Quyền hiến định của người làm chứng – quy định trong Hiến pháp Việt Nam

Một phần của tài liệu quyền và nghĩa vụ người làm chứng trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 27)

Xuất phát nguyên tắc có tính chất hiến định. “Ở Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”12

. Phần lớn các quyền của người làm chứng quy định tại Điều 55 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 được cụ thể hóa từ các quyền hiến định của công dân quy định trong đạo luật cơ bản của Nhà nước ta đó là Hiến pháp như sau:

- Điểm a khoản 3 Điều 55 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định các quyền của người làm chứng yêu cầu cơ quan triệu tập họ khi tham gia tố tụng bảo vệ về “tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền lợi ích hợp pháp khác của người làm chứng”. Đây là sự cụ thể hóa một số quyền cơ bản của công dân

12

thuộc nhóm quyền dân sự và kinh tế như Hiến pháp 1992 đã khẳng định: “Quyền

được pháp luật bảo hộ về tính mạng, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm”13. “ Quyền được pháp luật bảo hộ về quyền sở hữu đối với tài sản, thu nhập

hợp pháp”14. Điểm a khoản 3 Điều 55 còn là sự cụ thể hóa một trong những nguyến tắc cơ bản của hoạt động tố tụng hình sự, đó là: Nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân quy định như sau: “Người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác cũng như người

thân thích của họ mà bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị xâm hại về danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật”15. Việc xác định rõ quyền của người làm chứng được yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng sức khỏe danh sự nhân phẩm tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng và cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật là một đòi hỏi khách quan, thể hiện thái độ, trách nhiệm của Nhà nước đối với nhân dân có thể tin tưởng và an tâm tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đây còn là sự đánh dấu lần đầu tiên trong hoạt động tố tụng hình sự vấn đề quyền nhân chứng được quy định trong luật, đó còn là dấu hiệu thể hiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đang xích gần với thông lệ quốc tế trong lĩnh vực này.

- Điểm b khoản 3 Điều 55 Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành quy định về quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng, là sự cụ thể hóa một trong những quyền hiến định của công dân thuộc nhóm quyền về chính trị quy định: “Quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về

những việc trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất kì cá nhân nào”16. Đồng thời theo quy định của Hiến pháp nước ta thì: “Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy

định”17 .

13

Điều 71 Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992

14

Điều 58 Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992

15

Điều 7 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003

16

Điều 74 Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992

17

Như vậy, việc pháp luật thừa nhận quyền của người làm chứng theo điểm a, b khoản 3

Một phần của tài liệu quyền và nghĩa vụ người làm chứng trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)