BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU

Một phần của tài liệu Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật sống tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Tân An, Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Trang 113 - 131)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU

Cán bộ y tế xã Tân An (trạm trưởng) Nguyễn Thị Thúy - CBYT Người phỏng vấn : người nghiên cứu – NPV

NPV: Cháu chào bác . Cháu đang làm luận văn có liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe cho trẻ khuyết tật ở cộng đồng, nên cháu muốn tìm hiểu một số thông tin về một số hoạt động về của xã về công tác chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho người khuyết tật ở cộng đồng. Cháu rất mong nhận được sự chia sẻ của bác ạ

CBYT: Ừ, cháu cần những thông tin như thế nào, trong phạm vi có thể bác sẽ cung cấp cho.

NPV: Vâng ạ, cháu cảm ơn bác ạ.

NPV: Theo cháu được biết công tác phục phục hồi chức năng đã được triển khai ở rất nhiều nơi, ở xã mình đã triển khai trương trình này chưa ạ ?

CBYT: Ừ, triển khai lâu rồi

NPV: Công tác phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng ở xã mình được triển khai như thế nào ?

CBYT: Trạm y tế xã kết hợp với cán bộ phục trách văn hóa xã tiến hành sàng lọc khuyết tật trên toàn xã, phát phiếu sàng lọc khuyết tật cho các trưởng thôn, vì trưởng thôn là người của chính quyền gần gũi với nơi ở của người khuyết tật nhất, nên thông qua đó để có danh sách người khuyết tật trên địa bàn xã. Sau khi có số liệu tổng thế, có một cán bộ của trạm y tế sẽ phụ trách tổng hợp lại từ các thôn, rồi phân chia theo nhóm tuổi rồi nộp lên UBND xã, số liệu này sẽ được cán bộ phụ trách văn hóa của xã nộp lên phòng Lao động xã hội huyện. Trên cở sở đó sẽ tổ chức khám sàng lọc tập trung tại trạm y tế, cấp giấy xác nhận khuyết tật và các bộ xã sẽ hỗ trợ các gia đình làm thủ tục xin trợ cấp.

Bọn trẻ khuyết tật này cũng có thẻ bảo hiêm y tế miễn phí hết rồi, thỉnh thoảng có bị làm sao ra đây khám cũng không mất tiền gì đâu. Còn về hướng dẫn phục hồi chức

năng tại gia đình còn chưa làm được mấy đâu, thiếu người lắm, bao nhiêu việc khác,, may ra một năm đi được một lần thôi.

NPV: Ở trạm y tế, có những công cụ nào để hỗ trợ người phục hồi chức năng ở cộng đồng ạ ?

CBYT: Không có gì đâu, làm gì có ai ra đây mà cần làm gì, những cái đơn giản như nạng với gậy thì cần gì, họ khác từ làm được, còn những thiết bị đắt tiền thì làm sao mà đủ điều kiện mà có.

NPV: Ở trạm mình có ai có chuyên môn về phục hồi chức năng ạ?

CBYT: Không, thỉnh thoảng có đợt tập huấn thì cứ người đi thôi,

NPV: Mỗi đợt tập huấn trong khoảng thời gian bao nhiêu lâu ạ?

CBYT: Nhanh thì 2, 3 ngày, lâu nhất là một tuần, mỗi lần lại cử một người đi

NPV: Nội dung tập huấn như thế nào ạ ?

CBYT : Mỗi lần khác nhau, thông thường là những bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng cơ bản.

NPV: Kinh phí cho mỗi lần tập huấn này thì như thế nào ạ ?

CBYT: Không mất gì, còn được thêm tiền hỗ trợ đi lại nữa, chỉ mất công đi thôi. NPV: Công tác phòng ngừa khuyết tât ở xã được triển khai như thế nào ạ

CBYT: chỉ có mỗi tiêm phòng cho bọn trẻ con thôi, mỗi tháng tiêm một lần, vào ngày mùng 4 hàng tháng, không có sự thay đổi bất kể là ngày lễ hay ngày nghỉ. NPV: Bác có thể cho cháu biết một chút về công tác phổ biến luật pháp, chính sách cho người khuyết tật ở trạm cũng như ở xã không ạ.

CBYT: Bên này không biết gì đâu, chỉ có công văn chỉ đạo từ xã xuống bảo làm thế nào thì làm thôi, chứ còn công văn, luật pháp gì phải hỏi ông cán bộ xã chứ, ở trạm này thì lấy đâu ra. Có chương trình khám chữa bệnh gì theo chỉ đạo thì còn biết, chứ hỏi luật pháp thì chịu rồi.

NPV: Vâng ạ. Cháu cảm ơn bác về những thông tin bác đã chia sẻ ạ. Cháu chào bác.

CBYT: Ừ, ở đây chỉ làm được như thế thôi cháu ạ, kinh phí ít nên muốn làm nhiều cũng không đư

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU

15h, ngày 27/5/2013, Tân An, Chiêm Hóa, Tuyên Quang

Đối tượng PV: Hà Văn Thuẩn – Cán bộ văn hóa xã phụ trách các vấn đề về trẻ em-CBVH

Người phỏng vấn : Người nghiên cứu – NPV

NPV: Em chào anh . Em được biết là anh là cán bộ văn hóa phụ trách các vấn đề liên quan đến trẻ em và bảo trợ xã hội ở xã. Em đang tiến hành nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp liên quan đến vấn đề trẻ khuyết tật. Em muốn tìm hiểu một số vấn đề về tình hình trẻ khuyết tật ở xã mình. Em rất mong nhận được sự chia sẻ cũng như giúp đỡ của anh ạ.

CBVH: Ừ, Ở trên Ủy ban này cũng không có cái gì nhiều đâu, muốn tìm hiểu kỹ thì phải xuống trạm y tế, ở trên này chỉ có số liệu mà trạm y tế gửi lên thôi.

NPV: Em sẽ chỉ hỏi một vài vấn đề nhỏ thôi ạ.

Xã mình đã hoạt động như thế nào để trợ giúp trẻ khuyết tật ạ, đặc biệt là trong vấn đề chăm sóc sức khỏe ạ ?

CBVH: Về chăm sóc sức khỏe thì chủ yếu là bên trạm y tế thôi, còn ở xã này thỉnh thoảng có chương trình gì thì thông báo đến các gia đình có trẻ khuyết tật, để gia đình đưa các cháu đi khám, như chương trình mổ hàm ếch do Quỹ trẻ thơ của huyện tài trợ chả hạn, thông tin về đến xã thì xã sẽ báo về thôn và cán bộ ở thôn sẽ thông báo cho gia đình có trẻ khuyết tật trong diện có dạng khuyết tật như thế để đi khám, nếu qua giám định được phẫu thuật được thôi.

Ở trên xã chủ yếu hỗ trợ các thủ tục để được nhận trợ cấp thôi, chứ còn về y tế thì biết cái gì mà làm.

NPV: Ngoài cán bộ văn hóa xã phụ trách về vấn đề bảo vệ trẻ em thì còn bộ phận nào ở xã có liên quan ạ ?

CBVH: Đợt trước có thêm bên hội phụ nữ, chịu trách nhiệm duy trì quỹ trẻ thơ, nhưng hình như bây giờ không hoạt động nữa rồi, lâu lắm rồi không thấy nhắc đến.

NPV: Các chính sách, luật pháp về người khuyết tật thì ai là người có hiểu biết nhất ạ

CBVH: Nói chung là luật pháp chính sách thì chỉ có giấy tờ thôi, chả ai nắm được hết đâu, lúc nào có chương trình gì từ trên xuống thì mình cứ thực hiện theo là được, có ai kiểm tra đâu mà tìm hiểu làm gì.

NPV: Những văn bản chính sách được phổ biến như thế nào để mọi người cùng biết ạ ?

CBVH: Cũng không có phổ biến rộng rãi đâu, thỉnh thoảng có một vài cái tờ rơi thì dán ở bảng tin trước cửa phòng tiếp dân kia, với lại ở trạm y tế, chứ cũng không có thời gian mà phổ biến cho mọi người, chỉ có nhà nào quan tâm thì họ tự tìm hiểu thôi.

NPV: Một mình anh phải đảm nhiệm những công việc như thế nào ạ

CBVH: Nhiều lắm, giải quyết tất cả những vấn đề liên quan đến chính sách xã hội, nào là cựu chiến binh, nào là người nghèo, người khuyết tật, suốt ngày xoay vòng với mấy cái thủ tục này, cũng phải đi lài suốt, không kham nổi, mà lương thì ít.

NPV: Vâng ạ, một mình anh chắc cũng rất vất vả mới giải quyết được mọi việc Em cảm ơn anh về những thông tin vừa rồi. Chúc anh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ạ. Em chào anh

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU

10h30, ngày 26/4/2013, Trường Mầm Non Tân An, Chiêm Hóa, Tuyên Quang Đối tượng PV: Cô giáo Lê Thị Mai – Giáo viên đứng lớp trẻ khuyết tật - GVMN Người phỏng vấn: Người nghiên cứu – NPV

NPV: Em chào chị

GVMN: Ừ, chào em.

NPV: Em là Hường, học viên cao học trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, em đang làm một đề tài luận văn tốt nghiệp liên quan đến vấn đề trẻ khuyết tật, qua tìm hiểu thì em được biết lớp chị phụ trách có một bé bị khuyết tật nên em muốn tìm hiểu một chút về việc hỗ trợ bé của giáo viên và nhà trường ạ.

GVMN: Ừ, không vấn đề gì .

NPV: Một lớp trung bình có khoảng bao nhiêu em ạ

GVMN: Cũng tùy thôi, vì độ tuổi khác nhau sắp xếp vào các lớp, thường là mỗi độ tuổi chỉ có một lớp thôi, khoảng 30 cháu một lớp.

NPV: Việc học tập và sính hoạt của các bé như thế nào ạ?

GVMN: Các bé chỉ học ở trên lớp thôi, chứ ở đây cũng chưa có điều kiện để mở lớp bán trú, nên đến trưa bố mẹ lại đón các cháu về nhà.

NPV: Chị có gặp khó khăn gì khi trong lớp có trẻ khuyết tật không ạ?

GVMN: Cũng không gặp khó khăn gì cả, vì bé này chỉ hơi khó khăn trong việc cầm nắm thôi, chứ còn trí tuệ vẫn bình thường, ngoan ngoãn, và khá là nhanh nhẹn.

NPV: Chị hiểu như thế nào về chính sách, luật pháp cũng như quyền của trẻ khuyết tật ạ ?

GVMN: Ôi, cái này thì không biết đâu, mình cũng chỉ làm theo chỉ đạo ở trên xuống thôi mà, thế là cũng có Luật cơ à, ở đây vùng sâu vùng xa nên không nắm được những thứ ấy.

NPV: Chị có hiểu biết như thế nào về các trung tâm chắc sóc sức khỏe cho trẻ khuyết tật ạ ?

GVMN: Thì cả tỉnh này cũng chỉ có 1 trung tâm ở Thành phố thôi, hình như là trung tâm phục hồi chức năng Hương Sen thì phải, nghe loáng thoáng thế, mình cũng không tìm hiểu kỹ. Nhưng mà những bé nào mà cần phẫu thuật thì phải tìm chỗ khác, ở đấy không có phẫu thuật chỉnh hình thì phải, bé học lớp chị đi mấy lần rồi nhưng vẫn thế.

NPV: Mối tương tác giữa chị và gia đình cháu thường là liên quan đến những vấn đề như thế nào ạ?

GVMN: Chỉ là việc học tập ở trên lớp của các bé như thế nào thôi, vì toàn bộ sinh hoạt của các cháu diễn ra ở nhà mà, mới lại trên lớp thì nhiệm vụ của các cô là chỉ dạy học cho các cháu thôi chứ, các vấn đề khác mình cũng chả biết mà nói.

NPV: Ngoài lớp chị có bé bị khuyết tật ra còn có lớp nào nữa không ạ ?

GVMN: Không có, đợt trước bên lớp 5 tuổi có một đứa bị tự kỷ nhưng mà nghỉ học rồi, vì các cô không quản nổi, nói bé không biết nghe, bé cũng không biết làm gì cả mà còn chạy nhảy ở bên ngoài suốt.

NPV: Vâng, em cám ơn chị về những thông tin vừa rồi. Chúc chị luôn mạnh khỏe và công tác tốt ạ. Em chào chị

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU

15h, ngày 27/5/2013, Tân An, Chiêm Hóa, Tuyên Quang

Đối tượng PV: Hà Văn Thuẩn – Cán bộ văn hóa xã phụ trách các vấn đề về trẻ em-CBVH

Người phỏng vấn : Người nghiên cứu – NPV

NPV: Em chào anh . Em được biết là anh là cán bộ văn hóa phụ trách các vấn đề liên quan đến trẻ em và bảo trợ xã hội ở xã. Em đang tiến hành nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp liên quan đến vấn đề trẻ khuyết tật. Em muốn tìm hiểu một số vấn đề về tình hình trẻ khuyết tật ở xã mình. Em rất mong nhận được sự chia sẻ cũng như giúp đỡ của anh ạ.

CBVH: Ừ, Ở trên Ủy ban này cũng không có cái gì nhiều đâu, muốn tìm hiểu kỹ thì phải xuống trạm y tế, ở trên này chỉ có số liệu mà trạm y tế gửi lên thôi.

NPV: Em sẽ chỉ hỏi một vài vấn đề nhỏ thôi ạ.

Xã mình đã hoạt động như thế nào để trợ giúp trẻ khuyết tật ạ, đặc biệt là trong vấn đề chăm sóc sức khỏe ạ ?

CBVH: Về chăm sóc sức khỏe thì chủ yếu là bên trạm y tế thôi, còn ở xã này thỉnh thoảng có chương trình gì thì thông báo đến các gia đình có trẻ khuyết tật, để gia đình đưa các cháu đi khám, như chương trình mổ hàm ếch do Quỹ trẻ thơ của huyện tài trợ chả hạn, thông tin về đến xã thì xã sẽ báo về thôn và cán bộ ở thôn sẽ thông báo cho gia đình có trẻ khuyết tật trong diện có dạng khuyết tật như thế để đi khám, nếu qua giám định được phẫu thuật được thôi.

Ở trên xã chủ yếu hỗ trợ các thủ tục để được nhận trợ cấp thôi, chứ còn về y tế thì biết cái gì mà làm.

NPV: Ngoài cán bộ văn hóa xã phụ trách về vấn đề bảo vệ trẻ em thì còn bộ phận nào ở xã có liên quan ạ ?

CBVH: Đợt trước có thêm bên hội phụ nữ, chịu trách nhiệm duy trì quỹ trẻ thơ, nhưng hình như bây giờ không hoạt động nữa rồi, lâu lắm rồi không thấy nhắc đến.

NPV: Các chính sách, luật pháp về người khuyết tật thì ai là người có hiểu biết nhất ạ

CBVH: Nói chung là luật pháp chính sách thì chỉ có giấy tờ thôi, chả ai nắm được hết đâu, lúc nào có chương trình gì từ trên xuống thì mình cứ thực hiện theo là được, có ai kiểm tra đâu mà tìm hiểu làm gì.

NPV: Những văn bản chính sách được phổ biến như thế nào để mọi người cùng biết ạ ?

CBVH: Cũng không có phổ biến rộng rãi đâu, thỉnh thoảng có một vài cái tờ rơi thì dán ở bảng tin trước cửa phòng tiếp dân kia, với lại ở trạm y tế, chứ cũng không có thời gian mà phổ biến cho mọi người, chỉ có nhà nào quan tâm thì họ tự tìm hiểu thôi.

NPV: Một mình anh phải đảm nhiệm những công việc như thế nào ạ

CBVH: Nhiều lắm, giải quyết tất cả những vấn đề liên quan đến chính sách xã hội, nào là cựu chiến binh, nào là người nghèo, người khuyết tật, suốt ngày xoay vòng với mấy cái thủ tục này, cũng phải đi lài suốt, không kham nổi, mà lương thì ít.

NPV: Vâng ạ, một mình anh chắc cũng rất vất vả mới giải quyết được mọi việc Em cảm ơn anh về những thông tin vừa rồi. Chúc anh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ạ. Em chào anh

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU

10h30, ngày 26/4/2013, Trường Mầm Non Tân An, Chiêm Hóa, Tuyên Quang Đối tượng PV: Cô giáo Lê Thị Mai – Giáo viên đứng lớp trẻ khuyết tật - GVMN Người phỏng vấn: Người nghiên cứu – NPV

NPV: Em chào chị

GVMN: Ừ, chào em.

NPV: Em là Hường, học viên cao học trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, em đang làm một đề tài luận văn tốt nghiệp liên quan đến vấn đề trẻ khuyết tật, qua tìm hiểu thì em được biết lớp chị phụ trách có một bé bị khuyết tật nên em muốn tìm hiểu một chút về việc hỗ trợ bé của giáo viên và nhà trường ạ.

GVMN: Ừ, không vấn đề gì .

NPV: Một lớp trung bình có khoảng bao nhiêu em ạ

GVMN: Cũng tùy thôi, vì độ tuổi khác nhau sắp xếp vào các lớp, thường là mỗi độ tuổi chỉ có một lớp thôi, khoảng 30 cháu một lớp.

NPV: Việc học tập và sính hoạt của các bé như thế nào ạ?

GVMN: Các bé chỉ học ở trên lớp thôi, chứ ở đây cũng chưa có điều kiện để mở lớp bán trú, nên đến trưa bố mẹ lại đón các cháu về nhà.

NPV: Chị có gặp khó khăn gì khi trong lớp có trẻ khuyết tật không ạ?

GVMN: Cũng không gặp khó khăn gì cả, vì bé này chỉ hơi khó khăn trong việc cầm nắm thôi, chứ còn trí tuệ vẫn bình thường, ngoan ngoãn, và khá là nhanh nhẹn.

NPV: Chị hiểu như thế nào về chính sách, luật pháp cũng như quyền của trẻ khuyết tật ạ ?

GVMN: Ôi, cái này thì không biết đâu, mình cũng chỉ làm theo chỉ đạo ở trên xuống thôi mà, thế là cũng có Luật cơ à, ở đây vùng sâu vùng xa nên không nắm được

Một phần của tài liệu Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật sống tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Tân An, Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Trang 113 - 131)