Cải cách pháp luật liên quan tới cơ chế kiểm soát an ninh

Một phần của tài liệu Pháp luật hải quan Việt Nam trước yêu cầu thực hiện tự do hóa thương mại và nghĩa vụ thành viên WTO (Trang 142 - 151)

2004 92 52 Triệu USD 192 ± 2.5 tỷ USD

3.3.3. Cải cách pháp luật liên quan tới cơ chế kiểm soát an ninh

Một là, bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật nhằm tăng cường bảo đảm an ninh cho chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu

Thứ nhất: Sửa đổi, bổ sung, thêm mới các hành vi vi phạm, nâng mức chế tài lên cao hơn tại Nghị định chuyên ngành về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan: Nghị định 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ. Các vấn đề cần sửa đổi để thắt chặt hơn nữa an ninh thương mại trong điều kiện thực hiện các cam kết liên quan tới tạo thuận lợi thương mại: (i) yêu cầu tăng cường các quy định an ninh đối với hàng xuất khẩu (trong đó có hàng xuất khẩu sử dụng phương thức quá cảnh), vì đây là phương thức dễ bị lạm dụng, là phương thức được sử dụng một cách trá hình để che đậy những giao dịch thương mại bất hợp pháp; (ii) gian lận niêm phong hải quan và sử dụng niêm phong hải quan giả; (iii) phân biệt áp dụng mức chế tài khác biệt hẳn nhau đối với các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm là cá nhân hoặc pháp nhân, theo đó pháp nhân phải gánh chịu mức chế tài cao hơn cá nhân do rủi ro đem lại cho ngân sách sẽ lớn hơn trong trường hợp này.

Bên cạnh đó, để tăng cường hiệu lực hóa các quyết định xử phạt không được doanh nghiệp chấp hành tự nguyện, nghiêm túc trong thời hạn luật định hoặc doanh nghiệp có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn (khi số tiền phạt quá lớn, thường xảy ra đối với các trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế), cần bổ sung thêm các quy định củng cố cơ sở của việc áp dụng biện pháp cưỡng chế. Ví dụ như: biện pháp đầu tiên được tính tới là "Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong tỏa tài khoản" nhưng trong thực tiễn, biện pháp này thường không có đủ cơ sở áp dụng vì cơ quan Hải quan không có thông tin về tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế do đây không phải là thông tin bắt buộc phải có trên Tờ khai cũng như các chứng từ khác thuộc hồ sơ Hải quan.

* Một số kiến nghị đối với giải pháp tăng cường bảo đảm an ninh nhìn ở góc độ thực thi Hiệp định Trị giá GATT:

Hiệp định trị giá GATT đặc biệt tạo thuận lợi cho các chủ thể của quan hệ thương mại quốc tế song đi đôi với thuận lợi không thể lơ là kiểm soát với các lý do:

(i) An ninh ngân sách chịu ảnh hưởng lớn của những hành vi vi phạm về trị giá do số thuế thu được từ hoạt động xuất nhập khẩu chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu ngân sách: 19 - 22%, trong đó thuế nhập khẩu chiếm khoảng 40% tổng số thu của ngành hải quan (bên cạnh đó còn có thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt).

(ii) Các chủ thể tham gia quan hệ thương mại quốc tế có thể lợi dụng nhiều đặc điểm của tự do hóa thương mại như: sự xuất hiện ngày càng phố biến các chương trình đối xử ưu đãi đối với hàng hóa nhập khẩu nhất định;

(iii) Nhằm né tránh việc áp dụng các trường hợp áp mức thuế suất cao, hạn chế về nhập khẩu và kiểm tra chặt chẽ quá trình trao đổi hàng hóa; hoặc do yếu tố khách quan là không thể xử lý thấu đáo hết tất cả các tờ khai hải

quan do lưu lượng thương mại quá lớn, v.v... đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện cơ sở pháp lý quy định về xử lý loại hành vi vi phạm này.

