Người làm chứng luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hướng đến sự thật khách quan của vụ án, cũng như trong công cuộc đấu tranh chống tội phạm. Do đó người làm chứng được pháp luật thừa nhận họ với tư cách là chủ thể tham gia tố tụng, nhưng họ tham gia tố tụng vì sự thật khách quan của vụ án nên họ hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ riêng so với các chủ thể tham gia tố tụng khác. Trong hoạt động tố tụng của người làm chứng, nghĩa vụ của họ được luật quy định rất sớm, tuy không quy định cụ thể nhưng Bộ
luật Tố tụng hình sự 1988 quy định: “Người làm chứng phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án; có nghĩa vụ khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án”28. Đây là quy định về nghĩa vụ của người làm chứng nhưng không đề cập gì đến chế tài mà họ phải gánh chịu khi không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Những hạn chế này đã được Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 hoàn thiện, Bộ luật hiện hành quy định cụ thể nghĩa vụ của người làm chứng và cả chế tài khi họ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Theo khoản 4 Điều 55 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định người làm chứng có nghĩa vụ:
- Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án; trong trường hợp cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử có thể bị dẫn giải.
- Khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án. Người làm chứng từ chối hoặc trốn tránh khai báo mà không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự; khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 của Bộ luật hình sự.
Tuy hai quy định về nghĩa vụ của người làm chứng của hai Bộ luật khác nhau nhưng xét cho cùng thì luật quy định họ có hai nghĩa vụ bắt buộc khi tham gia tố tụng phải thực hiện nếu không phải chịu chế tài của pháp luật: