Khái quát chính về dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ khuyết tật

Một phần của tài liệu Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật sống tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Tân An, Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Trang 50)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.Khái quát chính về dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ khuyết tật

Hiện nay cả nước có 36 bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng, trong đó có 32 bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng trực thuộc tỉnh/thành phố; hệ

thống các khoa vật lý trị liệu- phục hồi chức năng tại các bệnh viện các tuyến đã hình thành mạng lưới các cơ sở Điều dưỡng - Phục hồi chức năng trên cả nước. [8]

Tuyến trung ương: 100% các bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa tuyến trung ương có khoa phục hồi chức năng. Trung tâm phục hồi chức năng cùng với bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng và các khoa VLTL-PHCN đã làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng cho bệnh nhân và người khuyết tật ở tuyến cao nhất.

Tuyến tỉnh: Có 92% các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh/thành phố có khoa phục hồi chức năng để chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng cho bệnh nhân và người khuyết tật và hỗ trợ đắc lực cho hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng ở địa phương.

Có 32 bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng thuộc sở Y tế các tỉnh/thành phố. Đây là các cơ sở y tế chuyên khoa cấp tỉnh thực hiện hoạt động chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng cho người khuyết tật trong tỉnh và trực tiếp điều hành chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng của tỉnh.

Có 4 bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng và 22 cơ sở Điều dưỡng - Phục hồi chức năng thuộc các Bộ, Ngành để chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng cho cán bộ công chức cũng như bệnh nhân và người khuyết tật thuộc các bộ, ngành.

Tuyến huyện: Hoạt động phục hồi chức năng ở tuyến huyện gắn với các cơ sở chữa bệnh không dùng thuốc như Y học cổ truyền. Những huyện đã triển khai chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng có bác sỹ được bổ túc về phục hồi chức năng và kỹ thuật viên vật lý trị liệu được đào tạo chính quy, ở tuyến huyện rất ít bệnh viện có khoa Vật lý trị liệu-PHCN riêng biệt, phần lớn là ghép với các khoa khác trong bệnh viện.

Tuyến xã: Thực hiện chuẩn quốc gia Y tế xã về điều trị và phục hồi chức năng, tất cả các xã đã triển khai phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đều có hoạt động phục hồi chức năng cho người khuyêt tật ngay tại gia đình họ với sự hỗ trợ

tích cực của các cộng tác viên là y tế thôn bản và thành viên gia đình người khuyết tật.

Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có 167 cơ sở khám chữa bệnh từ tuyến xã đến tỉnh, trong đó có 12 bệnh viện, 13 phòng khám khu vực, 1 trung tâm phục hồi chức năng, 141 trạm y tế xã phường [17], tương ứng với đó là 455 bác sỹ, 631 y sỹ, 367 y tá, 209 nữ hộ sinh. [16]

Tất cả những trẻ khuyết tật trên địa bàn tỉnh đều được khám sàng lọc và trị liệu tại trung tâm phục hồi chức năng của tỉnh. Phục vụ cho nhu cầu phục hồi chức năng cho người khuyết tật của cả tỉnh nhưng cả trung tâm chỉ có 28 cán bộ biên chế bao gồm 4 bác sỹ, 15 kĩ thuật viên phục hồi chứ năng, 2 giáo viên, 1 cấp dưỡng, 1 kê toán, 2 kĩ thật viên chỉnh hình, 1 hộ lý, 1 dược tá. Trung tâm phục hồi chức năng Hương Sen cũng đã tổ chức 5 lớp tập huấn cho 140 cán bộ y tế xã và 6 cán bộ phụ trách phục hồi chức năng tuyến huyện về phương pháp điều tra sàng lọc người khuyết tật tại cộng đồng; giới thiệu quy trình và biểu mẫu điều tra khuyết tật; khuyến cáo áp dụng quy trình điều tra theo hai giai đoạn: Khảo sát tại cộng đồng nhằm sàng lọc các đối tượng nghi ngờ bị khuyết tật; khám xác định, phân loại khuyết tật và đánh giá nhu cầu cần hỗ trợ của người khuyết tật.

Cùng với số lượng cán bộ hạn chế, cơ sở vật chất của trung tâm cũng không đầy đủ để phục vụ nhu cầu phục hồi chức năng của người dân nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng. Trung tâm chỉ đủ năng lực để tiếp nhận những trẻ khuyết tật có khả năng phục hồi và có chỉ định phục hồi chức năng bằng phương pháp vật lý trị liệu, đối với những trẻ khuyết tật có chỉ định phẫu thuật, trung tâm chỉ khám sàng lọc và giới thiệu gia đình trẻ đến các cơ sở y tế khác có khoa phẫu thuật chỉnh hình. Đó là một bất cập cho những trẻ có khuyết tật cần phải phẫu thuật, khiến cho trẻ và gia đình trẻ khó tiếp cận được với những dịch vụ y tế này do khoảng cách địa lý cũng như chi phí để tiến hành phẫu thuật.

Trạm y tế xã và bệnh viên của huyện chỉ làm nhiệm vụ trung gian kết nối giữa trẻ khuyết tật và gia đình với các dịch vụ y tế chuyên biệt khác, chứ không thực hiện nhiệm vụ chữa trị, phục hồi chức năng cho trẻ.

Một phần của tài liệu Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật sống tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Tân An, Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Trang 50)