Các hoạt động trợ giúp trẻ khuyết tật sống ở cộng đồng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Một phần của tài liệu Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật sống tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Tân An, Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Trang 80)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2. Các hoạt động trợ giúp trẻ khuyết tật sống ở cộng đồng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

vụ chăm sóc sức khỏe.

Các chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đã giúp đỡ rất nhiều trẻ khuyết tật tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Các nhân viên ở cộng đồng đã có những hoạt động cụ thể nhằm cải thiện sức khỏe, phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật.

Công tác truyền thông, cung cấp thông tin.

Để có thể tiếp cận được với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trẻ khuyết tật và gia đình cần phải có được những thông tin nhất định về các cơ sở y tế có thể trợ giúp. Những thông tin đó bao gồm tên của cơ sở, địa điểm, thời gian làm việc, loại hình trị liệu cụ thể hơn nữa là trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất và hiệu quả trị liệu, hay cách thức, phương tiện để sử dụng dịch vụ

Công tác truyền thông cho trẻ khuyết tật và gia đình được lồng ghép trong các chương trình khám sàng lọc hoặc thông qua những buổi tiếp xúc trị liệu. Gia đình và trẻ khuyết tật sẽ được cán bộ thông báo đến nơi tổ chức khám sàng lọc, từ đó gia đình cũng sẽ được giới thiệu về một số cơ sở y tế chuyên biệt như Trung tâm phục hồi chức năng hay bệnh viện phẫu thuật chỉnh hình. Thông tin về các chương trình nhân đạo, từ thiện trợ giúp trẻ khuyết tật được cán bộ phụ trách văn hóa xã hội dán trên bảng tin của xã, đồng thời chuyển lời thông báo đến gia đình có trẻ nghi ngờ khuyết tật để gia đình đưa trẻ đến khám. Một điều đặc biệt là toàn bộ các hoạt động cung cấp thông tin này đều diễn ra bằng phương thức truyền miệng, không có văn bản hướng dẫn, tờ rơi, hay một tài liệu nào được sử dụng. Dù công tác truyền thông còn nhiều hạn chế, đối tượng được truyền thông chưa bao phủ rộng khắp, thông tin truyền thông còn nghèo nàn nhưng nhiều trẻ khuyết tật cũng đã được khám sàng

Công tác sàng lọc trẻ khuyết tật

Các cán bộ địa phương, cụ thể là cán bộ văn hóa xã hội của xã đã kết hợp với trạm y tế, cùng với các trưởng thôn trong địa bàn xã triển khai công tác sàng lọc trẻ khuyết tật, lập danh sách những trẻ khuyết tật được theo dõi, từ đó hỗ trợ gia đình có được nguồn hỗ trợ từ nhà nước. Vấn đề sang lọc trẻ khuyết tật là quan trọng nhưng những người thực hiện công tác này đều là những người không có kiến thức về khuyết tật, thậm chí họ chưa từng được tập huấn trước khi triển khai, mọi dấu hiệu khuyết tật đều được quan sát bằng mắt thường. Vì người trực tiếp lập danh sách là các trưởng thôn, những người này qua quá trình quan sát trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ để đi đến kết luận trẻ có bị khuyết tật hay không. Thực chất họ cũng không nhận thức được thế nào là khuyết tật, khi phỏng vấn một trưởng thôn làm nhiệm vụ sang lọc trẻ khuyết tật nói về khuyết tật như sau “khuyết tật là có những bộ phận trên cơ thể không được bình thường, như khiếm khuyết về chân tay, về mắt , về tai”. Đó cũng là suy nghĩ của một số người khác khi tiến hành sang lọc. Có hiện tượng này xảy ra vì trước khi triển khai sang lọc họ không được tham gia tập huấn về các vấn đề liên quan đến trẻ khuyết tật, đồng thời cũng không có một bộ tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá đo lường mức độ khuyết tật. Dưới con mắt của những người làm công tác sang lọc này, trẻ khuyết tật chỉ là những trẻ có khiếm khuyết có thể nhìn thấy bằng mắt thường, như khoèo chân, bại liệt, câm, điếc hay cái dấu hiệu có thể quan sát thấy được. Chính vì vậy mà một số trẻ khuyết tật đã bị bỏ qua, hay khi phát hiện được thì đã muộn. Phiếu sàng lọc khuyết tật của các thôn sẽ được tổng hợp ở trạm y tế xã.

