Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp trẻ khuyết tật phục hồi chức năng tại cộng đồng

Một phần của tài liệu Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật sống tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Tân An, Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Trang 96 - 103)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.5. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp trẻ khuyết tật phục hồi chức năng tại cộng đồng

phục hồi chức năng tại cộng đồng

Có thể nói các chương chình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng hiện nay, chưa đạt được hiệu quả như mong muốn khi vẫn còn nhiều người khuyết tật sống trong cộng đồng chưa được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là nguồn nhân lực tham gia chương trình còn nhiều hạn chế cả về kiến thức và kỹ năng, những nhân viên cộng đồng được đào tạo ngắn ngày, thực sự chưa đủ năng lực để tìm hiểu, đánh giá nhu cầu cũng như kết nối người khuyết tật đến được với các dịch vụ mà người khuyết tật cần, bởi vậy cần có thêm một đội ngũ được đào tạo bài bản về các kỹ năng, nghiệp vụ làm việc với trẻ khuyết tật cũng như có thể tạo nên mối liên hệ chặt chẽ giữa họ với các loại hình dịch vụ trợ giúp, đồng thời hỗ trợ trẻ khuyết tật và gia đình

của chính sách và luật pháp. Như vậy, đội ngũ cán bộ có kĩ năng chuyên môn này vừa là người làm việc trực tiếp với trẻ nhưng cũng đồng thời là người trung gian, kết nối trẻ với các nguồn lực cần thiết. Nguồn lực này không phải ai khác, chính là những nhân viên công tác xã hội, những người được tiếp thu những kinh nghiệm cũng như nền tảng lý thuyết về người khuyết tật, chính họ sẽ là người khắc phục một phần lớn hạn chế của các chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng hiện nay. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong các chương trình phục hồi chức năng vào cộng đồng sẽ được thể hiện như sau:

Phát hiện sớm:

Nhân viên công tác xã hội được đào tạo sẽ có những cách thức để thông qua tiếp xúc với trẻ, nắm bắt thông tin ở cộng đồng, vàcó thể phát hiện sớm được trẻ khuyết tật, đưa ra hướng tư vấn, trị liệu tâm lý kịp thời để đối tượng tự phục hồi chức năng.

Tiếp nhận thông tin, đánh giá nhu cầu của trẻ khuyết tật:

Nhân viên công tác xã hội đánh giá tình hình của trẻ khuyết tật bao gồm cả chính bản thân và các mối quan hệ gia đình. Trong một số trường hợp, người làm công tác xã hội sẽ thu xếp dịch vụ chăm sóc thay thế cho trẻ khuyết tật. Nhân viên công tác xã hội cũng có thể can thiệp vào đời sống của gia đình, cộng đồng thông qua các phương pháp như tham vấn, liệu pháp tâm lý và giáo dục để giúp họ hiểu được nhu cầu của người khuyết tật, nâng cao kỹ năng chăm sóc, phục hồi chức năng và tăng cường khả năng ứng phó với khủng hoảng.

Tƣ vấn, trị liệu tâm lý:

Trên cơ sở đánh giá, tiếp xúc với trẻ khuyết tật và gia đình , nhân viên công tác xã hội đưa ra các giải pháp để đối tượng tự giải quyết các vấn đề. Bởi có rất nhiều gia đình trẻ phải đói phó với những khó khăn do khuyết tật của trẻ, như việc chăm sóc trẻ có thể dẫn đến mâu thuẫn trong gia đình, nhân viên công tác xã hội sẽ tư vấn đề các thành viên trong gia đình trẻ thấu hiểu được vấn đề từ đó cảm thông, chia sẻ lẫn nhau trong mọi vấn đề của cuộc sống. Thêm vào đó, tâm lý mặc cảm, tự ti cũng khiến cho trẻ khuyết tật và gia đình sống khép kín với cộng đồng, nhân viên

công tác xã hội bằng các kỹ năng được đào tạo sẽ giúp trẻ khuyết tật và gia đình xóa bỏ mặc cảm, sống hòa đồng.

