Thực trạng bảo vệ quyền của ngƣời làm chứng

Một phần của tài liệu quyền và nghĩa vụ người làm chứng trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 29 - 30)

18

Hoạt động tố tụng hình sự là quá trình chứng minh sự việc phạm tội và người phạm tội do các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trực tiếp tiến hành. Hoạt động tố tụng bao gồm nhiều giai đoạn như: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Mỗi giai đoạn có một vai trò riêng và chúng đi liền nhau như một mắc xích không thể thiếu. Với sự tham gia của nhiều chủ thể tố tụng như: người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân. Vì hoạt động tố tụng là hoạt động mang tính chất đặc thù bởi quyết định đến sinh mạng chính trị của con người, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền cơ bản của con người, đến các quyền công dân. Do đó một trong những mục tiêu quan trọng của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 là bổ sung, sửa đổi những quy định nhằm đảm bảo tôn trọng và thực hiện quyền tự do, dân chủ của công dân trong hoạt động tố tụng hình sự. Qua thực tiển áp dụng Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 từ khi có hiệu lực (ngày 01 tháng 7 năm 2004) đến nay, tuy thời gian chưa nhiều nhưng cũng đã thấy nhiều sự bất cập, chưa đáp ứng được nhiệm vụ cải cách tư pháp đề ra, và việc tôn trọng, đảm bảo các quyền con người trong tố tụng hình sự trong đó có quyền người làm chứng vẫn cò nhiều hạn chế. Một số nội dung tiến bộ so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 không được áp dụng trên thực tế. Việc đảm bảo của nhà nước cho người làm chứng thực hiện các quyền cũng không đạt được hiệu quả như mục đích mà luật tố tụng hình sự đã đặt ra. Qua thực tiễn áp dụng ta thấy một số mặt hạn chế về quyền và đảm bảo thực hiện quyền của người làm chứng như sau:

Một phần của tài liệu quyền và nghĩa vụ người làm chứng trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 29 - 30)