Quyền tranh tụng dân chủ trong tố tụng hình sự của người làm chứng chưa thật sự

Một phần của tài liệu quyền và nghĩa vụ người làm chứng trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 30 - 34)

thật sự đảm bảo.

Có sự khác biệt trong việc quy định về quyền và bảo đảm quyền của người làm chứng so với những người tham gia tố tụng khác. Bộ luật Tố tụng hình sự tuy có bổ sung một số nguyên tắc mới nhằm bảo đảm hơn nữa quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong đó có nhiều nguyên tắc được cụ thể hóa các quyền hiến định của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992- đạo luật cơ bản của Nhà nước ta thừa nhận quyền của công dân trên tất cả các lĩnh vực về chính trị, về dân sự và cả về kinh tế. Nhưng lại không cụ thể hóa những nguyên tắc này thành quy định riêng về quyền và bảo đảm quyền của người làm chứng. So với các quyền cơ bản mà công dân được hưởng theo quy định của Hiến pháp và được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự thì chỉ là một lượng nhỏ được áp dụng cho người làm chứng như: Quyền bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, tài sản công dân; Quyền

khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật. Nhưng còn nhiều quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận nhưng Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 không cụ thể hóa để áp dụng cho người làm chứng như: Quyền bình đẳng trước pháp luật; Quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật; Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín…So với các quyền của các chủ thể khác trong tố tụng hình sự được quy định trong Bộ luật thì ta nhận thấy rằng có sự bất bình đẳng giữa người làm chứng với người tham gia tố tụng khác như: người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Xét trong quy định của luật về quyền của những người tham gia tố tụng mà người làm chứng không được hưởng như:

- Quyền được mời người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình tố tụng. So sánh với những người tham gia tố tụng khác như người bị hại (Điều 51), nguyên đơn dân sự (Điều 52), Bị đơn dân sự (Điều 53) đều có quyền được mời người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Riêng theo Điều 55 người làm chứng thì không có quyền này.

- Quyền được đề nghị trưng cầu giám định để xác định mức độ hạn chế về tâm thần và thể chất của mình.

- Quyền được mời những người giúp đỡ đối với những người làm chứng hạn chế về thể chất (như câm, điếc).

- Quyền được mời và thay đổi người giám hộ cho mình (đối với người làm chứng chưa thành niên).

- Quyền đề nghị mời người phiên dịch cho mình (trong trường hợp tiếng mẹ đẻ của người làm chứng không phải là tiếng Việt).

- Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng. Một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động tố tụng hình sự là phải đảm bảo sự vô tư, khách quan của những người tiến hành tố tụng. Chính vì vậy, Bộ luật Tố tụng hình sự không quy định về những trường hợp phải thay đổi người tiến hành tố tụng nhưng theo quy định tại Điều 43 thì người làm chứng không có quyền này. Rõ ràng đây là nguyên tắc cơ bản để đảm bảo tố tụng được tiến hành một cách khách quan. Nhất là trong trường hợp có căn cứ rõ ràng người tiến hành tố tụng có thẩm quyền không khách quan trong việc lấy lời khai người làm chứng và không tuân thủ theo quy định của pháp luật nhằm buộc tội hay gỡ tội cho bị cáo. Mặt khác luật cũng không quy định quyền của người làm chứng được mời luật sư tham gia trong hoạt động làm chứng

do đó chỉ có người làm chứng mới biết được người tiến hành tố tụng có thật sự khách quan, vô tư trong khi lấy lời khai hay không. Vì vậy pháp luật không thừa nhận cho người làm chứng quyền này có thể dẫn đến việc thiếu khách quan trong tiến hành tố tụng, trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng chưa được đề cao và đảm bảo.

- Quyền được cấp bảo sao bản án, được cấp các văn bản tố tụng như biên bản kết luận giám định.

