Sơ lƣợc về hệ thống đội ngũ nhân viên trong hoạt động trợ giúp trẻ khuyết tật sống ở cộng đồng

Một phần của tài liệu Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật sống tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Tân An, Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Trang 78 - 80)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.1. Sơ lƣợc về hệ thống đội ngũ nhân viên trong hoạt động trợ giúp trẻ khuyết tật sống ở cộng đồng

tật sống ở cộng đồng

Xét trên khía cạnh chính sách và pháp luật thì việc trợ giúp trẻ khuyết tật có sự tham gia của rất nhiều cơ quan khác nhau, kết hợp với nhau để trẻ được chăm sóc một cách tốt nhất. Các dự án, chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đã được triển khai trong khuôn khổ chỉ đạo của Bộ y tế cũng như văn bản hướng dẫn của Tổ chức y tế thế giới nên việc trợ giúp trẻ khuyết tật cũng ít nhiều nhận được sự quan tâm của một số tổ chức xã hội, các cơ quan đoàn thể . Cụ thể như trong dự án kiểu mẫu phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại Việt Nam của tổ chức Handicap International (Bỉ), dự án đã huy động được sự tham gia của các tổ chức như y tế, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể như thanh niên, hội phụ nữ, Ủy ban mặt trận tổ quốc. Một điểm cần chú trong dự án là sự có mặt của các nhân viên với tên gọi là nhân viên cộng đồng. Nhân viên cộng đồng trên lý thuyết phải là người được đào tạo chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ, đối với dự án phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng thì nhiệm vụ của nhân viên cộng đồng là chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát trực tiếp quá trình phục hồi chức năng của trẻ, cũng như kịp thời phát hiện trẻ khuyết tật mới hay những biến đổi trong quá trình phục hồi để có hướng giải quyết phù hợp. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ nhân viên cộng đồng thực sự gần như không có, hay có nhưng không hoạt động do nhiều lý do chủ quan và khách quan, bởi nhân viên cộng đồng phải là người sống trong cộng đồng, gần gũi với cộng sống của trẻ khuyết tật, người sẽ hiểu được những khó khăn mà trẻ phải đối mặt trong cuộc sống, cũng như là người hiểu được các nguồn lực sẵn có ở địa phương để có thể tiến hành cách hoạt động trợ giúp có hiệu quả. Nhân viên cộng đồng đóng vai trò then chốt trong các dự án phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Cũng theo dự án kiểu mẫu phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại Việt Nam, thì nhân viên cộng đồng ngoài những người dân sống tại cộng đồng thì

còn có những thành phần khác (cán bộ trạm y tế, các công chức, viên chức công tác trong bộ máy hành chính nhà nước)

Cán bộ y tế xã cũng là một trong những thành phần của nhân viên cộng đồng, họ công tác trong trạm y tế của xã về chăm sóc sức khỏe ban đầu và vệ sinh phòng dịch, họ cũng là người có mối liên hệ với các cơ ở y tế khác ở tuyến cao hơn như tuyến huyện, tuyến tỉnh và trung tâm phục hồi chức năng.

Nhân viên xã hội tại cộng đồng chiếm số đông trong thảnh phần nhân viên cộng đồng, họ là những người công tác trong các cơ quan nhà nước, họ có thể là giáo viên, nhân sự trong hội chữ thập đỏ, Ủy ban bảo vệ chăm sóc trẻ em, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Mặt trận tổ quốc do chính đơn vị chỉ định tham gia, họ sẽ phải thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ như một công việc chính thức phải thực hiện. Đối với địa bàn nghiên cứu, cán bộ văn hóa xã hội của xã sẽ là người chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến chăm sóc bảo vệ trẻ em, trong đó bao gồm cả trẻ khuyết tật, dù phải thực hiện thêm trọng trách nhưng những cán bộ này sẽ không được tính thêm phí kiêm nhiệm, dẫn đến việc lơ là, không làm hết trách nhiệm, hậu quả là nhiều trẻ còn bị thiệt thòi. Nói một cách chính xác, việc trẻ khuyết tật ở cộng đồng có được hỗ trợ tiếp cận với các dịch vụ xã hội hay không phục thuộc rất nhiều vào thái độ, trách nhiệm của người cán bộ này, nhiệm vụ chính của của người cán bộ này hoạt động như một nhân viên xã hội ở cộng đồng, là người rà soát số lượng trẻ khuyết tật có ở địa bàn, từ đó có những hoạt động trợ giúp thích hợp.

Bất cứ một chương trình nào cũng cần phải có giám sát để có thể duy trì và hoạt động hiểu quả, cán bộ được phân công giám sát thường ở tuyến trên, nhưng người là cán bộ của trung tâm y tế huyện và cán bộ của phòng Lao động thương binh và xã hội của huyện, được chỉ định để thực hiện giám sát.

Giám sát tuyến tỉnh được chỉ định sẽ là người của trung tâm phục hồi chức năng của tỉnh bao gồm bác sỹ, các vật ý trị liệu viên, giáo viên chuyên biệt. Họ là những người có kiến thức chuyên môn về phục hồi chức năng và vật lí trị liệu.

Ở địa bàn nghiên cứu, chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộngvđồng đã được triển khai, nhưng chưa triệt để, chương trình mởi chỉ dừng lại ở việc sàng

lọc, tổng hợp danh sách chứ chưa có những hoạt động thiết thực, trực tiếp để giúp đỡ, hướng dẫn, giám sát quá trình phục hồi chức năng cho TKT ở cộng đồng. Bởi vậy cần phải có những thay đổi nhất định trong phương pháp cũng như việc sử dụng nguồn lực để chương trình mang lại hiệu quả tốt hơn, mang đến hi vọng phục hồi cho TKT sống tại cộng đồng.

Một phần của tài liệu Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật sống tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Tân An, Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)