Khai báo trung thực tất cả các tình tiết mình biết về vụ án:

Một phần của tài liệu quyền và nghĩa vụ người làm chứng trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 43 - 44)

Lời khai của người làm chứng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án, được xem như chứng cứ quan trọng của vụ án34. Vì vậy lời khai của người làm chứng phải trung thực khách quan, có như thế mới được xem là căn cứ gỡ hay buộc tội hay nói khác hơn “Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người

làm chứng trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao họ biết tình tiết đó”35. Có thể nói đây là nghĩa vụ bắt buộc người làm chứng phải tuân theo bởi lẽ vai trò của họ rất lớn trong việc làm sáng tỏ vụ án, nếu cố tình khai báo gian dối có thể gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử, thẩm chí còn dẫn đến oan sai và bỏ lọt tội phạm. Nên tại điểm b, khoản 4 Điều 55 quy định: “Người làm chứng từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự, khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 của Bộ luật hình sự”. Xét trong phạm vi quy định này ta thấy có hai nguyên nhân làm cho lời khai người làm chứng không trung thực, khách quan:

- Khai báo gian dối: có thể hiểu là khai báo không đúng sự thật, cung cấp thông tin sai nhằm làm mất đi sự thật khách quan của vụ án. Nếu rơi vào trường hợp này người làm chứng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội khai báo gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật theo Điều 307 Bộ luật hình sự hiện hành họ phải chịu mức hình phạt như sau: phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. Nếu phạm tội có tổ chức, gây hậu quả nghiêm trọng phạt tù từ một năm đến ba năm. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm hình sự với khung nặng nhất là từ ba năm đến bảy năm. Đồng thời người phạm tội còn có thể cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

- Từ chối hoặc trốn tránh khai báo: họ biết những tình tiết liên quan đến vụ án mà trốn tránh khai báo hoặc từ chối khai báo, gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án đồng thời cũng không thực hiện nghĩa vụ công dân của mình trong công cuộc đấu tranh chống tội phạm. Vì thế nếu không có lý do chính đáng họ chịu trách nhiệm về tội từ chối khai báo, theo quy định tại Điều 308 Bộ luật hình sự hiện hành quy định mức hình phạt họ phải chịu là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. Đồng thời người phạm tội còn có thể

34

Khoản 2 Điều 64 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003

35

cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Tuy nhiên luật vẫn thừa nhận một ngoại lệ là theo khoản 2 Điều 22 nhằm tôn trọng đạo đức xã hội cũng như thể hiện tính nhân đạo của pháp luật nước ta.

Tóm lại: Người làm chứng khi tham gia hoạt động tố tụng hình sự được hưởng những quyền, lợi ích cơ bản và phải thực hiện nghĩa vụ của mình để thông qua đó thể hiện vai trò của mình trong hoạt động tố tụng cũng như trong xã hội. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là sự tương xứng giữa quyền và nghĩa vụ của họ có đảm bảo, thực trạng họ thực hiện nghĩa vụ của mình thế nào, đây là vấn đề cần được quan tâm và xem xét để hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật về người làm chứng trong xã hội hiện nay và sắp tới.

Một phần của tài liệu quyền và nghĩa vụ người làm chứng trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)