KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật sống tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Tân An, Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Trang 103)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

KHUYẾN NGHỊ

Đối với cơ quan ban hành chính sách, luật pháp

Trẻ khuyết tật hiện nay đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ nhà nước, các tổ chức phi chính phù trong và ngoài nước, hỗ trợ các em về nhiều mặt trong hoàn cảnh khó khăn cả về tài chính và nguồn nhân lực, rất nhiều trẻ khuyết tật đã được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức sức khỏe, giáo dục, việc làm, vui chơi giải trí và hòa nhập cộng đồng, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, nhất là trong khâu kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện, khiến cho nhiều trẻ em khuyết tật đặc biệt là trẻ em sống ở cộng đồng nông thôn miền núi vẫn chưa sử dụng được hiệu quả các nguồn lực, các giải pháp cần phải đề ra để khắc phục tình trạng trên như sau:

 Xây dựng cơ chế quản lí giám sát chặt chẽ các chương trình từ trung ương đến các địa phương đồng thời phải có chế tài xử phạt đối với các cơ quan, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ.

 Ban hành hướng dẫn cụ thể về thực hiện các Chương trình cho trẻ em khuyết tật đặc biệt là hướng dẫn về thực hiện các chính sách phục hồi chức năng tại cộng đồng à giáo dục hoà nhập;

 Thực hiện cuộc khảo sát toàn quốc về người khuyết tật tập trung vào đối tượng trẻ em để xây dựng hệ thống dữ liệu và các phương pháp tiêu chuẩn trong thu thập số liệu về trẻ em khuyết tật. Các tài liệu và báo cáo thống kế của các xã., phường phải cung cấp số liệu chính xác và liên tục về số trẻ em khuyết tật. Các số liệu này phải được hoàn thành hàng năm. Số liệu thống kê của các cơ quan quản lí nhà nước, và chính quyền các địa phương phải đồng nhất với nhau để có thể đưa ra các biện pháp hỗ trợ phù hợp cho người khuyết tật;

 Thiết lập một cơ cấu Nhà nước để dự toán ngân sách hỗ trợ người khuyết tật và giám sát và đánh giá việc thực hiện các chương trình cũng như sự tham gia của các cơ quan liên quan trong nỗ lực hỗ trợ người khuyết tật.

 Xây dựng đề án phát triển nghề công tác xã hội, lồng ghép nhân viên công tác xã hội được đào tạo vào các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

Đối với cơ quan truyền thông, giáo dục

 Nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân về các vấn đề liên quan đến trẻ khuyết tật, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến vấn đề chăm sóc và hòa nhập cộng đồng

 Đa dạng hóa các phương thức truyền tải thông tin về các vấn đề liên quan đến trẻ khuyết tật: ấn phẩm, tờ rơi, áp phích.

 Mở các lớp tập huấn ngắn hạn và dài hạn cho các cán bộ tham gia chương trình trợ giúp trẻ khuyết tật về kĩ năng phục hồi chức năng, cách phân loại trẻ khuyết tật cũng như một số giải pháp trợ giúp cho trẻ khuyết tật trong những hoàn cảnh cụ thể.

 Kêu gọi, huy động sự tham gia của đông đảo người dân trong các chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

Các cơ sở y tế

 Phân bố nguồn nhân lực có chuyên môn về phục hồi chức năng và vật lý trị liệu hợp lý giữa các khu vực, đặc biệt là giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn miền núi, giữa tuyến trung ương và địa phương.

 Chú trọng đào tạo chuyên sâu về lĩnh phục chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật cho đội ngũ nhân y bác sỹ

 Đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất, sản xuất các thiết bị hỗ trợ cho trẻ trẻ khuyết tật: chân tay giả, máy trợ thính, xe lăn…

 Tăng cường các hoạt động phát hiện và can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật sống ở cộng đồng.

 Kết hợp chặt chẽ với bảo hiểm để tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc chi trả lệ phí khám chữa bệnh cho trẻ khuyết tật

 Đảm bảo thái độ công bằng, y đức trong khám chữa bệnh cho trẻ khuyết tật bằng cách xây dựng các quy chế đánh giá giám sát trong khoảng thời gian nhất định để đánh giá năng lực, kiến thức, thái độ của y bác sỹ.

Đối với đội ngũ nhân viên công tác xã hội – nhân viên cộng đồng

 Trau dồi kiến thức, kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ về các vấn đề liên quan đến khuyết tật.

 Tích cực tham gia công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người dân về chính sách, luật pháp cho người khuyết tật.

 Tham gia các lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn và dài hạn về phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật.

 Tìm hiểu và có những hiểu biết nhất định về mạng lưới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật.

Một phần của tài liệu Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật sống tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Tân An, Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Trang 103)