8. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.1.1. Trẻ khuyết tật
Trẻ em : Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì trẻ em là “công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi” [12]
Theo công ước quốc tế về quyền trẻ em là những người dưới 18 tuổi [6] Trong bài nghiên cứu, khái niệm trẻ em sẽ được sử dụng theo công ước quốc tế về quyền trẻ em, có nghĩa là trẻ khuyết tật trong bài nghiên cứu là những trẻ dưới 18 tuổi.
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao đô ̣ng , sinh hoạt, học tập gặp khó khăn [11] .
Trẻ khuyết tật là công dân Việt Nam dưới mười tám tuổi, bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn.
1.1.2.Trẻ khuyết tật ở cộng đồng
Trẻ khuyết tật ở cộng đồng là những trẻ đang sống cùng với gia đình, người thân hoặc người chăm sóc sống ở ngoài cộng đồng(không bao gồm các trẻ khuyết tật sống trong trung tâm bảo trợ hoặc chuyên biệt)
Trẻ khuyết tật sống tại cộng đồng trong đề tài nghiên cứu là những trẻ em dưới 18 tuổi, có các dạng tật đã được phân loại theo quy định của bộ y tế và đang sống cùng với gia đình trong địa bàn nghiên cứu.
1.1.3.Dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Sức khỏe được tổ chức Y tế tế giới (WHO) định nghĩa là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật.[ 35]
Chăm sóc sức khỏe là các hoạt động là chẩn đoán, điều trị và phòng chống bệnh tật, thương tích, và suy yếu về thể chất và tâm thần khác ở người.
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong mỗi quốc gia được cung cấp thông qua hệ thống y tế , trong đó bao gồm tất cả các tổ chức, các tổ chức, nguồn lực và những người có hoạt động với mục đích chính là khám chữa bệnh, điều dưỡng phục hồi chức năng về thể chất cũng như tinh thần cho các đối tượng.
1.1.4.Phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng bao gồm các biện pháp y học, kinh tế - xã hội, giáo dục và các kỹ thuật phục hồi làm giảm tối đa tác động của giảm chức năng và khuyết tật, đảm bảo cho người khuyết tật hội nhập và tái hội nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng tham gia các hoạt động xã hội. [10]
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng : Là hình thức phục hồi chức năng ngay tại cộng đồng và dựa vào cộng đồng (gồm chính quyền địa phương, y tế cộng đồng, hàng xóm, gia đình và bản thân người khuyết tật) là chính, cán bộ PHCN chỉ đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn và kỹ thuật.[10]
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng theo hướng dẫn của tổ chức Y tế giới đang là một biện trợ giúp hiệu quả cho những người khuyết tật tại các nước đang phát triển. Với việc sử dụng các nguồn lực sẵn có ở địa phương, người khuyết tật sẽ có cơ hội để tiếp cận và sử dụng hiệu quả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhờ sự giúp đỡ, hướng dẫn của đội ngũ nhân viên cộng đồng.
1.1.5.Tiếp cận
Tiếp cận là người khuyết tật sử dụng được công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác hỗ trợ để có thể hòa nhập cộng đồng [11]
Trong đề tài nghiên cứu, tác giả đã sử dụng khái niệm tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, có nghĩa là người khuyết tật được biết đến và sử dụng hiệu quả các dịch vụ y tế, phục hồi chức năng để trị liệu, cải thiện sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần để có thể hòa nhập cộng đồng.