Bộ luật Tố tụng hình sự không có quy định bảo đảm quyền của người làm chứng

Một phần của tài liệu quyền và nghĩa vụ người làm chứng trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 34)

chứng trong hoạt động tố tụng hình sự.

Rõ ràng quyền của người làm chứng được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 là rất khiêm tốn, tuy nhiên không phải tất cả các quyền này được thực hiện trên thực tế. Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 có những quy định rất tiến bộ phù hợp với các nguyên tắc quốc tế về bảo đảm quyền con người nhưng những quy định này ít khả thi trong thực tiễn, thể hiện:

- Về quy định bảo đảm quyền được bảo đảm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác. Pháp luật tố tụng hình sự quy định nếu người làm chứng bị đe dọa đến tính mạng thì sẽ được Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ. Tuy nhiên quy định tiến bộ này chưa được thực hiện đầy đủ và hiệu quả trên thực tế. Trong các vụ án hình sự lớn mà bị cáo là những tội phạm nguy hiểm cho xã hội, trong quá trình tố tụng những nhân chứng và người thân của họ cũng được áp dụng biện pháp bảo vệ như: cử người đi theo họ hoặc trong quá trình xét xử thì đi theo họ từ nhà đến Tòa án và đặt nghe điện thoại của họ và gia đình họ. Đây là biện pháp có hai tác dụng, vừa là biện pháp bảo vệ nhân chứng, vừa là biện pháp nghiệp vụ của cơ quan tiến hành tố tụng để tránh việc thông cung. Như vậy: trong một số trường hợp thì việc áp dụng biện pháp bảo vệ nhân chứng cũng chưa hẳn là đảm bảo quyền bảo hộ tính mạng sức khỏe cho họ. Quy định của luật hiện hành cũng chưa thật sự là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ nhân chứng bởi vì luật chỉ bảo vệ nhân chứng trong quá trình tố tụng. Điều này có nghĩa là sau khi Tòa án cấp Phúc thẩm tuyên án thì coi như nhân chứng không được đặt dưới sự bảo vệ nữa và nhiều trường hợp họ đã bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe vì họ đã ra làm chứng. Đây là lý do cho việc vắng mặt của nhân chứng trong các vụ án hình sự.

- Quy định cả người thân thích của người làm chứng mà bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản: Điểm hết sức tiến bộ trong vấn đề bảo vệ nhân chứng quy định trong Bộ luật Tố tụng 2003 là việc bảo vệ cả người thân thích của người làm chứng, trong trường hợp họ “bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị xâm hại danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật”23

. Nhưng quy định này không được đi vào cuộc sống như mục tiêu của những người làm luật mong muốn bởi vì Bộ luật Tố tụng hình sự tuy đã ghi nhận vấn đề này nhưng mới chỉ dừng lại ở tính nguyên tắc mà chưa có cơ chế đảm bảo thực thi trong đời sống xã hội. Nguyên nhân có thể thấy rõ là chính từ quy định của luật không đảm bảo tính thực thi để thực hiện cụ thể là luật không quy định “người thân thích” của người làm chứng là những người nào và luật không quy định cụ thể về “những biện pháp cần thiết” để bảo vệ họ. Chính vì vậy mà quy định này chỉ là hình thức không có tác dụng động viên, khuyến khích, bảo đảm cho người làm chứng khai báo trung thực về tất cả những gì mà họ biết để giúp cơ quan tiến hành tố tụng nhanh chống giải quyết vụ án đúng sự thật.

- Về quyền khiếu nại của người làm chứng – một trong số những quy định tiến bộ trong Bộ luật Tố tụng cũng không được áp dụng: Bộ luật Tố tụng hình sự dành trọn một chương (Chương XXXV) để quy định về khiếu nại tố cáo trong tố tụng hình sự thể hiện rõ mục tiêu và trách nhiệm đảm bảo thực hiện dân chủ trong hoạt động tố tụng hình sự. Tuy các quy định này đã có hướng dẫn thi hành bằng Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-VKSNDTC-TATC-BCA-BTP ngày 10/8/2005 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 về khiếu nại, tố cáo. Nhưng không có quy định cụ thể liên quan đến quyền khiếu nại của người làm chứng mà chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn về thẩm quyền, trình tự, thủ tục.

- Về đảm bảo quyền tham gia tranh tụng của người làm chứng: thể hiện ở quy định bất cập là phiên tòa vẫn có thể tiến hành khi không có người làm chứng tham gia. Trong thực tế có nhiều trường hợp người làm chứng không tham gia phiên tòa vì nhiều lý do nhưng vì đơn giãn là do người làm chứng không muốn tham gia phiên tòa với lý do, e ngại. Tuy pháp luật quy định cho Hội đồng xét xử quyền được

