Bảo vệ nhân chứng ở Tòa án hình sự quốc tế

Một phần của tài liệu quyền và nghĩa vụ người làm chứng trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 59)

Việc thành lập Hội Đồng Bảo An trong những năm 1990 của Tòa án Hình sự quốc tế dùng để truy tố Người chịu trách nhiệm về tội diệt chủng và vi phạm nghiêm trọng Luật quốc tế về chiến tranh. Ngày 31 tháng 12 năm 199446

Tòa án Hình sự quốc tế truy tố trách nhiệm đối với hành vi vi phạm nghiêm trọng Luật nhân đạo quốc tế trong lãnh thổ của Nam Tư cũ từ năm 199147, là một bước tiến quan trọng đảm bảo các vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế như tội diệt chủng, tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại sẽ bị trừng phạt. Các tổ chức bảo vệ nạn nhân và nhân chứng cũng được hình thành và chủ yếu tuân thủ theo Điều lệ Rome thành lập Tòa án Hình sự quốc tế48, họ cũng chịu sự đồng ý của Liên hiệp quốc chẳng hạn như các Tòa án đặc biệt cho Sierra Leone49

và Tòa án chuyên biệt trong các tòa án Cambodia cho việc truy tố các tội phạm chiến tranh trong thời kì Kampuchea dân chủ.

Các yếu tố chính của chương trình bảo vệ nhân chứng của Tòa án Hình sự Quốc tế, Tòa án Hình sự Quốc tế cho Nam Tư cũ và các tòa án tương tự khác, có thể tóm tắt như sau:

46

Security Council resolutions 955 (1994) and 1717 (2006).

47

Security Council resolutions 827 (1993) and 1660 (2006).

48

United Nations, Treaty Series, vol. 2187, No. 38544.

49

a) Các đơn vị đặc biệt được thành lập theo thẩm quyền của tòa án chịu trách nhiệm hỗ trợ và bảo vệ nhân chứng. Các đơn vị không chỉ chịu trách nhiệm bảo vệ tính mạng và sắp xếp an ninh mà còn cung cấp hỗ trợ về tư vấn, ý tế, tâm lý xã hội và hỗ trợ thích hợp khác cho các nạn nhân và nhân chứng xuất hiện trước tòa và những người khác có nguy cơ đe dọa bởi vì lời khai của họ đưa ra như lời khai người làm chứng. Tại Tòa án Hình sự Quốc tế, các Đơn vị bảo vệ nạn nhân và nhân chứng còn hỗ trợ cho các nạn nhân không có tư cách làm nhân chứng nhưng họ trình bày quan điểm và được hưởng một số hình thức bồi thường thích hợp; b) Các đơn vị có trách nhiệm thực hiện hiệu quả các biện pháp bảo vệ nhân chứng

thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên môn (không có thủ tục tư pháp) hoặc hội đồng lập pháp (thủ tục tư pháp). Tại Tòa án Hình sự Quốc tế cho Nam Tư cũ và Tòa án Hình sự Quốc tế cho Rwanda các đơn vị trung lập, các cơ quan độc lập tự chủ quyết định các nhu cầu của nhân chứng và các biện pháp được áp dụng, trong khi đó tại Tòa án Hình sự Quốc tế, các đơn vị phải tham vấn với Văn phòng Kiểm sát viên;

c) Bởi vì các nhân vật đặc biệt của các tội phạm được bao phủ bởi các đạo luật của các tòa án, biện pháp bảo vệ áp dụng như nhau cho nhân chứng buộc tội và nhân chứng gỡ tội. Để đảm bảo tính công bằng, các đơn vị tại Tòa án Hình sự Quốc tế cho Rwanda được chia thành hai nhóm riêng biệt; một cho nhân chứng buộc tội và một cho nhân chứng gỡ tội;

d) Trong quá trình tố tụng tư pháp, một thẩm phán hoặc cơ quan tư pháp có thể áp dụng các biện pháp đặc biệt về thủ tục trước, trong và sau khi xét xử, chẳng hạn như hạn chế công bố thông tin tạm thời, soạn thảo các thông tin nhận dạng từ các thông tin tiết lộ cho các đảng đối lập, bút danh, khuôn mặt và tình trạng không rõ ràng về giọng nói, đóng các chứng cứ lời khai hoặc chứng cứ thông qua video, để bảo vệ nhân chứng có nguy cơ đe dọa bởi lời khai của họ. Các biện pháp đặc biệt theo lệnh của tòa án thường liên quan đến việc che dấu danh tính của nhân chứng từ các phương tiện truyền thông công cộng;