Tại trạm y tế của xã có một cán bộ được phân công nhiệm vụ phụ trách các vấn đề liên quan đến người khuyết tật, người cán bộ này sẽ có trách nhiệm tổng hợp các kết quả từ các thôn và chuyển lên cho người phụ trách văn hóa xã hội của xã. Mặc dù là cán bộ y tế của xã, nhưng chính người được coi là có kiến thức về y tế cũng không hiểu được chính xác thế nào là khuyết tật, và cho rằng cận thị bình thường cũng là một dạng khuyết tật, và tất cả những trẻ có bị cận thị nhưng khi đeo

kính vẫn có thể hoạt động bình thường cũng được cho vào danh sách những trẻ khuyết tật.

Hỗ trợ các thủ tục pháp lý

Danh sách của những trẻ khuyết tật sẽ được cán bộ văn hóa báo cáo lên Phòng lao động thương binh xã hội của huyện. Hội đồng xác định khuyết tật sẽ được thành lập dựa trên danh sách đã báo cáo để xác nhận lại mức độ khuyết tật của trẻ. Hội động xác nhận mức độ khuyết tật bao gồm, cán bộ phòng lao động thương binh xã hội huyện Chiêm Hóa, cán bộ trạm y tế xã Tân An, Chủ tịch ủy ban nhân dân xã Tân An, cán bộ phụ trách văn hóa xã hội xã Tân An, cán bộ y tế huyện Chiêm Hóa, đôi khi có cả cán bộ của trung tâm phục hồi chức năng của tỉnh. Sau khi thành lập được hội đồng, thời gian và địa điểm tiến hành giám định, những trẻ có trong danh sách sẽ được thông báo để đến giám định, địa điểm là Trạm y tế xã Tân An. Xác nhận giám định mức độ khuyết tật sẽ giúp trẻ nhận được một khoản trợ cấp của nhà nước. Tuy nhiên, để có được trợ cấp thì chỉ có giấy xác nhận là chưa đủ, theo quy định thì cần phải có những thủ tục sau :Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng bao gồm: Tờ khai thông tin hộ gia đình theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật; Bản sao Sổ hộ khẩu; Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với trường hợp người khuyết tật chưa được hưởng trợ cấp xã hội hoặc bản sao Quyết định hưởng trợ cấp xã hội của người khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội. Đối với những trẻ khuyết tật nặng, gia đình trẻ cũng có thể nhận được trợ cấp và cũng phải hoàn thành thủ tục hồ sơ : Đơn của người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Tờ khai thông tin người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bản sao Sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân của người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc; Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bản sao Sổ hộ khẩu của hộ gia đình người khuyết tật, nếu có; Bản sao Giấy xác nhận khuyết

tật; Bản sao Quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng của người khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội.

Người chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến trợ cấp này chính là cán bộ phụ trách văn hóa xã hội, họ có trách nhiệm hỗ trợ gia đình trẻ hoàn thành các thủ tục này để trẻ có thể nhận được khoản trợ cấp xã hội này. Các gia đình được nhận trợ cấp cho biết, họ không gặp vấn đề gì khó khăn khi hoàn thành các thủ tục này, vì được cán bộ hướng dẫn, chỉ làm một lần là xong, không mất nhiều thời gian và công sức. Khoản trợ cấp tuy không nhiều, nhưng cũng đã góp phần nào an ủi trẻ và gia đình khi nhận được sự quan tâm của nhà nước và xã hội

