2.1.1. Quyền của ngƣời làm chứng theo quy định pháp luật
Theo quy định của pháp luật tố tụng của nhiều nước trong đó có Việt Nam, người làm chứng trong vụ án hình sự là người bằng mắt thấy, tai nghe hoặc do những nguồn thông tin khác cung cấp mà biết được những tình tiết liên quan đến vụ án hình sự được cơ quan điều tra lấy lời khai và được tòa án triệu tập đến làm chứng tại phiên tòa. Điều này được pháp luật nghi nhận tại khoản 1 Điều 43 Bộ luật Tố tụng hình sự 1988 và tiếp tục thừa nhận tại khoản 1 Điều 55 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 1988 người làm chứng không được hưởng bất kì một quyền dân sự nào trong khi phần lớn các chủ thể tham gia tố tụng khác đều được Bộ luật quy định quyền và đảm bảo thực hiện quyền của họ theo mức độ nhất định. Sự phân biệt đối xử đó đã trái với nguyên tắc “Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân” quy định tại Điều 3 Bộ luật Tố tụng hình sự 1988 và tiếp tục khẳng định tại Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng trong tố tụng hình sự nhằm đề cao và tôn trọng các quyền của con người theo nghĩa rộng trong hoạt động tố tụng. Điểm tiến bộ của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 là đã bổ sung một loạt các quyền của người làm chứng trong tố tụng hình sự bao gồm các quyền: quyền bảo vệ nhân thân và tài sản; quyền được khiếu nại; quyền được thanh toán các chi phí khi đi làm chứng. Các quyền được thể hiện tại khoản 3 Điều 55 Bộ luật hiện hành như sau:
- Yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền lợi khác khi tham gia tố tụng.
- Được cơ quan triệu tập thanh toán các chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Việc bổ sung trong Bộ luật Tố tụng hình sự mới với những quy định về đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người làm chứng trong tố tụng hình sự là cần thiết vì các lý do sau đây:
- Người làm chứng tham gia vào hoạt động tố tụng hình sự, trước hết với tư cách là một con người và đồng thời là người tham gia bảo vệ công lý. Nên họ xứng đáng được hưởng các quyền dân sự và được pháp luật hình sự bảo đảm các quyền con người, quyền công dân của họ được thực thi trên thực tế.
- Tuy pháp luật quy định nhiều nguồn chứng cứ trong tố tụng hình sự nhưng theo ý nghĩa nguyên thủy của chứng cứ thì có hai loại chứng cứ quan trọng đó là vật chứng và nhân chứng (người làm chứng). Người làm chứng có vị trí, vai trò đặc biệt có ý nghĩa trong quá trình chứng minh tội phạm, đôi khi lời khai người làm chứng còn có tác dụng hơn cả vật chứng trong quá trình điều tra tội phạm. Do đó việc bảo đảm pháp luật các quyền tố tụng của người làm chứng sẽ góp phần giúp các cơ quan tiến hành tố tụng xác định sự thật vụ án hình sự một cách khách quan toàn diện đầy đủ. Theo nghĩa rộng quyền con người của người làm chứng trong tố tụng hình sự là khả năng được hưởng, được làm trong tố tụng hình sự. Còn theo nghĩa hẹp là quyền của người làm chứng được làm những gì mà Bộ luật Tố tụng hình sự quy định. Quyền của người làm chứng thể hiện tại khoản 3 Điều 55 Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành bao gồm quyền hiến định và quyền pháp định.