e) Khi tòa án không có thẩm quyền lãnh thổ hoặc pháp luật của họ không thực thi, các cơn vị dưa trên sự hợp tác của các quốc gia bao gồm các nước sở tại, để đảm bảo các biện pháp bảo vệ chặt chẽ trước cơ quan tòa án. Nếu có quyết định rằng một nhân chứng thấy lo ngại về an toàn của mình sau khi làm chứng, sau đó đơn vị sắp xếp để tái định cư trong nước hoặc di chuyển đến nước thứ ba. Các tòa án

tìm cách tạo ra một mạng lưới các quốc gia sẵn sàng tiếp nhận người làm chứng thông qua hiệp định khung. Giống như trong hợp tác giữa các quốc gia liên quan, mặc dù quyết định cuối cùng về việc chấp nhận hay không là của quốc gia tiếp nhận.

Tóm lại: Việc bảo vệ nhân chứng được xem như một vấn đề chung cho cả thế giới trong đấu tranh chống tội phạm. Tùy từng loại tội phạm mà từng quốc gia đưa ra biện pháp, chương trình bảo vệ nhân chứng riêng cho mình. Nhưng xét cho cùng họ cùng quan điểm về người làm chứng “Các nhân chứng cần phải có sự tin tưởng tiến lên phía trước để hỗ trợ thực thi pháp luật và các cơ quan tố tụng. Họ cần phải được đảm bảo rằng họ sẽ nhận được hỗ trợ và bảo vệ khỏi sự đe dọa và gây hại của các nhóm tội phạm có thể tìm cách gây ra cho họ trong nỗ lực để ngăn cản hoặc trừng phạt họ hợp tác với cơ quan tố tụng”50

.

Tham khảo một số mô hình bảo vệ người làm chứng ở một số nước có thể thấy những biện pháp khác nhau, đa dạng nhưng chúng có thể chia thành những nhóm sau:

a) Những biện pháp chung – là những biện pháp có thể áp dụng trong quá trình tiến hành điều tra xét xử vụ án cũng như ngoài phạm vi vụ án, áp dụng với người làm chứng cũng như với người thân của họ:

- Bố trí người làm chứng, người thân của họ trong suốt thời gian điều tra, xét xử án hay trong một khoảng thời gian nhất định. Thông thường cảnh sát tư pháp đảm nhiệm chức năng này;

- Trang bị vũ khí, công cụ bảo vệ cá nhân cho người làm chứng hay người thân của họ. Biện pháp này đòi hỏi nhà nước phải có luật quy định sử dụng vũ khí vì mục đích dân sự;

- Sơ tán tạm thời người làm chứng, người thân của họ đến địa điểm an toàn. Đầu tiên biện pháp này áp dụng chủ yếu người bị hại là phụ nữ, trẻ em sau được mở rộng cho người làm chứng. Những người này được sơ tán đến trung tâm dành riêng cho họ. Địa điểm họ đến được giấu kín và chuẩn bị giúp đở tâm lý và pháp lý cho việc chuẩn bị tham gia phiên tòa;

- Thay đổi nơi cư trú, nơi làm việc hoặc học tập của người làm chứng và thân nhân của họ. Biện pháp này rất tốn kém về tài chính và khi áp dụng nó không được gây

50

Foreword of good practices for the protection of witnesses in criminal proceedings involving organized crime United Nations Office on Drugs and Crime Vienna Good Practices for the Protection of Witnesses in Criminal Proceedings Involving Organized Crime UNITED NATIONS New York, 2008

thiệt hại nào về tài chính. Biện pháp này chỉ có hiệu quả khi Chính phủ đứng ra chịu trách nhiệm. Theo Chương trình Liên bang về bảo vệ người làm chứng của Hoa Kỳ thì Viện trưởng Viện Công tố Hoa Kỳ có quyền đảm bảo an ninh cũng như bố trí chỗ ở mới cho người làm chứng.

- Thay đổi giấy tờ tùy thân, giữ bí mật thông tin cá nhân người làm chứng;

b) Những biện pháp bảo vệ người làm chứng trong giai đoạn khởi tố và điều tra vụ án. Những biện pháp này chỉ do các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng trong phạm vi vụ án. Việc áp dụng biện pháp này chỉ được xem xét và cân nhắc với một trong những nguyên tắc quan trọng của tố tụng nguyên tắc không tiết lộ bí mật điều tra (Bộ luật Tố tụng hình sự nước ta thừa nhận nguyên tắc này tại Điều 124). Nhóm này bao gồm các giải pháp sau:

- Không thể hiện thông tin cá nhân của người làm chứng trong biên bản lấy lời khai hay gọi là lời khai người làm chứng khuyết danh. Theo quy định chung thì biên bản lời khai người làm chứng phải phản ánh những thông tin cá nhân về người làm chứng như họ và tên, địa chỉ cư trú, nơi làm việc,…Điều này luôn tạo ra khả năng cho người thứ ba có thể tiệp xúc người làm chứng, tác động và ảnh hưởng lời khai của họ. Do vậy lời khai khuyết danh là biện pháp nhằm hạn chế một cách thấp nhất khả năng tác động trái pháp luật của người làm chứng từ phía những người quan tâm đến kết quả vụ án. Quy định lời khai người làm chứng khuyết danh đã được nhiều quốc gia áp dụng. Quyết định của Tòa án nhân quyền Châu Âu thừa nhận “Việc sử dụng những thông tin từ lời khai người làm chứng khuyết danh là chứng cứ của vụ án trong giai đoạn trước xét xử là phù hợp với Công ước Châu Âu về bảo vệ quyền tự do cơ bản của con người ngày 04/11/1950”51. Quyết định của Tòa án Châu Âu và Ủy ban Châu Âu về quyền con người khẳng định “Bên buộc tội không có nghĩa vụ thông báo cho bị can biết về tất cả các chứng cứ mà mình sẽ đề xuất trước Tòa”. Trong Bộ luật Tố tụng Hình sự Đan Mạch cũng quy định một trong những biện pháp bảo vệ người làm chứng ở giai đoạn trước xét xử là trong các đơn tố giác tội phạm, giải thích, biên bản hoạt động điều tra không ghi những thông tin về cá nhân người làm chứng.

- Không để người làm chứng nhận dạng trực tiếp bị can mà chỉ nhận dạng qua ảnh hay hình ảnh video. Với kỹ thuật video hiện nay hoàn toàn cho phép thực hiện

51

việc nhận dạng một cách khách quan mà hạn chế sự tiếp xúc giữa bị can và người làm chứng.

- Không để bị can – người bị nhận dạng nhìn thấy người làm chứng – người nhận dạng trong lúc nhận dang.

- Không để bị can có thể thấy người làm chứng khi tiến hành đối chất.

- Kiểm soát và ghi âm điện thoại người làm chứng. Biện pháp này trước hết nhằm mục đích bảo vệ người làm chứng trước mối đe dọa và là cơ sở để khởi tố người tác động người làm chứng cản trở việc điều tra, xét xử.

- Cắt những thông tin cá nhân người làm chứng ra khỏi hồ sơ vụ án. Sau khi người bào chữa kết thúc nghiên cứu hồ sơ, những thông tin này được phục hồi, đưa vào hồ sơ chuyển tòa án xét xử.

c) Những biện pháp bảo vệ người làm chứng ở giai đoạn xét xử.

- Người làm chứng có quyền yêu cầu giữ bí mật về cá nhân khi họ ra làm chứng tại phiên tòa và tòa án có thể cấm báo chí không được phát hình ảnh hay đăng báo chụp ảnh về họ, không được ghi âm lời khai người làm chứng.

- Thẩm vấn kín người làm chứng hoặc tiến hành phiên xử kín. Biện pháp này có thể áp dụng trên cơ sở quy định tại Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền chính trị và dân sự, Điều 6 Công ước Châu Âu: “Báo chí và công chúng có thể không được phép vào phòng xử án tham dự toàn bộ hay một phần của nó… khi tính công khai của phiên tòa có thể làm tổn hại lợi ích của xét xử”;

- Tòa án có thể chỉ đọc phần quyết định, không độc toàn bộ bản án. Luật Thụy Sỹ còn cho phép Tòa án không tuyên đọc bản án nếu lợi ích của người làm chứng đòi hỏi như vậy.

- Tòa án có thể thẩm vấn người làm chứng thông qua phương tiện nghe nhìn trong điều kiện người làm chứng không cần trình diện, không cần có mặt tại phiên tòa. - Thẩm vấn người làm chứng trong điều kiện cách ly bị cáo khỏi phòng xử án.

Trong thực tế Tòa án thường cách ly bị cáo trước khi thẩm vấn người làm chứng nếu thấy sự hiện diện của bị cáo ảnh hưởng đến lời khai người làm chứng, trình bày không đúng sự thật.

Như vậy: vấn đề bảo vệ người làm chứng vì lý do hợp tác của họ với cơ quan tiến hành tố tụng là vấn đề cực kỳ quan trọng ở nhiều nước trên thế giới. Các quy định trong luật Bảo vệ nhân chứng mà các nước đã áp dụng nâng cao đáng kể vai trò của người làm

chứng trong đấu tranh chống tội phạm, họ được bảo vệ thì họ tham gia tích cực hơn đây là vấn đề đặt ra đòi hỏi pháp luật nước ta hoàn thiện để giải quyết.

Một phần của tài liệu quyền và nghĩa vụ người làm chứng trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 59)