CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI TÂN AN – CHIÊM HÓA – TUYÊN QUANG

Một phần của tài liệu Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật sống tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Tân An, Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Trang 47)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI TÂN AN – CHIÊM HÓA – TUYÊN QUANG

CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI TÂN AN – CHIÊM HÓA – TUYÊN QUANG

Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe là quá trình biết đến và sử dụng hiệu quả các dịch vụ với mục đích phòng ngừa, khám chữa bệnh và phục hồi chức năng. Việc tiếp cận và sử dụng hiệu quả các dịch vụ này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nguồn thông tin về các dịch vụ, trình độ nhận thức của người sử dụng dịch vụ cũng như người cung cấp dịch vụ, mạng lưới phân bố cơ sở hạ tầng cũng như cơ sở vật chất được trang bị, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên hỗ trợ, giao thông vận tải, khoảng cách địa lý…Ngay kể cả ở những thành phố lớn, việc sử dụng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ khuyết tật còn gặp những khó khăn rào cản nhất định thì đối với một xã miền núi với đặc thù thành phần dân số là người dân tộc thiểu số, trình độ nhận thức hạn chế và cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng thiếu thốn nghèo nào sẽ như thế nào để trẻ được khám, chữa trị và phục hồi chức năng.

2.1.Tình hình khuyết tật và trẻ khuyết tật tại xã Tân An, Chiêm Hóa, Tuyên Quang

Theo các báo cáo, khảo sát ở địa phương trong số 6.549 [20] nhân khẩu của xã có 427 [ 18]người khuyết tật. Như vậy số người khuyết tật trên địa bàn xã là khá cao so với trung bình chung của thể giới cũng như trung bình chung của Việt Nam, khi số lượng người khuyết tật chiếm đến hơn 15.5% dân số toàn xã( Tỷ lệ khuyết tật trên thế giới chiếm khoảng 10% trong tống số dân và ở Việt Nam người khuyết tật cũng chỉ chiếm 6.3% dân số ). Mặc dù đây mới chỉ là con số ước tính, với các tiêu chí đánh giá cũng như cách hiểu về các dạng khuyết tật còn chưa được thống nhất nhưng với số lượng người khuyết tật cao hơn trung bình chung thế giới đến 5% và cao hơn trung bình cả nước đến gần 10% cũng là một con số cần phải xem xét, đánh giá.

Số trẻ em có khuyết tật ở địa phương tuy không nhiều, nhưng các em lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ gia đình, địa phương, cũng như các cơ quan có trách nhiệm liên quan khác. Trong số 427 người khuyết tật thì có 16 trẻ em dưới 18

tuổi, như vậy tỷ lệ trẻ em khuyết tật chiếm 3.7% trong tổng số người khuyết tật và chiếm 0.2 % dân số toàn xã.

Bảng 1: Phân loại khuyết tật xã Tân An, Chiêm Hóa, Tuyên Quang [18]

STT Dạng khuyết tật Số lượng Số lượng trẻ

em

1 Giảm vận động 158 5

2 Giảm chức năng nhìn 141 5

3 Giảm chức năng nghe nói 62

4 Giảm chức năng nhận thức 26 5

5 Giảm chức năng thần kinh, tâm thần 32 1 6 Giảm chức năng khác (bao gồm đa dị tật) 8 4

Tổng số 427 20

Điểm đáng chú ý khi tiến hành nghiên cứu tình hình trẻ khuyết tật tại địa phương cho thấy, việc hiểu sai về các khái niệm khuyết tật dẫn đến việc thống kê số lượng trẻ khuyết tật. Cụ thể là những trẻ khuyết tật nhìn, trong số liệu thống kê bên trên, có đến 5 trẻ khuyết tật nhìn, 4/5 em chỉ là mắc tật cận thị, khi có hỗ trợ của kính các em vẫn sinh hoạt học tập như bình thường. Như vậy theo định nghĩa về trẻ khuyết tật nhìn, thì những trẻ vẫn có thể học tập và sinh hoạt bình thường khi có sự hỗ trợ của kính thì không phải là khuyết tật. Do đó, số liệu chính thức trẻ khuyết tật ở địa phương chỉ là 16.

