Mô hình điển hình về tăng cƣờng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật ở cộng đồng[3]

Một phần của tài liệu Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật sống tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Tân An, Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Trang 91 - 96)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.4. Mô hình điển hình về tăng cƣờng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật ở cộng đồng[3]

khỏe của trẻ khuyết tật ở cộng đồng[3]

Hiện tại, để tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc khỏe của trẻ khuyết tật ở cộng đồng thì các mô hình dự án phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (CBR) vẫn là mô hình đem lại nhiều hiệu quả nhất, các mô hình CBR đã và đang được triển khai ở nhiều địa phương trên cả nước. Sau đây là kinh nghiệm một một mô hình CBR được triển khai tại 3 tỉnh Khánh Hòa, Vĩnh Long, Phú Yên . Mô hình được triển khai đầy đủ ở các tuyến xã, tuyến huyện, đến tuyến tỉnh do tổ chức Handicap International (Bỉ) tài trợ. Mặc dù mô hình đã được triển khai từ rất lâu nhưng hiện tại vẫn chưa có mô hình nào thay thế hiệu quả hơn, đồng thời ở các địa phương vẫn đang triển khai mô hình phục hồi chức năng vào cộng đồng. Chính vì vậy, mô hình vẫn có những điểm đáng để học tập, những ưu điểm hay hạn chế của mô hình đã được triển khai sẽ góp phần cải thiện những dự án trong tương lai.

Mục tiêu của dự án là giúp những người khuyết tật, đặc biệt là tại các vùng

sâu, vùng xa tiếp cận và hưởng các dịch vụ phục hồi chức năng tại nơi họ đang sinh sống.

Nguyên tắc của dự án

Tính xã hội hóa: Chương trình phải được lồng ghép trong hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu, do đó nó phải được thực hiện song song với sự phát triển cộng đồng, trên cơ sở bền vững và lâu dài. Tính xã hội hóa thể hiện ở sự ủng hộ và tham

gia của các cấp chính quyền, của các ban ngành đoàn thể, của gia đình người khuyết tật và đặc biệt là sự tham gia của chính bản thân người khuyết tật. Mọi người và các tổ chức phải tham gia một cách bình đẳng bằng sự đóng góp về kỹ thuật và chuyên môn chứ không mang tính chất thương hại và ganh đua.

Trung tâm tham vấn: Một trung tâm phục hồi chức năng là lối vào “lí tưởng” của chương trình CBR. Trung tâm này hoạt động với chức năng: phối hợp với các trung tâm chuyên khoa khác trong công tác phục hồi chức năng, quản lý ngân sách chương trình, đào tạo, lượng giá, cũng như duy trì mạng lưới của giám sát viên và nhân viên cộng đồng. Một trong những nhiệm vụ “chìa khóa” của trung tâm là điều phối, tuyên truyền, tư vấn, phát triển nhận thức về phòng ngừa và phục hồi chức năng trong cộng đồng và cuối cùng là xã hội hóa chương trình CBR.

Làm việc theo nhóm: Không phân chia người khuyết tật thành nhiều mảng khác nhau và mỗi đơn vị chuyên mộ chỉ chú trọng tới phần mảng thuộc nhiệm vụ của mình mà phải cùng cộng đồn trách nhiệm đối với người khuyết tật.

Duy trì mạng lưới chương trình: Để duy trì được mạng lưới chương trình cần phải chú trọng đến 3 điểm chính như sau : Phải nằm trong hệ thống CBR quốc gia, hiểu và đáp ứng đúng nhu cầu của người khuyết tật, nâng cao mức độ tham gia của bản thân người khuyết tật.

Nhóm đối tượng của dự án

Người thụ hưởng: Là tất cả những người khuyết tật thuộc tám nhóm khuyết tật theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới(khuyết tật vận động, khuyết tật nghe nói, khó khăn về nhìn, khó khăn về học, mất cảm giác, động kinh, hành vi xa lạ, đa khuyết tật. Đối tượng ưu tiên là nhóm trẻ em khuyết tật.