Chuyển tuyến, kết nối dịch vụ:

Trẻ khuyết tật có nhiều nhu cầu cần trợ giúp khác nhau. Cán bộ, nhân viên công tác xã hội đóng vai trò kết nối, chuyển đối tượng tiếp cận các dịch vụ để trợ giúp đặc biệt là chăm sóc sức khỏe, dịch vụ chỉnh hình và phục hồi chức năng. Do khoảng cách địa lý, cùng với mạnh lười chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật còn ít, cơ sở vật chất của các trung tâm y tế ở tại địa phương không đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho trẻ, việc nhân viên công tác xã hội có đầy đủ thông tin về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho trẻ là việc hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với việc phục hồi sức khỏe cho trẻ, bởi để gia đình trẻ không có thông tin về những cơ sở y tế này. Thêm vào đó, nhân viên công tác xã hội cũng sẽ là người tư vấn cho gia đình trẻ về những lợi ích, chi phí, loại hình chăm sóc phù hợp trên cơ sở đó gia đình và trẻ sẽ tự lựa chọn giải pháp phù hợp. Bằng việc tìm hiểu thông tin về các chương trình trợ giúp của các tổ chức, cá nhân trợ giúp trẻ khuyết tật, nhân viên công tác xã hội có thể là người trung gian kêt nối giữa tổ chức này với trẻ khuyết tật, để trẻ khuyết tật được tài trợ, chăm sóc miễn phí hoặc với mức chi phí thấp nhất.

Trong trường hợp người khuyết tật là người nghèo gặp hoàn cảnh khó khăn thì cán bộ, nhân viên công tác xã hội sẽ kết nối, đặt vấn đề với chính quyền địa phương, cá nhân, doanh nghiệp hỗ trợ để họ có nguồn lực tiếp cận các dịch vụ, đồng thời trợ giúp đối tượng hoà nhập cộng đồng.

Quản lý đối tƣợng:

Nhân viên công tác xã hội lập các hồ sơ quản lý đối tượng, bao gồm các ghi chép lưu trữ về đánh giá nhu cầu, các trợ giúp, sự tiến triển của đối tượng trong phục hồi chức năng. Việc theo dõi quan lý dẽ giúp cho quá trình trợ giúp được diễn ta liên tục và hiệu quả, bởi trong những khoảng thời gian khác nhau trẻ khuyết tật có những như cầu trợ giúp khác nhau, trong quá trình theo dõi nhân viên công tác xác hội sẽ kịp thời nhận ra các thay đổi trong quá trình phục hồi của trẻ, để từ đó có

những kế hoạch trợ giúp tiếp theo. Chẳng hạn như trong quá trình trị liệu phục hồi chức năng tại gia đình, trẻ cần phải đến cơ sở y tế để kiếm tra, đánh giá, lúc này nhân viên công tác xã hội sẽ là người liên lạc, sắp đặt lịch hẹn để trẻ có thể được kiểm tra sức khỏe

Hỗ trợ đối tƣợng tiếp cận với các chính sách phúc lợi xã hội:

Nhân viên công tác xã hội kết nối với chính quyền địa phương giải quyết các chính sách trợ giúp trẻ khuyết tật như: bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội, vay vốn giải quyết việc làm hoặc các nguồn vốn tín dụng khác; tham gia các câu lạc bộ của người khuyết tật…Đối với những trẻ khuyết tật ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế cũng như những hiểu biết về chính sách pháp luật còn nhiều hạn chế, trẻ và gia đình sẽ không biết được những quyền lợi mà mình có thể được hưởng, nên họ không có sự chủ động trong việc đồi hỏi quyền lợi cho mình, như vấn đề trợ cấp và bảo hiểm y tế, nhân viên công tác xã hội sẽ cung cấp thông tin và hướng dẫn trẻ khuyết tật và gia đình làm các thủ tục cần thiết để được hưởng những quyền lợi chính đáng mà nhà nhước hỗ trợ. Chăm sóc sức khỏe đối với trẻ khuyết tật là vô cùng quan trọng, vì là trẻ em nên cũng sẽ dễ bị tổn thương, thêm vào đó vì khuyết tật nên trẻ có nguy cơ bị mắc thêm rất nhiều các bệnh khác từ vấn đề khuyết tật của trẻ tạo ra nên việc có bảo hiểm y tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong khám chữa bệnh. Việc làm bảo hiểm y tế cho trẻ là việc làm cần thiết và buộc phải có khi điều kiện kinh tế của gia đình không cho phép chi trả tự nguyện.

Phát triển cộng đồng:

Nhân viên công tác xã hội giúp đỡ khu phố, cụm dân cư nhận dạng các vấn đề của cộng đồng và hỗ trợ họ tìm những nguồn lực cần thiết để giải quyết các vấn đề của trẻ khuyết tật. Mặt khác, cũng có thể giúp đỡ cộng đồng bày tỏ ý kiến về các vấn đề phát triển và truyền tải ý kiến của họ đến các cấp chính quyền và những nhà hoạch định chính sách có liên quan. Nhân viên công tác xã hội cũng tuyên truyền chính sách pháp luật của nhà nước về trẻ khuyết tật, nâng cao nhận thức của họ về khuyết tật, để từ chỗ hiểu, biết cách duy trì sức khỏe sống, sống lành mạnh cho chính bản thân người dân trong cộng đồng, mà còn giảm bớt được thái độ kì thị,

phân biệt đối xử với những trẻ khuyết tật và gia đình có người khuyết tật. Khi cộng đồng có nhiều hoạt động để năng cao sức khỏe thì tự nhiên trẻ khuyết tật và gia đình cũng sẽ có môi trường để tham gia.

Nghiên cứu xã hội và hoạch định chính sách:

Nhân viên công tác xã hội tiến hành nghiên cứu các vấn đề phục hồi chức năng cho người khuyết tật dựa vào cộng đồng; hỗ trợ chính quyền xây dựng các chính sách và chương trình an sinh xã hội.

Ngoài ra, nhân viên công tác xã hội cũng có vai trò quan trọng trong quá trình đô thị hoá ở nông thôn nhằm hỗ trợ cộng đồng đáp ứng các nhu cầu trong nền kinh tế hiện đại. Nhân viên công tác xã hội có thể đóng vai trò trong việc phối hợp với các chuyên gia phát triển kinh tế và các nhà làm công tác quy hoạch đô thị để đáp ứng nhu cầu khuôn viên, kiến trúc phù hợp với người khuyết tật.

Với những vai trò như trên, nhân viên công tác xã hội có thể là người đảm nhiệm được được hấu hết các vị trí trong hệ thống nguồn nhân lực tham gia chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, họ có thể là cán bộ giám sát cấp tỉnh, cấp huyện, hay là một nhân viên cộng đồng tiếp xúc, dù ở vị trí nào thì họ cũng biết cách sử dụng những kĩ năng chuyên môn của mình hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo cho người khuyết tật được chăm sóc một cách tốt nhất.

KẾT LUẬN

 Trẻ khuyết tật tại xã Tân An, Chiêm Hóa, Tuyên Quang với đặc trưng 100% là người dân tộc thiểu số, phần lớn các gia đình có trẻ khuyết tật đều hoạt động nông nghiệp, 25% số gia đình trẻ thuộc diện hộ nghèo nên việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng còn gặp nhiều khó khăn do sự hạn chế về tiếp cận nguồn thông tin, cùng với khoảng cách địa lý, giao thông khó khăn, hoàn cảnh kinh tế của gia đình cũng như nhận thức của người dân nói chung hay của cha mẹ các em còn nhiều thiếu hụt. Phần lớn các hộ gia đình có trẻ khuyết tật chưa có sự chủ động trong việc tìm kiếm thông tin về các chăm sóc trẻ hay các dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà vẫn còn có sự chờ đợi vào sự trợ giúp của các chương trình thăm khám tự nguyện.

