Tính chất lƣỡng tính trong phân loại, áp mã HS của một số mặt hàng bị doanh nghiệp lợi dụng để khai báo không trung thực về trị

Một phần của tài liệu Pháp luật hải quan Việt Nam trước yêu cầu thực hiện tự do hóa thương mại và nghĩa vụ thành viên WTO (Trang 123 - 127)

2004 92 52 Triệu USD 192 ± 2.5 tỷ USD

3.1.4. Tính chất lƣỡng tính trong phân loại, áp mã HS của một số mặt hàng bị doanh nghiệp lợi dụng để khai báo không trung thực về trị

mặt hàng bị doanh nghiệp lợi dụng để khai báo không trung thực về trị giá hải quan

* Vụ việc 1: Vi phạm của Công ty cổ phần xây dựng & kinh doanh vật tư (C&T) [96]

Công ty cổ phần xây dựng & kinh doanh vật tư (C&T) nhập khẩu lô hàng thuộc Tờ khai hải quan số 665/NKD/KV3-1 ngày 07/3/2007 tại Đội thủ

tục hàng hóa xuất nhập khẩu 1, Chi cục Hải quan Cảng Sài Gòn Khu vực 3, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh. Theo khai báo, hàng là "thép cuộn không hợp kim, cán nóng chưa phủ mạ hoặc tráng, đã ngâm tẩy gỉ, hàng mới 100%, xuất xứ Đài Loan, trọng lượng 462,435 tấn, trị giá lô hàng là 255.879,35 USD, mã số thuế 7208279900, 7208261000 thuế suất thuế nhập khẩu 0%, thuế suất thuế GTGT 5%".

Thực tế kiểm tra hàng hóa và căn cứ thông báo kết quả phân tích, phân loại của Trung tâm phân tích, phân loại miền Nam, hàng thực nhập được xác định là "thép không hợp kim, được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, không được gia công quá mức cán nguội, chưa dát phủ, mạ hoặc tráng, dạng cuộn, mã số thuế 7209160000, 720915000 có thuế suất thuế nhập khẩu 7%, thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5%".

Chênh lệch thuế trong trường hợp này là 302.237.533 đồng, trị giá lô hàng vi phạm được xác định là 4.114.539.948 đồng.

* Vụ việc 2: Vi phạm của Công ty TNHH nhựa Vạn Thông (phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh) [92]

Ngày 6/7/2007, Công ty TNHH nhựa Vạn Thông mở Tờ khai hải quan số 9932/NK/SXXK tại Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư - Gia công, Cục Hải quan Thành phớ Hồ Chí Minh.

Theo khai báo ban đầu, lô hàng gồm 532 kiện (tương đương 2.660 cuộn), tên hàng là Giấy Kraft không tráng dùng để cuốn ống hút, trị giá lô hàng là 19.445USD. Thuế suất thuế nhập khẩu 20%, tiền thuế nhập khẩu 62.746.266 đồng.

Tuy nhiên, do nghi ngờ tính xác thực của các thông tin trên tờ khai hải quan so với thực tế hàng hóa mà doanh nghiệp khai báo, nên phía Hải quan đề nghị thực hiện giám định đối với lô hàng nhập khẩu của Công ty TNHH nhựa Vạn Thông để xác định rõ tên hàng, công dụng và thành phần chính.

Kết quả giám định của Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 - Trung tâm 3 cho thấy: "Mẫu giấy được giám định chưa được tráng phủ, thành phần chính là xơ Kraft, có nhiều công dụng và không thuộc nhóm giấy Kraft".

Căn cứ vào kết quả giám định, loại giấy trên có thuế suất thuế nhập khẩu là 35%. Số thuế phải nộp của Công ty TNHH nhựa Vạn Thông được điều chỉnh tăng lên hơn 47 triệu đồng. Cơ quan Hải quan đã ra quyết định phạt 10% số thuế ẩn lậu bị phát hiện, tương ứng với số tiền là 4,7 triệu đồng.