2.1.1.1. Quyền hiến định của người làm chứng – quy định trong Hiến pháp Việt Nam.
Xuất phát nguyên tắc có tính chất hiến định. “Ở Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”12
. Phần lớn các quyền của người làm chứng quy định tại Điều 55 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 được cụ thể hóa từ các quyền hiến định của công dân quy định trong đạo luật cơ bản của Nhà nước ta đó là Hiến pháp như sau:
- Điểm a khoản 3 Điều 55 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định các quyền của người làm chứng yêu cầu cơ quan triệu tập họ khi tham gia tố tụng bảo vệ về “tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền lợi ích hợp pháp khác của người làm chứng”. Đây là sự cụ thể hóa một số quyền cơ bản của công dân
12
thuộc nhóm quyền dân sự và kinh tế như Hiến pháp 1992 đã khẳng định: “Quyền
được pháp luật bảo hộ về tính mạng, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm”13. “ Quyền được pháp luật bảo hộ về quyền sở hữu đối với tài sản, thu nhập
hợp pháp”14. Điểm a khoản 3 Điều 55 còn là sự cụ thể hóa một trong những nguyến tắc cơ bản của hoạt động tố tụng hình sự, đó là: Nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân quy định như sau: “Người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác cũng như người
thân thích của họ mà bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị xâm hại về danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật”15. Việc xác định rõ quyền của người làm chứng được yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng sức khỏe danh sự nhân phẩm tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng và cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật là một đòi hỏi khách quan, thể hiện thái độ, trách nhiệm của Nhà nước đối với nhân dân có thể tin tưởng và an tâm tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đây còn là sự đánh dấu lần đầu tiên trong hoạt động tố tụng hình sự vấn đề quyền nhân chứng được quy định trong luật, đó còn là dấu hiệu thể hiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đang xích gần với thông lệ quốc tế trong lĩnh vực này.
- Điểm b khoản 3 Điều 55 Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành quy định về quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng, là sự cụ thể hóa một trong những quyền hiến định của công dân thuộc nhóm quyền về chính trị quy định: “Quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về
những việc trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất kì cá nhân nào”16. Đồng thời theo quy định của Hiến pháp nước ta thì: “Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy
định”17 .
13
Điều 71 Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
14
Điều 58 Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
15
Điều 7 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003
16
Điều 74 Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
17
Như vậy, việc pháp luật thừa nhận quyền của người làm chứng theo điểm a, b khoản 3 Điều 55 Bộ luật Tố tụng hình sự là việc cụ thể hóa các quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp quy định. Đây là những quyền bất khả xâm phạm về nhân thân, về tài sản và cả về chính trị mà Hiến pháp đã ghi nhận. Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, pháp luật nước ta ban hành ra để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân vì vậy việc thừa nhận quyền của người làm chứng ở các điểm này là việc thừa nhận quyền công dân của họ hay nói khác hơn đây là những quyền cơ bản của công dân mà họ phải có được khi tham gia tố tụng.
2.1.1.2. Quyền luật định cho người làm chứng - quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự sự
Ngoài việc cụ thể hóa các quyền cơ bản của công dân, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 còn quy định thêm quyền của người làm chứng như: “Được cơ quan triệu tập
thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật”18. Quy định này được coi như là một đặc quyền của người làm chứng mà những người tham gia tố tụng với tư cách hỗ trợ cho hoạt động tố tụng hình sự khác không có như: người giám định, người phiên dịch…Vì trong Bộ luật Tố tụng hình sự 1988 không có quy định về đảm bảo quyền của người làm chứng trong tố tụng hình sự nên không thể so sánh đánh giá về quy định của pháp luật hiện hành. Việc bổ sung các quy định về quyền của người làm chứng trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 là cơ sở để tiếp tục hoàn thiện chế định người làm chứng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Những sửa đổi bổ sung tiến bộ về đảm bảo quyền của người làm chứng trong tố tụng hình sự là dấu hiệu thể hiện pháp luật tố tụng hình sự hiện hành đã quan tâm đến quyền con người theo nghĩa rộng cụ thể là đã đảm bảo một số quyền Hiến định và Luật định cho người làm chứng – một chủ thể tham gia tố tụng, tuy có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc góp phần giúp cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh tội phạm nhưng lại không được pháp luật tố tụng hình sự trước đây cho hưởng bất kì quyền lợi nào. Tuy nhiên, thực thi các quyền này vào thực tế lại là chuyện đáng quan tâm và xem xét, có thực sự là đáp ứng được yêu cầu xã hội như mục tiêu đã đề ra hay còn những hạn chế nhất định. Đó là vấn đề lớn cần giải quyết.