Hỗ trợ chuyển tuyến

Cán bộ y tế đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho trẻ khuyết tật được điều trị ở những tuyến cao hơn. Trẻ sẽ được trạm y tế địa phương cung cấp giấy chuyển viện để được khám ở cơ sở y tế khác. Điều này hết sức quan trọng vì nó liên quan đến việc thanh toán viện phí điều trị tại cơ sở y tế, đối với bệnh nhi điều trị đúng tuyến trẻ sẽ được miễn phí toàn bộ chi phí trị liệu, ngược lại trái tuyến trẻ sẽ phải thanh toán 30%, và được bảo hiểm thanh toán 70%. Khi nhìn vào con số chúng ta thấy khoản phải thanh toán không nhiều nhưng đối với những gia đình mà điều kiện kinh tế khó khăn thì đó lại là điều vô cùng quý giá. Những gia đình được phỏng vấn cho biết, trạm y tế làm rất tốt công việc này khi hướng dẫn các thủ tục để hỗ trợ trẻ được khám chữa bệnh ở những cơ sở y tế khác cấp cao hơn bằng việc giới thiệu dịch vụ, cung cấp giấy chuyển viện, và gia đình không gặp phải bất kì khó khăn nào.

Hỗ trợ về tâm lý, tình cảm

Bất cứ một gia đình nào có người khuyết tật đều gặp phải những khó khăn nhất định về tâm lý. Đối với trẻ khuyết tật, trẻ quấy khóc, bất an, tự ti và không hòa nhập được với cuộc sống xung quanh, dẫn đến việc trẻ ngày càng sống thu mình và khép kín. Những trẻ khuyết tật bẩm sinh thì sự khủng hoảng sẽ không mạnh mẽ khi chúng chưa cảm nhận được sự khác biệt giữa khuyết tật và không khuyết tật như thế nào. Đối với cha mẹ trẻ khuyết tật, họ cũng phải chịu những áp lực tâm lý về kinh

tế, việc chăm sóc trẻ khuyết tật đôi khi dẫn đến những đổ vỡ trong gia đình do mâu thuẫn hoặc do áp lực từ phía dòng họ, làng xóm, cộng đồng. Chính vì vậy, việc hỗ trợ tâm lý, tình cảm cho gia đình và trẻ khuyết tật và vô cùng cần thiết, giúp cho trẻ và gia đình chấp nhận con người cũng như hiện trạng thực tại điều cân bằng điều hòa cuộc sống. Tuy nhiên, công tác này chưa thực sự được chú trọng, trẻ và gia đình vẫn phải tự đối mặt với những khó khăn, áp lực từ cuộc sống hàng ngày đem lại. Đây cũng là một trong những vấn đề mà gia đình và trẻ khuyết tật cần được quan tâm và giúp đỡ hơn nữa để ổn định tâm lý, hỗ trợ cho việc trị liệu được tốt hơn.

Công tác phòng ngừa khuyết tật

Công tác phòng ngừa khuyết tật ở địa phương cũng được triển khai khá tốt qua việc khuyến khích tiêm chủng và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Các bà mẹ mang thai được tiêm phòng chuẩn uốn án, 2 mũi đối với bà mẹ mang thai con đầu, và 1 mũi đối với mang thai con thứ hai. Còn đối với trẻ em, tiêm chủng được tổ chức hàng tháng, tại địa bàn xã Tân An, lịch tiêm chủng sẽ diễn ra vào ngày mùng 4 hàng tháng, bất kể và vào ngày nghỉ hay ngày lễ việc tiếp chủng cho trẻ vẫn cứ diễn ra như bình thường. Việc tiêm chủng phòng chống một số bệnh cơ bản của trẻ đã góp phần nào giảm thiểu khuyết tật và tăng khả năng sống còn cho trẻ. Việc tư vấn về dinh dưỡng cho các mẹ từ khi mang thai đến khi sinh cũng giúp tang cường sự khỏe mạnh cho trẻ, giảm thiểu tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, góp phần hạn chế khuyết tật.