 Hoạt động truyền thông về các vấn đề liên quan đến khuyết tật như chính sách, luật pháp, mạng lưới dịch vụ y tế, các loại hình khuyết tật hay các phương pháp để chăm sóc trẻ khuyết tật chưa được chú trọng. Mức độ tiếp cận thông tin phụ thuộc phần lớn vào sự hoạt động đội ngũ nhân viên y tế hay cán bộ phụ trách văn hóa xã hội của địa phương hoặc sự chủ động của gia đình có trẻ khuyết tật. Phương thức truyền thông chủ yếu là trực tiếp và truyền miệng nên nguồn thông tin đến được với người dân nói chung cũng như trẻ khuyết tật và gia đình nói riêng khá hạn chế

 Hoạt động của các chương trình dự án, cũng như đội ngũ cán bộ công tác trong hệ thống trợ giúp còn nhiều thiếu sót về chuyên môn cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ khuyết tật tại địa bàn nghiên cứu bị mất đi nhiều cơ hội để phục hồi, đồng nghĩa với việc các em có nguy cơ cao phải sống phụ thuộc vào gia đình suốt đời, điều đó không những kéo theo hệ quả là gia đình các em bị cuốn vào vòng xoáy nghèo đói, không lối thoát mà chính các em cũng không có cơ hội để hòa nhập.

 Trong những năm gần đây, người khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng nhận được rất nhiều sự quan tâm của nhà nước, cụ thể là đã có rất nhiều

chính sách, pháp luật ra đời để đảm bảo quyền lợi cho các em, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước cũng không ngừng thực hiện các chương trình nhằm trợ giúp những trẻ khuyết tật với mong muốn giúp các em được chăm sóc, bảo vệ, hòa nhập và sống độc lập. Điển hình là chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, một chương trình do tổ chức Y tế thế giới đề ra, hoàn toàn phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển như Việt Nam. Mô hình cũng đã được triển khai tại xã Tân An,Chiêm Hóa, Tuyên Quang nhưng chưa phát huy được hết hiệu quả của nó, biểu hiện là số trẻ em khuyết tật sống ở tại địa phương chưa tiếp cận và sử dụng hiệu quả các dịch vụ trợ giúp còn khá lớn, mà nguyên nhân khiến mô hình chưa được như mong đợi là là đội ngũ nguồn nhân lực tham gia chương trình còn nhiều hạn chế về kỹ năng chuyên môn, kinh phí hỗ trợ hạn chế, hay quy chế ràng buộc trách nhiệm đối với người thực hiện chưa được quan tâm. Nếu cải thiện được đội ngũ tham gia chương trình, chắc chắn mô hình này sẽ đem lại cơ hội cho biết bao trẻ em khuyết tật. Một phương án khả thi có thể thực hiện là sử dụng nguồn nhân lực công tác xã hội được đào tạo bải bàn về các kỹ năng chuyên môn làm việc với người khuyết tật cũng như những kỹ năng giao tiếp, đám phán để thực hiện vai trò trung gian kết nối với các hệ thồng nguồn lực thành nhân tố chủ chốt trong chương trình, sẽ khiến cho mô hình mang tính chuyên nghiệp và tính khả thi cao hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa, trẻ khuyết tật sẽ được quan tâm, đánh giá, giúp đỡ một cách toàn diện cả về thể trạng, tâm lý, cũng như vật chất, giúp các em có cơ hội sống độc lập, hòa nhập cộng đồng.

Một phần của tài liệu Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật sống tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Tân An, Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Trang 96 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)