- Quyền được đối đáp, trình bày ý kiến tham gia tranh luận. Theo quy định hiện hành chỉ có những người sau được tham gia đối đáp: Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình; Kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến19

. Trong thực tiễn cho thấy các phiên tòa hình sự đông người làm chứng không có người nào được tham gia đối đáp trong khi họ có ý kiến khác nhau về một sự việc. Việc tham gia đối đáp của người làm chứng sẽ góp phần làm sáng tỏ lời khai nào là gần sự thật khách quan nhất. Bởi vì lời khai người làm chứng thường dễ bị lôi kéo, thay đổi và hiểu sai, như các chuyên gia thường gọi đây là chứng cứ mềm. Tuy vậy, trong tất cả các nguồn cứng cứ thì lời khai người làm chứng đáng kể nhất, có thể tăng tính buộc tội hoặc gỡ tội cho bị cáo hơn bất kì chứng cứ nào. Nếu lời khai người làm chứng không đúng sự thật dẫn đến sự kết tội cho bị cáo một cách bất công vì vậy trong trường hợp có nhiều người làm chứng đưa ra lời khai mâu thuẫn nhau thì việc cho họ tham gia đối đáp là cần thiết để làm sáng tỏ các tình tiết vụ án. Quyền đưa ra ý kiến tranh luận: Theo quy định hiện hành trong tranh tụng chỉ có những người sau đây được tham gia tranh tụng theo thứ tự sau: “Bị cáo trình bày lời bào chữa, nếu bị cáo có người

bào chữa thì người này bào chữa cho bị cáo. Bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ được trình bày ý kiến để bảo vệ quyền và lợi ích của mình; nếu có người bảo vệ quyền lợi cho họ thì người này có quyền trình bày và bổ sung ý kiến”20. Rõ ràng luật không thừa nhận người làm chứng có quyền này nhưng quy định này là cần thiết khi luật quy định quyền của mọi công dân đều có thể trở thành người làm chứng và sự tham gia

19

Điều 218 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003.

20

tranh tụng là một biện pháp để chứng minh họ đã khai báo trung thực với cơ quan chức năng mà không phải vì bất kỳ sự chi phối hay mưu cầu lợi ích cá nhân nào. Bởi nếu không họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về việc cố tình khai báo gian dối theo quy định tại Điều 307 Bộ luật Hình sự.

- Quyền được xem biên bản phiên tòa. Theo luật định chỉ những người sau đây được đọc Biên bản phiên tòa. Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự hoặc đại diện hợp pháp của những người đó được xem biên bản phiên tòa, có yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận21

. Trên thực tế nhiều bản án đã trích dẫn sai ý kiến của người làm chứng, điều này đôi khi trở thành bất lợi cho bị cáo nhưng người làm chứng không có quyền yêu cầu sửa đổi mà chủ yếu là do sự yêu cầu của luật sư bào chữa cho người bị hại. Rõ ràng đây cũng là quyền cơ bản của công dân mà người làm chứng không được luật thừa nhận.

- Quyền kháng cáo. Theo pháp luật hiện hành quy định những chủ thể có quyền kháng cáo như: “Bị cáo, người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ có quyền

kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm. Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Người bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mình bảo vệ. Người được Tòa tuyên bố là không có tội có quyền kháng cáo phần lý do bản án sơ thẩm đã tuyên là họ không có tội”22. Tóm lại hầu hết những người tham gia tố tụng khác đều có quyền này riêng người làm chứng không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ mặc dù họ hoàn toàn có quyền kháng cáo đối với phần nhận định lời khai làm chứng của họ.

21

Điều 200 khoản 4 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003

22

Rõ ràng người làm chứng không phải là người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, họ tham gia tố tụng hình sự với tư cách công dân đầy đủ cho nên việc thiếu những quy định nêu trên là sự vi phạm các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp 1992. Nên chăng việc bổ sung các quyền này cho người làm chứng, đây là điều cần thiết và hợp với nguyên tắc quốc tế: Mọi người đều có quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do mà quyền tự do cá nhận luôn luôn là nội dung cơ bản của quyền con người, quyền công dân.

Một phần của tài liệu quyền và nghĩa vụ người làm chứng trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)