Không có sự tương xứng giữa quyền và nghĩa vụ của người làm chứng theo quy định

Một phần của tài liệu quyền và nghĩa vụ người làm chứng trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 44)

theo quy định của pháp luật Tố tụng hình sự:

Như phân tích cho thấy, Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 với những tiến bộ lớn là đã thừa nhận một số quyền của người làm chứng nhằm khuyến khích họ tham gia tố tụng, tham gia đấu tranh chống tội phạm. Nhưng thực tế cho thấy không có sự tương xứng giữa

36

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử, PGS, TS Trần Đình Nhã – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội.

quyền và nghĩa vụ của người làm chứng. Có thể nhận xét rằng quyền của người làm chứng được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 là rất khiêm tốn. So với nghĩa vụ mà họ phải thực hiện thì dường như nghĩa vụ người làm chứng nhiều và nặng nề hơn rất nhiều so với quyền và lợi ích hợp pháp mà họ được hưởng mặc dù họ có vai trò rất quan trọng trong việc giúp làm sáng tỏ vụ án. Rõ ràng xét trong quy định ta thấy quyền ít hơn so với nghĩa vụ mà người làm chứng phải thực hiện hay nói khác hơn không có sự tương xứng giữa quyền và nghĩa vụ nên không khuyến khích người làm chứng tham gia tuyệt đối vào công cuộc đấu tranh chống tội phạm. Ngoài Điều 55 quy định một cách tương đối toàn diện về nghĩa vụ của họ trong hoạt động tố tụng hình sự, trong Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành còn có một loạt các điều luật khác nằm rải rác ở các chương quy định về các nghĩa vụ của người làm chứng trong từng giai đoạn tố tụng hình sự. Trong giai đoạn điều tra truy tố: Người làm chứng được cơ quan điều tra triệu tập để thực hiện các nghĩa vụ như: Khai báo về những tình tiết mình biết liên quan đến vụ án (Điều 55); Đối chất trong trường hợp có sự mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều người thì Điều tra viên tiến hành đối chất (nếu có người làm chứng hoặc người bị hại tham gia đối chất) Điều 138; Nhận dạng: Nếu người làm chứng hay người bị hại là người nhận dạng (Điều 139); Chứng kiến thực nghiệm điều tra (Điều 153). Trong giai đoạn này người làm chứng được đảm bảo quyền bảo vệ sự xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tài sản. Trong giai đoạn xét xử cả sơ thẩm và phúc thẩm người làm chứng được Tòa án triệu tập và có nghĩa vụ trả lời các câu hỏi của thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự để làm sáng tỏ các tình tiết vụ án (Điều 192, 211, 247). Rõ ràng hàng loạt nghĩa vụ họ phải thực hiện nhưng lại thiếu vắng các quy định về quyền mà họ phải được hưởng và điều này trái với nguyên tắc cơ bản của Tố tụng hình sự cụ thể như: nguyên tắc được đảm bảo dùng tiếng nói chữ viết, quyền được hưởng sự giúp đở pháp lý của luật sự, bởi vì theo quy định của Bộ luật thì người làm chứng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 307 và 308 Bộ luật Hình sự hiện hành do đó họ cũng cần được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu quyền và nghĩa vụ người làm chứng trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)