Việc tham gia của người khuyết tật phải là căn bản của chương trình, việc tham gia của người thụ hưởng chủ yếu là việc tự biểu lộ các nhu cầu và cùng cộng tác phát hiện những giải pháp thích hợp. Trong trường hợp người thụ hưởng là một trẻ nhỏ thì phụ huynh của các em sẽ là đối tượng tham gia chủ yếu.

Nhân viên cộng đồng: Là lực lượng chủ yếu của chương trình, họ sống trong cùng một cộng đồng với người khuyết tật, họ sộng gần gửi với người khuyết tật nên

những khó khăn mà người khuyết tật gặp phải trong cuộc sống hàng ngày, đồng thời với khoảng cách gần nên họ cũng là lực lượng duy nhất có mỗi liên hệ với người khuyết tật trong việc động viên phục hồi chức năng mà không cần sự đầu tư lớn.

Việc tuyển chọn được thực hiện như sau:

Ngay khi triển khai chương trình CBR, ngành y tế địa phương sẽ cử ít nhất một nhân viên y tế để thực hiện chức năng này. Các nhân viên xã hội tuyến cộng đồng sẽ do trưởng ban các ngành đoàn thể hoặc tổ chức thuộc tuyến làng xã tuyển chọn theo các khuyến cáo và yêu cầu của giám sát viên tuyến huyện.

Sau khi được tuyển chọn, tất cả mọi nhân viên cộng đồng sẽ được tập huấn. Mỗi nhân viên cộng đồng sẽ theo dõi thường xuyên từ 2 đến 4 người khuyết tật, tùy thời gian rảnh rỗi. Thông thường mỗi tháng họ đến thăm tận nhà từ 1 -3 lần, tùy theo yêu cầu và thời gian rảnh của người khuyết tật. Trong các buổi viếng thăm người khuyết tật tại nhà, nhân viên cộng đồng có trách nhiệm :

 Hỗ trợ, động viên và hướng dẫn, huấn luyện cho người khuyết tật hoặc gia đình người khuyết tật ở tại gia đình.

 Phát hiện người khuyết tật mới ở trong cộng đồng.  Hỗ trợ việc thành lập các nhóm khuyết tật

 Hỗ trợ tâm lý cho người khuyết tật và gia đình

 Giúp đỡ các đợt thăm khám của giám sát viên các cấp

 Giúp đỡ gia đình người khuyết tật tạo môi trường thuận lợi cho người khuyết tật sinh hoạt

 Phát hiện các nhu cầu kĩ thuât của người khuyết tật như điều trị bằng thuốc, dụng cụ chỉnh hình, hỗ trợ kinh tế, đi học… và thông báo với các giám sát viên cấp huyện và tỉnh.

 Phát hiện và liên hệ với các nguốn hỗ trợ sẵn có tại địa phương để tạo điều kiện hòa nhập cho người khuyết tật

 Điền phiếu mẫu theo dõi lưu trữ tại nhà người thụ hưởng vào các buổi thăm viếng.

Đồng thời nhân viên cộng đồng có thêm trách nhiệm khác như :

 Tư vấn và giám sát về các kỹ thuật phục hồi chức năng của các nhân viên cộng đồng khác

 Giúp người thụ hưởng tự tập luyện và làm các dụng cụ trợ giúp.  Theo dõi tính trạng sức khỏe của người khuyết tật

 Phát hiện nhu cầu điều trị chuyên khoa như dụng cụ chỉnh hình và chuyển người thụ hưởng lên tuyến cao hơn

 Tạo sự liên hệ giữa các hoạt động phục hồi chức năng và việc điều hành CBR

Giám sát viên tuyến huyện:

Gồm một nhân viên y tế : kỹ thuật viên vật lý trị liệu hoặc y sỹ của trung tâm y tế huyện, và một nhân viên xã hội khác thuộc các ban ngành xã hội tỏng huyện. Việc tuyển chọn sẽ do lãnh đạo của các cơ quan này chỉ định

Nhiệm vụ của các giám sát viên tuyến huyện:

Các giám sát viên tuyến huyện sẽ cùng đến mỗi xã một lần trong tháng, họ đến ngay tại gia đình một số người thụ hưởng cùng với nhân viên cộng đồng, và sau nhiều lần thăm viếng, sẽ có buổi họp tổng kết nhắm giải thích thêm về kĩ thuật và cập nhật kỹ năng cho nhân viên cộng đồng

Các giám sát viên tuyến huyện có nhiệm vụ :

 Tổ chức các đợt theo dõi tại nhà người khuyết tật

 Cung ứng công tác tư vấn, tổ chức tập huấn, và giám sát nhân viên cộng đồng cùng các thành viên trong gia đình người khuyết tật.

