Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật sống tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Tân An, Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Trang 44 - 47)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.5. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.

Tân An là một trong 25 xã miền núi của huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang với 1.539 hộ tương đương với 6.549 nhân khẩu, trong đó có khoảng 90% dân số là người dân tộc thiểu số. Toàn xã có 355 hộ nghèo, chiếm khoảng 23 % trong tổng số hộ của toàn xã [18].

Người dân nơi đây sinh sống chủ yếu bằng hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi, bên cạnh đó còn có sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nhưng không đáng kể.

Về giao thông : Các tuyến đường giao thông liên thôn phần lớn đã được bê tông hóa, tuy chưa xây dựng được mạng lưới rộng khắp, hoàn chỉnh ở những nơi có địa bàn hiểm trở (khu vực có mạng lưới khe suối khá dày đặc) nên giao thông bị

chia cắt, chưa làm được cầu qua suối kiên cố, khiến cho việc đi lại của nhiều hộ dân gặp nhiều khó khăn, nhất và vào mùa lũ.

Văn hóa xã hội

Ngoài một nhà văn hóa xã kiên cố, với đầy đủ hệ thống lao đài, phát thanh thì mỗi một thôn lại có một nhà văn hóa riêng để thuận lợi cho việc tổ chức họp dân mỗi khí có công việc cần bàn bạc và lấy ý kiến.

Về công tác xã hội

Chủ yếu thực hiện việc tổ chức chi trả chế độ chính sách cho người có công và các đối tượng bảo trợ đảm bảo đúng thời gian, đúng đối tượng:

Thực hiện cấp gạo đói giáp hạt cho các hộ nghèo

Xác định lại mức độ khuyết tật cho 70 đối tượng đang hưởng trợ cấp hàng tháng

Cấp thẻ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số, trẻ em, người có công và người nghèo.

Công tác y tế

Trạm y tế xã có sáu biên chế cán bộ làm nhiệm vụ khám chữa bệnh phổ biến cho người dân trong xã, tuy nhiên chưa có bác sỹ mà toàn bộ sáu người đều là y sỹ. Trong đó có một người được giao nhiệm vụ kết hợp với hội phụ nữ để duy trì quỹ vì trẻ thơ của xã và thực hiện các công tác liên quan đến người khuyết tật. Tuy nhiên, quỹ Vì trẻ thơ đã ngừng hoạt động từ năm 2008, nên không có trẻ em nào được giúp đỡ từ nguồn quỹ này, công tác phục hồi chức năng tại cộng đồng mới chỉ dừng lại ở việc khám sàng lọc và tổng hợp danh sách, chưa có hoạt động cụ thể để trợ giúp.

Thực hiện tốt việc khám chữa bệnh cho nhân dân, các chương trình của công tác y tế. Thường xuyên thực hiện các chương trình lồng ghép tuyên truyền về dân số kế hoạch hóa gia đình, tổ chức tư vấn và thực hiện có kết quả các dịch vụ về kế hoạch hóa gia đình cho các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ.

 Công tác giáo dục

Trên địa bàn xã có 1 trường mẫu giáo với 13 lớp mẫu giáo cùng với 276 học sinh, hai trường tiểu học với 392 học sinh [20]. Ngoài các lớp mở tại điểm trường

chính, tại các thôn xa trung tâm còn có các lớp được mở ngay tại thôn để thuận lợi cho việc tiếp cận học tập của các học sinh.

Có một trường Trung học cơ sở nằm tại trung tâm của xã có 319 học sinh. Đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở

Qua những số liệu được tổng hợp trên, có thể nhận thấy đây là một xã nghèo miền núi, còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế khi đại bộ phận người dân của xã là người dân tộ thiểu số, trình độ dân trí chưa cao, giao thông khó khăn khiến cho việc giao lưu với bên ngoài còn nhiều hạn chế.

Riêng về mảng y tế và công tác hỗ trợ cho người khuyết tật nói chung cũng như trẻ em khuyết tật nói riêng chưa thực sự được chú trọng, mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá sàng lọc và phát thẻ bảo hiểm y tế và trợ cấp hàng tháng, chưa có hoạt động cụ thể nào để tuyên truyền, cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức của người dân về quyền của người khuyết tật, khiến cho mạng lưới giúp đỡ người khuyết tật ở cộng đồng rải rác, không hiệu quả.

Một phần của tài liệu Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật sống tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Tân An, Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)