Việc thiết lập mối quan hệ với các cơ sở y tế cấp cao hơn trong địa bàn tỉnh đã giúp một số trẻ khuyết tật có chỉ định phẫu thuật được phẫu thuật miễn phí thông qua các chương trình được tài trợ bởi Quỹ trẻ thơ của huyện, như mổ hàm ếch, khoèo tay, khoèo chân, sụp mí, hay mắt lác nặng.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cũng còn tồn tại rất nhiều hạn chế, khi vẫn còn một số lượng lớn trẻ khuyết tật có chỉ định phục hồi chức năng sống trong cộng đồng không được chăm sóc để phục hồi sức khỏe do điều kiện kinh tế khó khăn. Việc thiếu nguồn cán bộ

được đào tạo bài bản, nên việc trợ giúp trẻ phục hồi chức năng tại địa phương cũng như công tác củng cố kiến thức, tìm kiếm huy động nguồn lực hay kế nối các cơ sở phục hồi chức năng để trợ giúp cho trẻ khuyết tật được chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất. Công tác phục hồi chức năng gần như không hoạt động, không có thăm khám, không có hướng dẫn phục hồi chức năng tại gia đình. Đồng thời gian đình trẻ khuyết tật cũng không được nâng cao nhận thức về khuyết tật, cũng như những vấn đề chăm sóc sức khỏe cho trẻ khuyết tật.

Trước thời gian năm 2008, xã có sự hoạt động của “quỹ trẻ thơ” do Hội phụ nữ quản lý, sau đó được chuyển giao cho trạm y tế. Mục tiêu của quỹ ra đời là để trợ giúp những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tuy nhiên từ năm 2008 đến nay, quỹ đã gần như ngừng hoạt động.

Công tác tuyên truyền về nâng cao sức khỏe, thúc đẩy nếp sống lành mạnh , hay nâng cao nhận thức của toàn dân về luật pháp chính sách cho người khuyết tật cũng chưa được triển khai. Việc để người dân trong địa bàn có hiểu biết về người khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì trẻ có thể nhận được nhiều sự trợ giúp hơn từ những người trong cộng đồng.

Kết quả của các hoạt động trợ giúp trẻ khuyết tật tại cộng đồng đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng mục tiêu chính là giúp trẻ khuyết tật tiếp cận được với dịch vụ chăm sóc sức khỏe thường xuyên và hiệu quả vẫn chưa được thể hiện rõ nét, chỉ có một số trẻ có chỉ định phẫu thuật, còn phần lớn những trẻ rất cần phục hồi chức năng trong thời gian dài để hồi phục lại chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Đẻ cải thiện được tình trạng này, chúng ta cần phải chỉ ra đâu là nguyên nhân khiến chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, từ đó mới giải quyết được triệt để gốc rễ của vấn đề.

Có thể nói, chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng vẫn chưa đạt được mục tiêu ban đầu là làm thay đổi nhận thức của mọi người trong cộng đồng chấp nhận trẻ khuyết tật như một thành viên bình thường khác của xã hội. cũng chưa biến phục hồi chức năng tại cộng đồng là một bộ phận của quá trình phát triển xã hội, chưa lôi kéo được sự tham gia của chính trẻ khuyết tật và gia đình vào

quá trình phục hồi chức năng, cũng chưa có sự liên kết chặt chẽ kết hợp giữa các cơ quan ban ngành địa phương vào công tác trợ giúp trẻ khuyết tật. Đây là một hiện trạng chung, khá phổ biến ở các địa phương khi triển khai chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Vấn đề cốt lõi ở đây chinh là nguồn nhân lực thực hiện các nhiệm vụ, mà cụ thể hơn chính là hiệu quả hoạt động của các nhân viên cộng đồng.

Nhân viên cộng đồng đang hoạt động trong các chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đều tận dụng nguồn lực từ những cán bộ công tác trong các cơ quan, đoàn thể, cùng một lúc họ phải thực hiện quá nhiều vai trò và nhiệm vụ khác nhau, trong khi họ không được hỗ trợ về kinh phí để làm thêm chương trình này. Thêm vào đó, những cán bộ này không hề được tập huấn đào tạo để thực hiện một dự án phát triển cộng đồng, cũng như được cung cấp kiến thức về khuyết tật, kiến thức về phục hồi chức năng, cũng như được cung cấp mạng lưới cơ ở y tế có nhiệm vụ phục hồi chức năng, nên họ cũng không thể hỗ trợ trể khuyết tật và gia đình khi chính bản thân họ cũng không hề có kiến thức về các lĩnh vực đó.

Một phần của tài liệu Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật sống tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Tân An, Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)