23

quyết định hoãn phiên tòa khi thiếu người làm chứng hay vẫn tiếp tục tiến hành xét xử (Điều 192- Bộ luật Tố tụng hình sự 2003) nhưng điều luật này lại không quy định trường hợp nào thì phải hoãn trường hợp nào thì vẫn tiếp tục xét xử với sự vắng mặt của người làm chứng. Chính quy định mang tính chất chung chung này đã dẫn đến sự tùy tiện quyết định tiến hành xét xử mà không cần có người làm chứng tham gia. Xét trong những trường hợp chỉ có một người làm chứng duy nhất thì việc luật chỉ quy định như vậy làm cho điều luật trở nên hình thức và vô hình chung đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc rất quan trọng trong luật tố tụng hình sự đó là: Tòa án phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe ý kiến của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ, người làm chứng, người giám định, xem xét vật chứng, nghe ý kiến của Viện kiểm sát, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Bản án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa (khoản 1 Điều 184). Theo quy định trên ta thấy rằng các biên bản tố tụng có sự tham gia của người làm chứng như: biên bản lấy lời khai, biên bản đối chất, biên bản thực nghiệm điều tra mà thiếu người làm chứng tại phiên tòa thì sẽ không thể làm căn cứ để xác định có hay không có tội được. Vì vậy nên chăng quy định cụ thể việc đảm bảo quyền của người làm chứng có như thế mới tạo được sự yên tâm khai báo cho họ đồng thời cũng là giải pháp hữu hiệu thực hiện đúng nguyên tắc tranh tụng dân chủ như Nghị quyết 08/TW của Bộ Chính trị đề ra.

- Thiếu cơ chế đảm bảo quyền của người làm chứng quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự: Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định về quyền của người làm chứng khi họ tham gia hoạt động tố tụng. Đây là nét tiến bộ rõ nét về tư duy lập pháp. Tuy nhiên luật lại không quy định cơ chế đảm bảo quyền của họ. Đồng thời luật cũng không quy định chế tài mà những người tiến hành tố tụng khi không đảm bảo quyền của người làm chứng. Như vậy, luật thừa nhận người làm chứng những quyền (khoản 3 Điều 55) khi họ tham gia hoạt động tố tụng nhằm mục đích đảm bảo quyền công dân của họ đồng thời góp phần khuyến khích người làm chứng tham gia đấu tranh chống tội phạm. Nhưng luật lại không quy định cơ chế đảm bảo quyền của người làm chứng, làm cho những quyền này được quy định như một hình thức chứ không được bảo đảm áp dụng và vô hình chung hình thành nên

cảm giác lo sợ, e ngại của họ khi tham gia tố tụng dẫn đến ý định của các nhà làm luật và tinh thần của Bộ luật không được thực hiện trên thực tế.

2.1.2.3. Một số quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự không được thực hiện một cách triệt để đảm bảo quyền và lợi ích của người làm chứng khi tham gia tố tụng.

Về trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng giải thích quyền và nghĩa vụ của người làm chứng khi tham gia tố tụng. Tuy Bộ luật Tố tụng hình sự có quy định: “Cơ quan, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích và đảm bảo thực hiện

quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này”24, nhưng trong thực tiễn ít khi người làm chứng được biết về những quyền này để yêu cầu được thực hiện. Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau nhưng nguyên nhân chủ yếu là từ phía người tiến hành tố tụng đã không thực hiện hết trách nhiệm giải thích cho người làm chứng biết những quyền mà họ có được khi tham gia tố tụng. Theo định nghĩa của Từ điển luật học thì thuật ngữ: “giải thích pháp luật” là nhằm mục đích làm rõ, phân tích tinh thần, nội dung của điều luật, thậm chí giải nghĩa thuật ngữ cho đúng trong văn bản pháp luật, nếu thấy cần thiết, để đảm bảo cho người làm chứng hiểu đúng, hiểu một cách thống nhất quy định của luật về quyền và nghĩa vụ của mình để từ đó họ thực hiện cho đúng. Nhưng trên thực tế thì ít khi người làm chứng được người có trách nhiệm giải thích một cách cặn kẻ thấu đáo mà thường là người làm chứng chỉ được thông báo về quyền và nghĩa vụ thông qua việc đọc của người có thẩm quyền. Nhiều trường hợp thì người làm chứng chỉ được khuyến cáo về trách nhiệm hình sự nếu người làm chứng cố tình không chịu khai báo, hoặc khai báo gian dối, không đúng sự thật còn về quyền thì không hề được đề cập đến. Điển hình như vụ án tại huyện Thạch Thất: Chủ tọa hỏi nhân chứng “Ông có cần Tòa phổ biến quyền và nghĩa vụ không?” thì nhân chứng đáp “Tôi không cần” mà vị đại diện Viện kiểm sát cũng không hề có ý kiến gì25. Hiện tượng này chỉ là minh chứng nhỏ cho một thực trạng là quyền của người làm chứng quy định trong luật còn ở hình thức chưa được thực thi trên thực tế. Đó cũng là một nguyên nhân giải thích giá trị chứng cứ của lời khai người làm chứng trong nhiều trường hợp không cao. Do họ không biết họ hưởng được quyền và nghĩa vụ gì nên lời khai họ không quan tâm, một khi tính khách quan trong lời khai của nhân chứng không có thì không thể là chứng cứ gỡ hay buộc tội được.

24 Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 25 http://luathinhsu.wordpress.com/2010/10/07/bao-dam-quyen-cua-nguoi-lam-chung-trong- bltths/

Về việc dẫn giải người làm chứng: Pháp luật quy định: “Trong trường hợp người

làm chứng đã được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát triệu tập nhưng cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố thì cơ quan đã triệu tập người làm chứng có thể ra quyết định dẫn giải”26. Trình tự thủ tục dẫn giải người làm chứng được thực hiện theo khoản 2, 3, 4 Điều 134 Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành. Nhưng trong thực tế cho thấy việc thực hiện chế độ dẫn giải ít xảy ra, có nhiều vụ án quan trọng cần có mặt của người làm chứng để làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án như: vụ án Năm Cam ở thành phố Hồ Chí Minh, vụ án Khánh Trắng ở Hà Nội các nhân chứng quan trọng đều vắng mặt mà cũng không bị dẫn giải27

. Xét trong trường hợp nào đó thì sự vắng mặt của người làm chứng không phải là cố tình gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng mà do nguyên nhân pháp luật chưa thật sự đảm bảo quyền cho họ nên họ sơ bị trả thù và đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của chính họ và người thân của họ. Đây cũng lý giải được một phần vì sao những quy định tiến bộ của luật lại không được thực thi trong thực tế.

Bên cạnh những thực trạng bảo vệ quyền người làm chứng đã phân tích trên, Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành còn quy định chung chung về một số quyền của người làm chứng không đảm bảo tính khả thi như sau: Theo quy định tại khoản 5 Điều 211 “Trong trường hợp cần thiết phải đảm bảo an toàn cho người làm chứng và những người thân thích của họ, Hội đồng xét xử phải quyết định thực hiện biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật”. Quy định này rõ ràng chưa cụ thể mang tính hình thức chung chung như: “trường hợp cần thiết” là trường hợp nào, và “thực hiện biện pháp bảo vệ” là biện pháp gì, bảo vệ như thế nào. Hiện nay cũng chưa có văn bản hướng dẫn nào đề cập đến vấn đề này cũng như chưa có quy định cụ thể về chương trình, kế hoạch bảo vệ nhân chứng khi họ tham gia hoạt động tố tụng. Điều 135 khoản 5 quy định “Khi lấy lời khai người làm chứng dưới 16 tuổi phải mời cha mẹ hoặc đại diện hợp pháp khác hoặc thầy giáo, cô giáo của người đó tham dự”. Đây là quy định nhằm bảo vệ quyền của người làm chứng chưa thành niên nhưng xét trong trường hợp người làm chứng là trẻ em lang thang, cơ nhỡ thì ai là người đại diện để đảm bảo quyền cho họ trong trường hợp này luật không đề cập đến. Cũng trong Điều 135 khoản 2 có quy định: “Các cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm tạo điều kiện cho người làm chứng thực hiện nghĩa vụ”. Nhưng quy định này cũng mang

26

Khoản 1 Điều 134 – Bộ luật Tố tụng hình sự 2003

27

http://luathinhsu.wordpress.com/2010/10/07/bao-dam-quyen-cua-nguoi-lam-chung-trong- bltths/

bất cập không thể thực hiện vì trong luật chuyên ngành không quy định quyền của người lao động phải bỏ công việc để thực hiện nghĩa vụ làm chứng trong một vụ án hình sự. Trong Bộ luật Lao động hiện hành chỉ quy định nghỉ hưởng nguyên lương là nghỉ phép, nghỉ thai sản,… hoàn toàn không quy định nghỉ do làm chứng, điều này dẫn đến nếu như họ thực hiện nghĩa vụ làm chứng thì quyền của họ không được đảm bảo. Khoản 3 Điều 55 quy định người làm chứng: “Được thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật”. Đây là quy định nhằm khuyến khích tham gia hoạt động tố tụng của người làm chứng đồng thời cũng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Nhưng quy định chưa cụ thể “những chi phí khác theo quy định pháp luật” là chi phí nào, người làm chứng bỏ công việc đi làm chứng thì có được tính vào thời gian làm việc theo luật lao động không, đây là vấn đề cần quan tâm. Trong thực tế có việc thanh toán chi phí chủ yếu đi lại, ăn ở, lưu trú. Các chi phí khác thì không thanh toán dù là luật quy định là “Theo quy định của pháp luật” bởi cũng không có văn bản quy định cụ thể chi phí nào phải thanh toán và thanh toán như thế nào. Đây là vấn đề chưa thực sự khuyến khích người làm chứng tham gia trong đấu tranh chống tội phạm, bởi vì xét trong phạm vi này, người làm chứng tham gia hoạt động tố tụng thì quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được thực hiện như: Tiền lương trong thời gian đi làm chứng, thu nhập bị mất,…

Một phần của tài liệu quyền và nghĩa vụ người làm chứng trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 34)