP ngày 27/11/2002

- Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-VKSNDTC-TATC-BCA-BTP ngày 10/8/2005 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp.

- Thông tư số 09/2004/ TT- BCA(V19) ngày 16/6/2004

1.2 Các quy phạm pháp luật quốc tế

1) Good practices for the protection of witnesses in criminal proceedings involving organized crime

United Nations Office on Drugs and Crime Vienna Good Practices for the Protection of Witnesses in Criminal Proceedings Involving Organized Crime

UNITED NATIONS New York, 2008.

2) Witness Protection Act 2000 of the Queensland. On 28 September 2007 3) WItness protection of the USA Title 18, Chapter 224, Sections 3521 – 3528 of the federal Criminal Code anh Rules.

4) Law On Witness Protection Republic Of Montenegro no. 65/04, of 25 October 2004

II - CÁC BÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ GIÁO TRÌNH

1) Tập chí KHPL số 2 (40) – 2007

2) Tập chí Nghiên cứu lập pháp điện tử. PGS. TS. Trần Đình Nhã – Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội.

3) Nguyễn Thu Quỳ - Viện khoa học kiểm sát – VKSNDTC – Luật tố tụng hình sự Đức

4) Bài viết Luật sư. TS Phan Thị Hương Thủy – Bảo vệ người làm chứng trong vụ án hình sự.

5) Ths Đinh Thế Hưng – Viện Nhà nước và pháp luật

6) Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật – Trường Đại học Hà Nội

7) Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam – Khoa luật Trường Đại học Cần Thơ

III- CÁC TRANG WEB:

1) http://luathinhsu.wordpress.com/2010/10/07/bao-dam-quyen-cua-nguoi-lam-chung- trong-bltths/

2) vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/ (truy cập ngày 04/4/2006)

3) http://www.vksndtc.gov.vn/theloai/khoahocks/7.aspx

Một phần của tài liệu quyền và nghĩa vụ người làm chứng trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 65 - 71)