Rào cản tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật

Một phần của tài liệu Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật sống tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Tân An, Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Trang 74 - 78)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.6. Rào cản tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật

Với thực tế mạng lưới chăm sóc sức khỏe cho trẻ khuyết tật hiện nay còn phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Thêm vào đó, trình độ năng lực cũng như thái độ của đội ngũ nhân viên y tế còn nhiều hạn chế, cùng với

nhận thức của cha mẹ trẻ về khuyết tật chưa đầy đủ, làm cho khiến những trẻ khuyết tật sống ở nông thôn và khu vực miền núi gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và sử dụng hiệu quả các biện pháp hỗ trợ về y tế để phục hồi chức năng.

Điều kiện kinh tế

Vấn đề kinh tế là một trong những lý do chính để dẫn đến việc trẻ khuyết tật hạn chế tiếp cận và sử dụng hiểu quả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ.

Vấn đề kinh tế ở đây liên quan đến nhiều khía cạnh, cả về chi phí chi trả cho dịch vụ y tế, giao thông, vấn đề ăn uống sinh hoạt hằng ngày khi phải ở nội trú tại các trung tâm y tế. Tuy rằng, chi phí khám chữa bệnh và phục hồi chức năng phần lớn là do bảo hiểm y tế chi trả, nhưng những chi phí phát sinh trong thời gian trẻ trị liệu tại các cơ sở y tế cũng là không hề nhỏ, khi luôn phải có một người kèm theo trẻ để chăm sóc. Thêm vào đó, phần lớn các gia đình có trẻ khuyết tật trên địa bàn đều có nguồn thu nhập chính từ hoạt động nông nghiệp, và thủ công nghiệp, hầu hết kinh tế các gia đình chỉ ở mức trung bình, thậm chí thuộc hộ nghèo, chỉ có thể lo đủ ba bữa ăn mỗi ngày, không có khoản tiền tiếm kiệm, việc chi phí trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ khuyết tật là sự thiếu hụt vào mức chi tiêu hằng ngày. Ngoài khoản thiếu hụt, thì gia đình lại mất đi một nguồn lao động chính, khi bắt buộc phải có một người lớn để bên cạnh chăm sóc trẻ tròn thời gian trị liệu, như vậy là mất đi một người tạo ra nguồn thu nhập, trong khi cả hai người lao động mới tạo ra được nguồn kinh tế đủ cho cuộc sống tối thiều hằng ngày, với tình trạng như giảm nguồn thu, tăng nguồn chi đã dẫn đến các gia đình có trẻ khuyết tật dễ dàng rơi vào tình trạng khó khăn. Nếu tiếp tục duy trì việc chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật mà không biết đến bao giờ mới có kết quả, thì cả gia đình sẽ bị ảnh hưởng, những đứa trẻ khác trong gia đình sẽ có nguy cơ bị bỏ bê, xao nhãng, thiếu sự chăm sóc. Bởi vậy, việc các gia đình lựa chọn giải pháp tập trung vào giữ gìn sự ổn định của gia đình trước mắt hơn là mạo hiểm mà không biết trước được kết quả sẽ ra sao là điều có thể hiểu được, bởi các gia đình cũng không đủ kiến thức về khuyết tật để tin tưởng rằng trẻ có khả năng phục hồi.

Trình độ học vấn

Nguyên nhân thứ hai và cũng góp phần đáng kể vào việc trẻ khuyết tật không được chăm sóc sức khỏe thường xuyên là trình độ học vấn và nhận thức của cha mẹ trẻ. Trong số 10 phụ huynh trẻ khuyết tật được phỏng vấn 90% trong số hộ mới dừng lại ở cấp THCS, có người đã tốt nghiệp, có người thì bỏ học dang dở, thậm chí có cha mẹ trẻ vừa mới hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học. Có thể nói trình độ học vấn có ảnh hưởng đến việc tham gia trị liệu cho trẻ bởi nếu cha mẹ có sự hiểu biết nhất định thì họ sẽ có sự chủ động trong việc tiềm kiếm thông tin về các dạng khuyết tật của con em mình, đồng thời biết cách để liên hệ với những nơi cung cấp dịch vự hữu ích mà không hoàn toàn trông chờ vào người khác. Họ cũng có thể cập nhật được những thông tin để chăm sóc đứa trẻ của mình hiệu quả hơn. Cũng chính vì không có đầy đủ thông tin nên cha mẹ trẻ không có sự hi vọng vào sự chữa trị phục hồi mà thường có gắng chấp nhận hiện tại mà không biết đến cơ hội có thể phục hồi của trẻ.