2.1.2. Thực trạng bảo vệ quyền của ngƣời làm chứng
18
Hoạt động tố tụng hình sự là quá trình chứng minh sự việc phạm tội và người phạm tội do các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trực tiếp tiến hành. Hoạt động tố tụng bao gồm nhiều giai đoạn như: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Mỗi giai đoạn có một vai trò riêng và chúng đi liền nhau như một mắc xích không thể thiếu. Với sự tham gia của nhiều chủ thể tố tụng như: người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân. Vì hoạt động tố tụng là hoạt động mang tính chất đặc thù bởi quyết định đến sinh mạng chính trị của con người, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền cơ bản của con người, đến các quyền công dân. Do đó một trong những mục tiêu quan trọng của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 là bổ sung, sửa đổi những quy định nhằm đảm bảo tôn trọng và thực hiện quyền tự do, dân chủ của công dân trong hoạt động tố tụng hình sự. Qua thực tiển áp dụng Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 từ khi có hiệu lực (ngày 01 tháng 7 năm 2004) đến nay, tuy thời gian chưa nhiều nhưng cũng đã thấy nhiều sự bất cập, chưa đáp ứng được nhiệm vụ cải cách tư pháp đề ra, và việc tôn trọng, đảm bảo các quyền con người trong tố tụng hình sự trong đó có quyền người làm chứng vẫn cò nhiều hạn chế. Một số nội dung tiến bộ so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 không được áp dụng trên thực tế. Việc đảm bảo của nhà nước cho người làm chứng thực hiện các quyền cũng không đạt được hiệu quả như mục đích mà luật tố tụng hình sự đã đặt ra. Qua thực tiễn áp dụng ta thấy một số mặt hạn chế về quyền và đảm bảo thực hiện quyền của người làm chứng như sau:
2.1.2.1. Quyền tranh tụng dân chủ trong tố tụng hình sự của người làm chứng chưa thật sự đảm bảo. thật sự đảm bảo.
Có sự khác biệt trong việc quy định về quyền và bảo đảm quyền của người làm chứng so với những người tham gia tố tụng khác. Bộ luật Tố tụng hình sự tuy có bổ sung một số nguyên tắc mới nhằm bảo đảm hơn nữa quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong đó có nhiều nguyên tắc được cụ thể hóa các quyền hiến định của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992- đạo luật cơ bản của Nhà nước ta thừa nhận quyền của công dân trên tất cả các lĩnh vực về chính trị, về dân sự và cả về kinh tế. Nhưng lại không cụ thể hóa những nguyên tắc này thành quy định riêng về quyền và bảo đảm quyền của người làm chứng. So với các quyền cơ bản mà công dân được hưởng theo quy định của Hiến pháp và được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự thì chỉ là một lượng nhỏ được áp dụng cho người làm chứng như: Quyền bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, tài sản công dân; Quyền
khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật. Nhưng còn nhiều quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận nhưng Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 không cụ thể hóa để áp dụng cho người làm chứng như: Quyền bình đẳng trước pháp luật; Quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật; Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín…So với các quyền của các chủ thể khác trong tố tụng hình sự được quy định trong Bộ luật thì ta nhận thấy rằng có sự bất bình đẳng giữa người làm chứng với người tham gia tố tụng khác như: người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Xét trong quy định của luật về quyền của những người tham gia tố tụng mà người làm chứng không được hưởng như:
- Quyền được mời người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình tố tụng. So sánh với những người tham gia tố tụng khác như người bị hại (Điều 51), nguyên đơn dân sự (Điều 52), Bị đơn dân sự (Điều 53) đều có quyền được mời người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Riêng theo Điều 55 người làm chứng thì không có quyền này.
- Quyền được đề nghị trưng cầu giám định để xác định mức độ hạn chế về tâm thần và thể chất của mình.
- Quyền được mời những người giúp đỡ đối với những người làm chứng hạn chế về thể chất (như câm, điếc).
- Quyền được mời và thay đổi người giám hộ cho mình (đối với người làm chứng chưa thành niên).
- Quyền đề nghị mời người phiên dịch cho mình (trong trường hợp tiếng mẹ đẻ của người làm chứng không phải là tiếng Việt).
- Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng. Một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động tố tụng hình sự là phải đảm bảo sự vô tư, khách quan của những người tiến hành tố tụng. Chính vì vậy, Bộ luật Tố tụng hình sự không quy định về những trường hợp phải thay đổi người tiến hành tố tụng nhưng theo quy định tại