Phân loại trẻ khuyết tật

Một phần của tài liệu Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật sống tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Tân An, Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Trang 38)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.4.3. Phân loại trẻ khuyết tật

Theo Luật người khuyết tật thì khuyết tật được chia làm các loại như sau  Khuyết tật vận động;

Là dạng khuyết tật ảnh hưởng đến khả năng vận động, di chuyển : Khó khăn trong việc ngồi, đi, đứng; Người bị yếu, liệt hoặc hạn chế vận động tay, chân, lưng, cổ; Người bị dị tật, bị biến dạng ở đầu, cổ, lưng hoặc tay, chân.

 Khuyết tật nghe, nói;

Những người khuyết tật thuộc nhóm này là những người yếu kém khả năng nghe nên cần phải có những dụng cụ trợ thính để giúp họ nghe được tiếng nói của người khác; vì không nghe được nên khả năng nói của họ cũng rất yếu kém.

Các biểu hiện như sau : Khó khăn khi nói hoặc không nói được, khó khăn khi nghe hoặc không nghe được, bị biến dạng ở vùng tai, mũi và miệng

 Khuyết tật nhìn;

Là những người rất yếu kém khả năng nhìn, dù đã đeo kính, khiến hạn chế hoạt động cần nhìn bằng mắt:khó khăn khi nhìn hoặc không nhìn thấy đồ vật trong nhà, khó khăn khi phân biệt màu sắc hoặc không phân biệt được các màu sắc, bị dị tật hoặc biến dạng ở vùng mắt.

 Khuyết tật thần kinh, tâm thần;

Là người suy yếu về cảm xúc, suy nhược tinh thần hoặc mắc bệnh tâm lý khiến cho những nhu cầu của cá nhân và những nhu cầu mang tính xã hội của họ bị

Thường ngồi một mình, chơi một mình, không bao giờ nói chuyện hoặc quan tâm đến bất kỳ ai.Có nhứng hành vi bất thường như kích động, cáu giận hoặc sợ hãi vô cơ hoặc có hành vi huỷ hoại bản thân như đập đầu, cắn tay chân của chính mình, bất ngờ dừng mọi hoạt động, mở mắt trừng trừng không chớp, co giật chân tay, môi, mặt hoặc bất thình lình ngã xuống, co giật, sùi bọt mép, gọi hỏi không biết.

 Khuyết tật trí tuệ;

Những người khuyết tật dạng này có sự suy yếu hay chậm phát triển trí não như những người bại não, động kinh, tự kỷ, và những rối loạn tương tự khác. Những người này thường gặp khó khăn trong việc nhận biết người thân trong gia đình hoặc khó khăn trong giao tiếp với những người xung quanh so với người cùng tuổi. Chậm chạp ngờ nghệch hoặc không thể làm được một việc đơn giản dù đã được hướng dẫn. Họ cũng khó khăn trong việc học tập(đọc, viết và làm toán) so với người cùng tuổi do chậm phát triển trí tuệ

 Khuyết tật khác.

Là những người bị giảm khả năng thực hiện các hoạt động trong học tập và lao động do tê bì hoặc mất cảm giác ở tay chân, mặc dù đã được điều trị liên tục 3 tháng; giảm khả năng thực hiện các hoạt động trong học tập và lao động do các nguyên nhân hô hấp hoặc do tim mạch hoặc do rồi loại đại, tiểu tiện dù đã liên tục điều trị 3 tháng; giảm khả năng thực hiện các hoạt động trong học tập và lao động do các nguyên nhân khác.

Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:

Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày

Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày

1.4.4.Nhu cầu của trẻ khuyết tật

Cũng như bao đứa trẻ khác trẻ khuyết tật cũng có đầy đủ các nhau cầu theo thang nhu cầu của Maslow.

Nhu cầu vật chất

Nhu cầu vật chất nghĩa là các nhu cầu cơ bản cần thiết cho sự sống, ăn, mặc, ở, đi lại. Tưởng chừng như những như cầu này luôn luôn được đáp ứng đầy đủ, tuy nhiên còn rất nhiều trẻ khuyết tật sống trong các gia đình nghèo đói, phải lo từng bữa ăn sống qua ngày, bữa đói bữa no nên sức khoẻ của trẻ vốn đã yếu ớt hơn bình thường lại càng không được đảm bảo. Bởi vậy cần có biện pháp hiệu quả hơn trong hoàn cảnh hiện tại để giúp trẻ và gia đình có cuộc sống ổn định hơn. Việc đáp ứng nhu cầu này là cần thiết vì nếu không đáp ứng nhu cầu đầu tiên và cơ bản này thì những nhu cầu tiếp theo không thể được đáp ứng, khi cha mẹ trẻ còn đang vật lộn với cuộc sống mưu sinh, lo từng bữa ăn thì sẽ không còn tâm trí, thời gian, sức lực để trị liệu cho trẻ.

