Nguyên nhân khách quan dẫn đến hạn chế những quy định về ngƣời làm chứng

Một phần của tài liệu quyền và nghĩa vụ người làm chứng trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 49 - 51)

VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI LÀM CHỨNG

Từ việc nghiên cứu những quy định về quyền và nghĩa vụ của người làm chứng, áp dụng những quy định vào thực tiễn ta thấy những hạn chế nhất định. Nên chương này chủ yếu nghiên cứu nguyên nhân nào dẫn đến hạn chế rồi từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị ở gốc độ nghiên cứu mà qua đó có thể nâng cao được quyền và khuyến khích người làm chứng thực hiện nghĩa vụ, nhằm đưa pháp luật nước ta về người làm chứng tiến gần với các tư tưởng tiến bộ trên thế giới.

3.1. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HẠN CHẾ THỰC HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI LÀM CHỨNG CỦA NGƢỜI LÀM CHỨNG

Từ phân tích nghiên cứu các quy định về người làm chứng theo quy định của pháp luật hiện hành mà cụ thể là theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, những quy định tiến bộ đó khi áp dụng vào thực tiễn lại phát sinh hạn chế. Theo nhận định của tác giả thì những hạn chế đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng xét cho cùng chúng xuất phát từ hai nguyên nhân chính là: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan:

3.1.1. Nguyên nhân khách quan dẫn đến hạn chế những quy định về ngƣời làm chứng. chứng.

Xét một cách tổng thể các quy định về người làm chứng theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2003. Nguyên nhân khách quan dẫn đến hạn chế các quyền và nghĩa vụ người làm chứng như thực trạng hiện nay là từ quy định trong luật. Từ những hạn chế trong pháp luật nên dẫn đến hạn chế khi áp dụng, đây là quy luật tất yếu của xã hội, rõ ràng bản thân nó đã mang hạn chế nên khi áp dụng vào thực tiễn sẽ là hạn chế. Cụ thể một số điều hạn chế mà đó là nguyên nhân khách quan dẫn đến hạn chế người làm chứng hiện nay:

- Về xác định tư cách người làm chứng: Tại Điều 55 Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành quy định người làm chứng là “người nào biết được tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng”, rõ ràng đây là quy định mang tính chất khái niệm, để nói lên việc xác định tư cách chủ thể người làm chứng. Nhưng chúng chỉ mang tính chất chung chung không phân loại từng người, từng độ tuổi,

không có sự phân biệt giữa người bình thường và người bị hạn chế về thể chất, tàn tật, người nước ngoài, dân tọc thiểu số… Nếu không phân biệt thì sẽ không đảm bảo quyền cho họ khi tham gia tố tụng góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan vụ án và vô hình chung dẫn đến vi phạm quyền của họ được đảm bảo bởi luật khác (như luật về trẻ em, luật về người tàn tật). Rõ ràng với sự quy định chung chung về tư cách chủ thể người làm chứng sẽ làm hạn chế một số quyền cơ bản mà mỗi chủ thể khác nhau sẽ hưởng quyền khác nhau, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hạn chế việc tham gia tố tụng của người làm chứng. Xét về mặt khái niệm thì không thể phủ nhận việc xác định tư cách chủ thể làm chứng của pháp luật nước ta tương đồng với pháp luật của một số nước như Đức, Cộng hòa Montenegro41

, nhưng trong từng quy định có sự khác biệt giữa luật nước ta và pháp luật các nước trên thế giới, cụ thể trong quy định của pháp luật Đức họ quy định thêm chủ thể là giám định viên làm chứng (Điều85). Rõ ràng giám định viên làm chứng không phải là chuyên gia giám định mà họ là người thực tế quan sát sự việc nhưng có chuyên môn liên quan đến sự việc đó trên mức của một nhân chứng bình thường, giám định viên làm chứng được đối xử như các nhân chứng bình thường khác, cũng có những quyền và nghĩa vụ tương tự42. Đây là quy định tiến bộ trong việc xác định chủ thể làm chứng trong luật Đức so với pháp luật Việt Nam, hay nói khác hơn, quy định về chủ thể làm chứng của pháp luật nước ta còn hạn chế và là nguyên nhân dẫn đến hạn chế quyền và nghĩa vụ của họ trong hoạt động tố tụng hình sự.

- Bộ luật đã không quy định về biện pháp cụ thể để bảo đảm thực hiện quyền của người làm chứng. Đây chính là tình trạng làm ảnh hưởng đến quyền tự do, dân chủ của người làm chứng trong hoạt động tố tụng hình sự hiện nay.

- Không có quy định đồng bộ giữa các bộ luật khác (Bộ luật Lao động, Luật cán bộ công chức, Luật chống tham nhũng, Bộ luật dân sự, Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em,…)

- Không có chế độ khuyến khích vật chất và tinh thần đối với những người làm chứng, nhiều quy định trong luật chỉ mang tính hình thức.

- Không có chế tài phù hợp đối với sự không khai báo từng trường hợp, chỉ có quy định về xử lý hình sự dẫn đến nghĩa vụ và chế tài họ chịu nặng hơn quyền lợi họ

41

Phân tích ở Chương I

42

được hưởng, nên quy định nhiều chế tài xử phạt hành chính rồi mới đến hình sự như thế mới giảm nhẹ áp lực và cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ cho họ.

- Không có cơ chế bảo vệ người làm chứng hữu hiệu, việc áp dụng các biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho người làm chứng chưa quy định thống nhất, áp dụng tùy tiện, không có cơ chế bảo vệ cho những người thân thích của họ. Việc bảo vệ quyền cho họ không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến việc họ tham gia tố tụng, vấn đề hiển nhiên, họ không được quyền thì sẽ không khuyến khích thực hiện nghĩa vụ, bên cạnh đó họ còn lo sợ, e ngại, và tất cả đều ảnh hưởng đến việc tham gia tố tụng của người làm chứng.

Tóm lại: Từ những hạn chế trong luật định là nguyên nhân khách quan dẫn đến hạn chế của người làm chứng hiện nay. Thiếu cơ chế trong từng quy định là nguyên nhân làm cho một số quy định tiến bộ của pháp luật không được thực thi, chỉ mang tính hình thức. Vấn đề đặt ra là cần đưa những quy định tiến bộ được thực thi trong thực tế, có như thế mới khuyên khích người làm chứng tham gia tố tụng và đưa pháp luật nước ta tiến gần với pháp luật thế giới và khu vực.

Một phần của tài liệu quyền và nghĩa vụ người làm chứng trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)