Từ bảng số liệu trên có thể thấy tỷ lệ trẻ em khuyết tật trí tuệ và khuyết tật vận động chiếm tỉ lệ cao nhất trong số những trẻ khuyết tật trên địa bàn, chiếm đến 70% . Tiếp sau đó là trẻ em đa dị tật chiếm 25%. Nguyên nhân dẫn đến khuyết tật ở địa phương chủ yếu là do bẩm sinh, ngay từ khi sinh ra các em đã mang những khiếm khuyết trên cơ thể, do không được chăm sóc đúng cách và kịp thời, nên nhiều em bị khuyết tật nặng hơn do tai nạn thương tích trong sinh hoạt hằng ngày, điển hình là trường hợp của em L.T.T.T, em bị khuyết tật bẩm sinh khoèo chân, nhưng

khuyết tật đó nặng thêm khi em bị bỏng nặng do nước sôi, khiến tình trạng khuyết của em càng thêm đáng thương hơn.

Hộp 1

Trường hợp 1: L.T.T.T. sinh năm 2011, khuyết tật vận động khoèo chân bẩm sinh, trong quá trình sinh hoạt em bị thêm bỏng dẫn đến tổn thương sâu đầu gối, khiến cơ hội phục hồi của em càng thêm khó khăn. Trường hợp của em cần phải can thiệp phẫu thuật để sắp xếp lại xương, đồng thời dung phương pháp vật lí trị liệu mới có thể đi đứng được như bình thường.

Gia đình em cũng hoạt động nông nghiệp và lâm nghiệp là chủ yếu, nên chưa có đủ điều kiện kinh tế để tiến hành phẫu thuật cho em. Mặt khác, bố mẹ em cho biết họ cũng chưa biết tìm đến sơ sở hỗ trợ nào ngoài đưa em đến trung tâm phục hồi chức năng Hương Sen, nhưng trước tiên họ sẽ cố gắng lao động và tiết kiệm tiền, khi có kinh phí họ mới nghĩ đến chuyện khác.

Có thể nói, trẻ em sinh ra mang khiếm khuyết trên cơ thể đã là một thiệt thòi quá lớn không gì có thể bù đắp được, khiến các em mất đi nhiều cơ hội để vui chơi, học tập và phát triển. Bên cạnh đó, trẻ khuyết tật cũng là đối tượng dễ bị tổn thương trước mọi hoàn cảnh, bởi vậy trẻ cần được quan tâm chăm sóc đặc biệt hơn nếu không sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng khuyết tật của trẻ như trường hợp của em T.T (Trường hợp hộp 1)

Bảng 2: Sơ lược tình hình trẻ khuyết tật tại xã Tân An, Chiêm Hóa, Tuyên Quang [18]

STT Họ và tên Năm

sinh Dân tộc Dạng khuyết tật cụ thể Ghi chú 1 Hà Thị Thủy Tiên 2002 Tày Khuyết tật trí tuệ

2 Hoàng Thị

Phương Thảo 1999 Tày

Khuyết tật vận động do bỏng

3 Hà Văn Hữu 2004 Tày Tự kỷ

4 Hoàng Văn Tuấn 1998 Tày Khuyết tật vận động do bỏng

5 Hà Văn Hòa 2003 Tày Khuyết tật trí tuệ 6 Linh Thị Thanh

Thúy 2011 Tày

Khuyết tật vận động bẩm sinh + bỏng nặng

7 Ma Phúc Liện 2002 Tày Khuyết tật trí tuệ Hộ cận nghèo

8 Hà Ngọc Minh 1999 Tày Bại não Hộ nghèo

9 Hà Thị Hương Cúc 2009 Tày Đa dị tật 10 Hà Thị Minh Vượng 2006 Tày Đa dị tật

11 Hà Thị Dưỡng 2010 Tày Đa dị tật

12 Nguyễn Thị Hằng 2000 Tày Khuyết tật vận động 13 Ma Phúc Luyện 2002 Tày Khuyết tật trí tuệ

14 Hà Thị Thủy 2000 Tày Khuyết tật trí tuệ Hộ nghèo

15 Nguyễn Như

Quỳnh 2009 Tày Khuyết tật vận động Hộ nghèo

16 Triệu Văn Quân 2004 Tày Khuyết tật nhìn

Những thông tin thu được cho thấy 100% trẻ khuyết tật trên địa bàn xã là dân tộc thiểu số, và 25% trong số các em đang sống trong cảnh thiếu thốn mọi mặt do gia đình thuộc hộ nghèo và cận nghèo, có thể nói nghèo đói vừa là nguyên nhân cũng vừa là hậu quả của gia đình có trẻ khuyết tật. Đây là một trong những lý do khiến việc chăm chăm sóc và phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc tiếp cận với các loại hình chăm sóc sức khỏe đặc thù như phẫu thuật chỉnh hình, vật lí trị liệu phục hồi chức năng.

Một phần của tài liệu Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật sống tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Tân An, Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)