Sự hạn chế về dịch vụ.

Sự hạn chế về dịch vụ bao gồm sự thiếu hụt các cơ sở phù hợp có trong địa bàn và sự hạn chế về kiến thức năng lực của đội ngũ cán bộ cũng khiến cho trẻ có ít cơ hội hơn để tiếp cận với các dich vụ y tế phù hợp. Với hệ thống mạng lưới phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng còn hoạt động yếu kém, trẻ khuyết tật muốn được chăm sóc phục hồi buộc phải tìm đến những có sở y tế các chức năng phục hồi chức năng hay phẫu thuật chỉnh hình, tuy nhiên, cả tỉnh rộng lớn chỉ có duy nhất một trung tâm phục hồi chức năng, khoảng cách địa lý cùng với những chi phí phát sinh khiến cho trẻ khó tiếp cận được, trong khi các cơ sở y tế ở gần lại không đáp ứng được nhu cầu. Vì đất nước ta còn chưa thực sự phát triển, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất để phục vụ cho nhu cầu phục hồi chức năng còn nhiều khó khăn, không thể cải thiện trong thời gian ngắn, cách khắc phục duy nhất là tận dụng những nguồn lực cơ sẵn ở địa phương để xây dựng nên một mạng lưới phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, một chương trình đã được chứng minh là tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế của các nước đang phát triển. Để

xây dựng được mạng lưới này cũng rất cần một nguồn nhân lực ở cộng đồng, nhưng có thể khắc phục được.

Về vấn đề kiến thức và năng lực của nhân viên y tế còn hạn chế cũng là nguyên nhân đáng kể trong việc thay đổi thái độ, tần suất của việc tham gia chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật. Thứ nhất là về mặt số lượng nguồn lực cán bộ y tế có chuyên môn cao về phục hồi chức năng còn quá hạn chế, hầu hết các cán bộ công tác ở trung tâm phục hồi chức năng ở tỉnh Tuyên Quang đều không được đào tạo chuyên sâu về phục hồi chức năng, mà chỉ tham gia các lớp đào tạo ngắn hoặc dài hạn, nếu được cử đi học thì nguồn nhân lực này cũng đã tìm cách để công tác ở những cơ sở y tế khác có mức thu nhập cao hơn. Việc năng lực hạn chế dẫn đến có một số trường hợp trẻ bị khuyết tật nặng như bại não gần như không có sự tiến bộ trong quá trình điều trị, khiến gia đình trẻ mất niềm tin vào khả năng phục hồi của trẻ dẫn đến từ bỏ điều trị. Vấn đề thứ hai cần nói đến nguồn nhân lực là số lượng cán bộ hạn chế trong khi số lượng người khuyết tật mỗi ngày lại tăng lên, một cán bộ phải phụ trách nhiều bệnh nhân, khiến cho quá trình làm việc căng thẳng, mệt mỏi, cũng dẫn đến việc trị liệu kém hiệu quả. Họ không còn thời gian để quan tâm, hướng dẫn chỉ bảo đến tất cả các bệnh nhân nữa, trong khi những cha mẹ trẻ lại không có sự chủ động.

Từ những phân tích trên có thể nhận thấy, vấn đề kinh tế và hạn chế về thiết bị dịch vụ là những nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ khuyết tật bị cản trở tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Chúng ta cũng nhận thấy rõ ràng rằng, nếu để khắc phục những khó khăn trên bằng việc xây dựng thêm các trung tâm y tế, phục hồi chức năng ở các địa phương, mua sắm thêm nhiều thiết bị cần thiết cho việc phục hồi chức năng là cách hiệu quả nhất, tuy nhiên đó là điều không thể thực hiện trong bối cảnh kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn như hiện nay, bởi vậy cần phải có một hướng đi khác để khắc phục những hạn chế này vừa hiệu quả lại không tốn quá nhiều chi phí. Vì mục đích cuối cùng của chúng ta là làm sao để trẻ khuyết tật được chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất trong hoàn cảnh hiện tại, chứ không thể chờ đợi đến khi hoàn thành cơ sở hạ tầng.

Một phần của tài liệu Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật sống tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Tân An, Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)