Những quy định về bảo vệ người làm chứng còn quy địn hở nhiều văn bản không

Một phần của tài liệu quyền và nghĩa vụ người làm chứng trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 39 - 40)

không thống nhất:

Ở nước ta, những nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân nói chung và của người làm chứng nói riêng đã từng bước được pháp luật ghi nhận và hoàn thiện. Tuy nhiên chúng không thống nhất mà ở nhiều văn bản khác nhau dẫn đến việc khi áp dụng sẽ chồng chéo lên nhau, một việc mà được nhiều luật điều chỉnh nên không đạt được nhiệm vụ như các nhà làm luật mong muốn.

Trong Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành quy định “Người làm chứng và thân thích của họ mà bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật” (Điều 7). Ngoài ra tại Điều 55 người làm chứng còn hưởng quyền “Yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích khác của mình khi tham gia tố tụng”.

Trong lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia, Luật An ninh quốc gia quy định: các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có trách nhiệm “áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người cộng tác, người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong các vụ

án xâm phạm an ninh quốc gia” (điểm h khoản 1 Điều 24). Nhằm cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện một số quy định của Luật An ninh quốc gia, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2005/NĐ-CP ngày 14/12/2005 về quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan và cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia.

Một phần của tài liệu quyền và nghĩa vụ người làm chứng trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 39 - 40)