Nhu cầu về an toàn, an ninh

Đối với trẻ khuyết tật thì có thể nói đây chính là nhu cầu về việc cần được chăm sóc sức khoẻ. Sức khoẻ vốn là vốn quý của mỗi con người, có sức khoẻ thì con người mới có thể thực hiện được nhiều vịêc khác nhau để học tập, tồn tại, hoà nhập xã hội. Một thực tế đáng buồn đối với trẻ khuyết tật đang sống cùng với gia đình tại cộng đồng đặc biệt là ở khu vực nông thôn miền núi, kiến thức của cha mẹ trẻ còn chế nên trẻ khuyết tật chưa được quan tâm đúng mức, trẻ buộc phải tự tồn tại và thích nghi với cuộc sống với những khiếm khuyết của mình trong khi nếu được trị liệu phục hồi thì trẻ đã có thể sống cuộc sống tốt hơn.

Nhu cầu về xã hội - Nhu cầu về học tập, vui chơi, giải trí, hoà nhập cộng đồng

Đã là con người thì đều phải sống trong một môi trường với đầy đủ các mối quan hệ, cùng với các tiêu chuẩn, chuẩn mực, và trẻ khuyết tật cũng không phải là ngoại lệ. Với trẻ em việc học tập và vui chơi là hai hoạt động chủ đạo trong lứa tuổi này để các em có thể hoàn thiện về mặt nhân cách, kiến thức, hành vi phù hợp. Các em rất cần được tạo điều kiện để hoà nhập để được vui chơi, giải trí, học tập, giao lưu và kết bạn với những trẻ khác, để trẻ không cảm thấy bị lẻ loi, cô độc. Khi được

hoà nhập, có thêm những người bạn mới trẻ được cảm thông, được động viên trẻ sẽ có thêm nghị lực và vươn lên trong cuộc sống.

Nhu cầu về sự tôn trọng.

Cảm giác được chấp nhận, được tin tưởng, được chia sẻ và được giúp đỡ hoà nhập sẽ giúp trẻ tự tin hơn vào bản thân, cảm thấy mình không bị loại ra ngoài xã hội, và trên hết trẻ cảm thấy mình có thêm nhiều lý do để tồn tại, không rơi vào chán nản, tự ti để rồi dẫn đến trầm cảm. Sự tôn trọng của người khác đối với trẻ khuyết tật chính là động lực để trẻ có thể thể hiện mình, phát triển khả năng của bản thân và sống cuộc sống bình thường.

Nhu cầu được thể hiện mình

Đây là mức độ cao nhất trong bậc thang nhu cầu, bởi để có được sự thừa nhận của ngưởi khác về khả năng của mình thì mọi người ai cũng phải cố gắng để phát huy hết khả năng của mình. Tuy nhiên trẻ phải được đáp ứng hết các nhu cầu ở trên thì trẻ khuyết tật mới có môi trường thuận lợi để bộc lộ năng lực bản thân. Khi chưa được đáp ứng những nhu cầu cơ bản thì nhu cầu về sau sẽ khó được thực hiện, vẫn có các trường hợp ngoại lệ nhưng không nhiều, bởi vậy tất cả mọi nguời trong xã hội cần làm tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được sống, học tập, phát triển…

Với những trẻ có khiếm khuyết về sức khoẻ thì thiết nghĩ việc chăm sóc sức khoẻ cần được đặt lên hàng đầu, bởi khi thân thể yếu ớt thì trẻ sẽ không có sức lực và tâm trí để thực hiện những vấn đề còn lại. Tuy nhiên việc trẻ có được chăm sóc, trị liệu phục hồi hay không lại không phụ thuộc vào trẻ mà lại là cha mẹ, những người trực tiếp chăm sóc hay hay những người chịu trách nhiệm đem lại cơ hội chữa trị cho trẻ. Bởi vậy để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho trẻ khuyết tật không thể chỉ tác động vào một đơn lẻ cá nhân hay bộ phận nào mà cần phải có sự hợp tác chặt chẽ của các bên liên quan từ gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật sống tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Tân An, Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)