 Lượng giá hiệu năng của nhân viên cộng đồng để quyết định các khóa tập huấn nâng cao

 Xác định những phương tiện bổ sung dành cho người khuyết tật tại tuyến huyện và đề xuất công tác tư vấn đặc biệt

 Bổ sung những phương tiện chung này vào mạng lười CBR

 Chỉ đinh thuyên chuyển người khuyết tật đến tuyến cao hơn để có sự chăm sóc đặc biệt

 Tạo sự liên lạc giữa các cơ sở phục hồi chức năng đối với toàn huyện

 Hỗ trợ nhóm giám sát viên tuyền tỉnh khi họ công tác thăm viếng bệnh nhân. Giám sát viên tuyến tỉnh :

Là cán bộ nhân viên của trung tâm tham vấn tuyến tỉnh ( thường là của trung tâm phục hồi chức năng). Giám sát viên tuyến tỉnh có nhiệm vụ như sau :

 Thực hiện công tác theo dõi kỹ thuật tại cộng đồng cùng với giám sát viên tuyến huyện.

 Phát hiện người khuyết tật có nhu cầu về phục hồi chức năng.

 Xác nhận việc chuyển tuyến người khuyết tật có nhu cầu điều trị chuyên biệt tại tỉnh hoặc tuyến cao hơn.

 Tư vấn và giám sát các giám sát viên tuyến huyện khi họ huấn luyện các nhân viên phục hồi chức năng cộng đồng và gia đình người khuyết tật

 Tổ chức các khóa tập huấn căn bản có giám sát viên tuyến huyện và nhân viên cộng đồng.

 Phát hiện và tích hợp các nguồn có sẵn giúp hỗ hỗ trợ người khuyết tật tại tuyến tỉnh.

 Truyền thông về các chương trình CBR và về những dự án liên quan khác  Tổng hợp thống kê và báo cáo hoạt động lên tuyến trên

Đánh giá mô hình

Với các bước triển khai khoa học, huy động được sự kết hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể ở các địa phương, chương trình CBR đã mang lại cho nhiều người khuyết tật cơ hội được chăm sóc sức khỏe một cách hiệu quả, toàn diện, tốn ít kinh phí, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhất định, mà chủ yếu liên quan đến nguồn nhân lực:

Các nhân viên cộng đồng hầu hết là những tình nguyện viên, họ còn có trách nhiệm với gia đình do đó mức độ tham gia chương trình phụ thuộc vào thời gian rảnh rỗi và điều kiện kinh tế của họ.

Sự bền vững của nhân viên cộng đồng không được đảm bảo(ngoại trừ người chuyên trách của Trạm y tế) vì họ không có ràng buộc hành chính và kinh tế nào với chương trình.

Có sự khác biệt lớn về kỹ năng, trình độ cũng như thời gian rảnh giữa các nhân viên cộng đồng, do đó việc hỗ trợ kĩ thuật và chuyên môn phải được truyền đạt đến từng người mà không có tiêu chuẩn chung

Ở các giám sát viên tuyến huyện: họ thiếu kiến thức về sư phạm, giao tiếp để thực hiện nhiệm vụ trọng yếu là tập huấn cho nhân viên cộng đồng, thiếu kinh nghiệm và kĩ năng phục hồi chức năng đối với cán bộ xã hội.

Ở các giám sát viên tuyến tỉnh, tuyến có đội ngũ giám sát viên là cán bộ có chuyên môn về phục hồi chức năng thì họ lại chưa có phương pháp “dựa vào cộng đồng” để tiếp cận với người khuyết tật

Thiếu sự hợp tác đúng mức của người khuyết tật và gia đình do tâm lý ít muốn thay đổi nếp sống đã quen.

Thiếu sự quan tâm đúng mực của xã hội

Việc lồng ghép chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng với các chương trình khác còn gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật sống tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Tân An, Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)