Các nhân chứng là những nền tảng của thành công hệ thống công lý hình sự. Hoạt động xét xử ở nhiều nước trong khoảng thời gian nữa cuối thế kỷ 20 đã gặp nhiều khó khăn, trở ngại lớn là sự tác động của thế giới tội phạm đối với người làm chứng. Các hình thức cưỡng bức người làm chứng không hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng thông qua việc trình bày lời khai gian dối, phản cung ngày càng tinh vi và tàn bạo hơn. Những năm 80, 90 của thế kỷ trước ở Hòa Kỳ rất phổ biến hiện tượng “băng nhóm đường phố” với thiên hướng bạo lực. Báo cáo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ J. Keeney lúc đó trước Hạ Viện đã thừa nhận “sự sợ hãi của những người có thể trở thành người làm chứng trong vụ án, lớn đến mức nó đã hạn chế đáng kể khả năng của các cơ quan bảo vệ pháp luật truy cứu trách nhiệm hình sự những kẻ tội phạm bạo lực. Biết về sự sợ hãi này cũng như biết về sự bất lực của cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc đảm bảo an toàn cho người làm chứng, đã làm cho những kẻ tội phạm càng thêm tin tưởng về khả năng không bị pháp luật trừng phạt và càng lộng hành hơn đến nỗi chúng thẳng tay trả thù với cả những người làm chứng gián tiếp”43
. Trong giai đoạn này vấn đề bảo vệ nhân chứng được xem như vấn đề toàn cầu, đòi hỏi pháp luật mỗi quốc gia phải thay đổi quan niệm lập pháp của mình trong đấu tranh chống tội phạm. Tiêu biểu một số quốc gia tiến bộ được Văn phòng Liên Hiệp quốc về Ma túy và Tội phạm (United Nations Office on Drugs and Crime) đề cập đến trong Chương trình bảo vệ nhân chứng trong tố tụng hình sự về tội phạm có tổ chức (Good Practices for the Protection of Witness in Criminal Proceedings involving organized crime) thông qua tại New York năm 2008 như sau: