CÁC BƯỚC THIẾT LẬP DỰ ÁN CBR – ( Theo kinh nghiệm của Handicap International)

Một phần của tài liệu Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật sống tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Tân An, Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Trang 131)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

CÁC BƯỚC THIẾT LẬP DỰ ÁN CBR – ( Theo kinh nghiệm của Handicap International)

( Theo kinh nghiệm của Handicap International) Bước chuẩn bị: thảo luận không chính thức, thăm dò

Thảo luận với UBND các cấp và trung tâm phục hồi chức năng cấp tỉnh hoặc tương đương nhằm mục đích tìm hiểu, giới thiệu khái niệm, chương trình CBR.

Bước 1: Hội thảo truyền thông tuyến tỉnh:

Mục tiêu của hội thảo truyền thông là việc chính thức giới thiệu, quan điểm và chương trình CBR cho cán bộ chính quyền tuyến tỉnh và huyện.

Cuộc hội thảo 1 ngày này được tổ chức tại tỉnh dao UBND tỉnh chủ trì với sự tham gia của Ban chủ nhiệm chương trình Phục hồi chức năng _ Bộ y tế. Thành phần đại biểu bao gồm :UBND tỉnh và huyện; Bệnh viên tỉnh và huyện; Sở y tế tỉnh và trung tâm y tế huyện; Lao động thương binh xã hội tỉnh và huyện; Giáo dục đào tạo tỉnh và huyện; Các ban ngành đoàn thể tỉnh và huyện ( Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, hội chữ thập đỏ, hội phụ nữ, đoàn thanh niên)

Sau cuộc hội thảo UBND huyện nào muốn thực hiện chương trình sẻ yêu cầu trung tâm tham vấn tỉnh giúp đỡ.

Bước 2: Đào tạo huấn luyện viên

Trung tâm tham vấn tuyến tỉnh xác định một bác sỹ và một vật lí trị liệu viên để trở thành cán bộ huấn luyện CBR chính, họ được tập huấn khóa đào tạo huấn luyện viên do Trường đại học Y dược TPHCM đảm trách. Khóa học gồm 8 phần, mỗi phần học khaonrg 1 tuần lễ được tổ chức cách nhau 2 tháng, trong tổng thời gian khoảng 1 năm rưỡi. Tất nhiên các bước trên có thể tiến hành song song.

Bước 3: Hội thảo truyền thông tuyến huyện

Cuộc hội thảo 1 ngày này diễn ra tại huyện, do UBND huyện chủ trì với sự có mặt của trung tâm tham vấn tuyến tỉnh. Thành phần tham gia bao gồm : UBND huyện và xã; Bệnh viện huyện; Trạm y tế xã; Trung tâm y tế huyện; Lao động thương binh xã hội huyện và xã; Giáo dục đào tạo huyện và xã; trường cấp 1 xã; Các ban ngành đoàn thể huyện và xã (Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, hội chữ thập đỏ, hội phụ nữ, đoàn thanh niên)

Sau cuộc hội thảo này là công tác tuyển chọn các giám sát viên tuyến huyện và các nhân viên cộng đồng đầu tiên.

Bước 4: Đào tạo chuyên biệt giám sát viên tuyến huyện

Nhóm 2 giám sát viên tuyến huyện(nhân viên y tế và các bộ xã hội) tập trung 1 tháng tại trung tâm tham vấn tỉnh để công tác cùng với đội ngũ tại đây. Họ được làm quen với các kỹ thuật phục hồi chức năng chuyên biệt và được tập huấn về công tác quản lý và theo dõi các hoạt động CBR.

Bước 5: Tập huấn căn bản

Khóa tập huấn căn bản diễn ra 10 ngày được thực hiện tại tuyến huyện do cán bộ chuyên môn của trung tâm phục hồi chức năng tỉnh đảm trách với sự hỗ trợ của cán bộ chuyên môn bên ngoài nếu cần. Họ được 2 giám giám viên tuyến huyện hỗ trợ tập huấn.

Thành phần tham dự khóa tập huấn bao gồm :

3 người thuộc tuyến huyện, họ là thành viên của các ban ngành đoàn thể của huyện (luôn luôn phải kể đến Ủy ban chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Họ không phải là nhân sự trực tiếp của chương trình nhưng họ là nguồn hỗ trợ từ bên ngoài cho mạng lưới CBR.

4 người thuộc mỗi xã (những nhân viên cộng đồng đầu tiên): 1 nhân viên y tế xã; 1 thành viên của ban chăm sóc và bảo vệ trẻ em, 2 thành viên của ban ngành đoàn thể.

Bước 6: Điều tra phát hiện các nhu cầu

Các nhân viên cộng đồng thu thập tất cả các số liệu về người khuyết tật có sẵn tại địa phương. Công tác thăm viếng nhà bắt đầu do các đội ngũ sau đây thực hiện. + 2 giám sát viên tuyến tỉnh( 1 bác sỹ và một vật lý trị liệu viên)

+ 2 giám sát viên tuyến huyện + 4 nhân viên cộng đồng

Trong các cuộc thăm viếng nhà này

+ Những người khuyết tật có thể thụ hưởng sự theo dõi của CBR sẽ được giám sát viên tuyển chọn tùy theo như cầu phục hồi chức năng, tùy mức độ ưu tiên và dạng khuyết tật. Trung bình khoảng 10% số người khuyết tật được chọn

Đối với các trường hợp được chọn. nhóm điều tra sẽ tiến hành các bước: + Xác định mục tiêu chương trình CBR cần đạt

+ Phân công nhân viên cộng đồng phù hợp phụ trách, tùy theo nhu cầu của bệnh nhân thụ hưởng

+ Thuyên chuyển thích hợp nhất trong các tuyến xã, huyện, tỉnh. Trung bình khoảng 1/3 số người thụ hưởng cần được chuyển lên tuyến cao hơn để bắt đầu công tác phục hồi chức năng: phẫu thuật, vật lý trị liệu, dụng cụ chỉnh hònh, điều trị y tế… + Chuyển tuyến thích hợp cung ứng dịch vụ trợ giúp

+ Giới thiệu nguồn lực sẵn có

Bước này có thể kéo dài trong 2-3 tháng tùy từng huyện và tùy thời gian rảnh rỗi của các nhân viên cộng đồng.

Bước 7: Theo dõi tại nhà với nhóm cộng đồng

Trong 6 tháng đầu tiên thực hiện chương trình CBR( sau đợt điều tra phân loại) các nhân viên cộng đồng được giám sát viên tuyến tỉnh và huyện theo dõi chặt chẽ. Trong bước này họ sẽ được cán bộ chuyên môn tuyến trên hướng dẫn cụ thể phù hợp với hoàn cảnh của từng người khuyết tật để hoạt động công tác CBR

Trong giai đoạn này mỗi người thụ hưởng sẽ được nhóm nhân viên cộng đồng, giám sát viên tuyến huyện, tuyến tỉnh, nếu cần các cán bộ chuyên môn khác(kỹ thuật viên phục hồi chức năng, cán bộ ban ngành khác… đến thăm viếng tại nhà ít nhất một lần mỗi tháng.

Trong số những người thụ hưởng, những người có nhu cầu chăm sóc đặc biệt cần chuyển lên tuyến cao hơn sẽ được chuyển trong giai đoạn này.

(Theo dõi tại nhà bởi nhóm cộng đồng là giai đoạn chủ yếu để tiếp nhận các tình nguyện viên bổ sung vào mạng lưới. Gia đình người khuyết tật, hoặc láng giếng kaan cận đã từng chứng kiến những cuộc thăm viếng này có thể sẽ muốn tham gia cộng tác. Những tình nguyện viên thực sự này chính là nhân tố tích cực của mạng

lưới. Vì thế dù họ chưa được tập huấn họ vẫn được khuyến khích và chấp nhận công tác theo dõi một số bệnh nhân và tháp tùng các nhân viên cộng đồng và giám sát viên chính thức. Sau đó họ sẽ được tập huấn trong các đợt tập huấn thường xuyên cho nhân viên cộng đồng. Đây là thành phần đảm bảo duy trì của chương trình và là nhóm kế cận của nhân viên cộng đồnhg trong tương lai.)

Bước 8: Theo dõi thường xuyên tại nhà

Sau 6 tháng thực hiện. giám viên tuyến tỉnh sẽ từng bước chuyển giao cho tuyến dưới. Nhân viên cộng đồng và giám sát viên tuyến huyện sẽ đảm nhận công việc này. Riêng chuyến thăm viếng hàng quý của giám sát viên tuyến tỉnh sẽ chú trọng các việc:

Lượng giá kết quả và sự cải thiện về tình trạng của người khuyết tật ( theo mẫu đánh giá cá nhân)

Lượng giá các khó khăn của giám sát viên tuyến huyện và nhân viên cộng đồng.

Lượng định nhu cầu về tập huấn sắp tới và tổ chức các cuộc tập huấn bổ sung. Hai dạng tập huấn bổ sung sẽ được tổ chức trong giai đoạn này tùy theo nhu cầu của giám sát viên tuyến huyện hoặc kết quả lượng giá của nhân viên cộng đồng. Tập huấn lại: Khóa tập huấn 3 ngày. Do nhóm huấn luyện viên tuyến tỉnh thực hiện, nhắc lại các phần trong tập huấn căn bản và chú trọng đến điểm yếu của địa phương. Các học viên gồm tất cả các nhân viên cộng đồng của khóa tập tâuns căn bản còn hoạt động cho chương trình và các tình nguyện viên đã tham gia mạng lưới nhân viên cộng đồng.

Tập huấn nâng cao: Là khóa tập huấn từ 2 đến 6 ngày, đặt trọng tâm vào một chuyện đề nào đó của nhu cầu, ví dụ “Chăm sóc trẻ em bại não tại nhà”. Việd tập huấn này do các huấn luyện viên tuyến tỉnh, hoặc cũng có thể do cán bộ chuyên môn ngoại tỉnh đảm trách. Thành phần tham dự là những nhân viên cộng đồng liên quan đến vấn đề( người chăm sóc trẻ bại não), những người thụ hưởng liên quan cùng với gia đình. Các khóa tập huấn nâng cao này chủ yếu là tập thực hành.

Một phần của tài liệu Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật sống tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Tân An, Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Trang 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)