Trong nhiều trường hợp do không thống nhất về phân loại, áp mã số HS đối với hàng hóa, cơ quan hải quan hoặc doanh nghiệp đều có quyền trưng cầu giám định hoặc gửi mẫu đi Trung tâm phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu. Thực trạng này xuất phát từ nguyên nhân cơ sở pháp lý về phân loại áp mã chưa đủ rõ ràng, cơ quan Hải quan và doanh nghiệp nếu chỉ dựa vào văn bản hướng dẫn hiện hành thì chưa đủ để áp dụng phân xếp loại hàng hóa một cách chính xác. Do đó, cần phải sửa đổi các quy định pháp lý hiện hành điều chỉnh hoạt động này.

Ngoài bốn dạng/nhóm hành vi vi phạm diễn ra phổ biến được phân loại, chọn lọc nói trên, Tác giả xin đề cập thêm tới lĩnh vực thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới của cơ quan hải quan, cụ thể là công tác kiểm soát trong trường hợp kiểm soát, kiểm tra tự động đối với hàng hóa xuất nhập khẩu để phát hiện hàng giả, hàng nhái (không trên cơ sở đơn yêu cầu của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ) cũng bộc lộ một số bất cập, ảnh hưởng tới hiệu quả ngăn chặn hàng giả, hàng nhái. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do thiếu cơ sở pháp lý về mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan hải quan và chủ quyền sở hữu trí tuệ [68]:

Các doanh nghiệp trong nước chưa thực sự ý thức được tổn thất do bị hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra. Ví dụ như trường hợp của Công ty LG Việt Nam khi nhận được thông báo phối hợp với cơ quan hải quan để kiểm tra hàng hóa trong lô hàng có nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

thì Công ty này đã từ chối, không cử người xuống hiện trường, hơn nữa lại còn đề nghị cơ quan hải quan cho qua vì số lượng hàng giả ít và Công ty không có người.

Các vụ việc nêu trên cho thấy thuận lợi hóa thương mại luôn đi đôi với rủi ro tiềm ẩn, dễ bị các doanh nghiệp lợi dụng để gian lận, trốn thuế. Không có một giải pháp nào toàn diện để có thể triệt tiêu hết khả năng vi phạm mà chỉ có thể có các giải pháp kiểm soát an ninh nhằm hạn chế, giảm thiểu, đẩy lùi nguy cơ vi phạm xuống mức thấp nhất. Nguyên nhân dẫn tới các vụ việc vi phạm là do hệ quả đồng thời của các yếu tố như: năng lực quản lý của cơ quan hải quan còn hạn chế, sự phối kết hợp với các chủ thể có liên quan chưa chặt chẽ, và quan trọng nhất là cơ sở pháp lý chưa thực sự đồng bộ.

Cơ sở pháp lý của hoạt động hải quan là một hệ thống phức hợp rất nhiều văn bản chuyên ngành có liên quan tới lĩnh vực hải quan, từ Luật Thương mại, các Luật Thuế, Luật bảo vệ môi trường, Luật sở hữu trí tuệ, Luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, tới Luật giao dịch điện tử, v.v.. Do đó, hoàn thiện pháp luật Hải quan Việt Nam là phải hoàn thiện đồng bộ tất cả các lĩnh vực có liên quan kể trên. Đây là công việc rất phức tạp, cần phải được nghiên cứu cẩn thận, kỹ lưỡng và thực hiện trong thời gian dài. Song trước mắt, cần phải tiến hành rà soát tổng thể để đồng bộ pháp luật Hải quan ngay trong phạm vi của các văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh hoạt động này. Phân tích tình huống thông qua các ví dụ thực tế là một trong những cách thức tiếp cận "lỗ hổng" dễ bị lợi dụng của pháp luật để từ đó cân nhắc các giải pháp kiểm soát an ninh thích hợp nhằm vừa bảo đảm an ninh vừa không cản trở thương mại phát triển. Việc hoàn thiện pháp luật Hải quan cũng phải được nghiên cứu trên cơ sở hài hòa, phù hợp giữa chiến lược phát triển ngành và trong tổng thể chung các định hướng, nguyên tắc phát triển của Đảng và nhà nước, trong đó giữ vững mục tiêu phát triển kinh tế đất nước là điều kiện bắt buộc.

Một phần của tài liệu Pháp luật hải quan Việt Nam trước yêu cầu thực hiện tự do hóa thương mại và nghĩa vụ thành viên WTO (Trang 123 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)