Giải pháp hoàn thiện trước mắt

Một phần của tài liệu quyền và nghĩa vụ người làm chứng trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 64 - 65)

a) Lấy xuất phát điểm của việc bảo vệ quyền người làm chứng trong tố tụng hình sự dựa trên nguyên tắc đã thừa nhận về mặt quốc tế như quyền sống, quyền được hưởng tự do và an ninh cá nhân, quyền bình đẳng trước pháp luật và mở rộng hơn nữa quyền của người làm chứng trên cơ sở hiến định như:

- Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân; đảm bảo quyền bình đẳng của mọi người trước pháp luật; bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân; đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về chổ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, đảm bảo quyền bào chữa, quyền tố cáo đối với hành vi trái pháp luật.

- Bảo đảm quyền con người nói chung và quyền của người làm chứng trong tố tụng hình sự nói riêng là nhiệm vụ chung của cả hệ thống pháp luật nước ta.

b) Việc bổ sung những quy định về bảo đảm quyền con người trong đó quyền của người làm chứng trong Bộ luật tố tụng hình sự phải tuân thủ các mục tiêu sau:

- Phản ánh được nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đảm bảo đúng mục tiêu coi con người và lợi ích của con người luôn là trọng tâm của mọi chính sách và pháp luật. - Trong tố tụng hình sự phải coi trọng và xác định đúng vị trí của người làm chứng

là trung tâm, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo và mở rộng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực.

- Tiếp tục hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự: Cụ thể hóa các quyền hiến định của công dân quy định trong Hiến pháp năm 1992. Ngoài ra Bộ luật cần

bổ sung một số quyền của người làm chứng tạo ra sự cân đối quyền và nghĩa vụ cho phù hợp với bối cảnh hiện nay, bối cảnh Cải cách Tư pháp.

c) Nguyên tắc bảo đảm quyền của người làm chứng trong tố tụng hình sự:

- Phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau giữa các chủ thể của tố tụng hình sự bao gồm người tham gia tố tụng và những người tiến hành tố tụng tham gia vào trong quá trình tranh luận dân chủ để Tòa án ra phán quyết đúng tội đảm bảo nguyên tắc “không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội”.

- Việc bảo đảm quyền của người làm chứng theo hướng gắn chặt quyền và nghĩa vụ cơ bản của họ mà pháp luật quy định, đề cao mối quan hệ giữa nhà nước và người làm chứng với tư cách công dân: Nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm và mở rộng các quyền tự do cá nhân trong tố tụng hình sự của họ và ngược lại họ cũng có nghĩa vụ thực hiện đúng quy định của pháp luật phát huy quyền làm chủ, tự giác tham gia vào tranh tụng dân chủ để góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan, để tòa án ra bản án công minh đúng pháp luật.

d) Cần có cơ chế bảo đảm các quyền của người làm chứng theo hướng nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng phải bằng mọi biện pháp đảm bảo cho người làm chứng thực hiện các quyền luật định của mình một cách có hiệu quả.

e) Việc bảo đảm quyền của người làm chứng được Nhà nước bảo đảm pháp lý bằng việc nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhằm đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng, góp phần chống oan sai trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.

f) Việc bảo đảm quyền của người làm chứng bằng cách quy định trong hiến pháp, trong Bộ luật Tố tụng hình sự, trong các luật chuyên ngành liên quan đến tố tụng hình sự.

g) Tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật - đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật giải thích và giáo dục pháp luật các quy định hiến pháp và pháp luật tố tụng hình sự về quyền con người nói chung và quyền người làm chứng trong tố tụng hình sự để mọi người nhận thức đúng đắn đầy đủ giá trị vai trò góp phần làm sáng tỏ sự thật vụ án của người làm chứng.

h) Vấn đề hợp tác quốc tế: Cần nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc các kinh nghiệm của các nước đối với việc bảo đảm quyền của người làm chứng, để kịp thời sửa đổi bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự cho phù hợp với tình hình mới.

Một phần của tài liệu quyền và nghĩa vụ người làm chứng trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 64 - 65)