Mỗi quốc gia có quyền chủ động thiết kế các quy định về biên độ hành vi vi phạm (khối lượng hành vi vi phạm được định danh, đưa vào phạm vi điều chỉnh của pháp luật), xử lý hành chính hoặc hình sự đối với những hành vi vi phạm với các lý lẽ bảo vệ chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, pháp luật quốc gia phải quy định thật đầy đủ về xử phạt đối với các trường hợp về bản chất là có vi phạm, có gian lận nghiêm trọng, mức xử lý phải đủ để có thể ngăn chặn các vi phạm. Hiện nay, Tổng cục Hải quan (Vụ Pháp chế) đang trong quá trình soạn thảo Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực chuyên ngành Hải quan. Dự thảo này dự kiến có bổ sung, mở rộng một số loại hành vi xảy ra trên thực tế với tần suất ngày một nhiều, và bổ khuyết một số quy định làm cơ sở xử phạt còn bị bỏ ngỏ (ví dụ như có định danh hành vi vi phạm là "không nộp hồ sơ để thanh khoản hợp đồng, tờ khai hải quan, hàng hóa đúng thời hạn quy định" song lại không có quy định về thời hạn thanh khoản đối với doanh nghiệp chế xuất). Dự thảo sửa đổi cần phải tập trung củng cố các quy định điều chỉnh các hành vi trốn thuế, gian lận thuế với mức chế tài đủ tương xứng với mức độ vi phạm, thiệt hại, tổn thất gây ra đối với ngân sách nhà nước; các hành vi làm giả C/O, nộp chậm hay không nộp C/O trong các trường hợp ưu đãi thuế quan; các hành vi cố tình khai sai tên hàng, áp sai mã số HS để được hưởng thuế suất thấp hơn.

Một vấn đề quan trọng nữa là cần phải thay đổi tư duy xử lý đối với những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự như: các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Không được sử dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính với những hành vi lẽ ra phải chuyển sang xử lý về hình sự với các lý do xử lý cho đơn giản, nhanh chóng vốn tồn tại trong thời gian qua. Thực tế cho thấy việc xử lý hình sự các vụ án buôn lậu chiếm tỷ lệ thấp, chỉ vào khoảng 0,48% tổng số các vụ việc vi phạm mà cơ quan Hải quan đã phát hiện, bắt giữ. Trách nhiệm hình sự theo đó không được

cá thể hóa dẫn tới tình trạng kiểm soát an ninh bị ảnh hưởng do hiệu quả răn đe của pháp luật không triệt để.

Thứ hai: Sửa đổi Điều 64 "Các trường hợp kiểm tra sau thông quan" tại Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan. Phạm vi kiểm tra sau thông quan không nên chỉ giới hạn ở hai trường hợp là khi có/xác định dấu hiệu vi phạm pháp luật và theo kế hoạch đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật, mà nên mở rộng theo hướng thực hiện công việc này như một nghiệp vụ hải quan thường xuyên, liên tục. Quan điểm kiểm tra sau thông quan cũng nên thay đổi từ việc nhận định có vi phạm hoặc kiểm tra đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật sang kiểm tra lại kết quả công việc ở giai đoạn thông quan. Đây là quy luật tất yếu và hệ quả của các thuận lợi đã được tăng cường trao cho doanh nghiệp ở giai đoạn thông quan, vì ngay tại lúc giải quyết thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp, cơ quan hải quan không thể đảm bảo tính tuân thủ pháp luật của toàn bộ các chủ hàng. Do đó, phạm vi của kiểm tra sau thông quan cần phải được mở rộng, các hoạt động kiểm tra sau thông quan cần phải được tăng cường để đảm bảo an toàn cho nguồn thu ngân sách, và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm chưa bị phát hiện ở giai đoạn thông quan.

Hai là, hoàn thiện cơ sở pháp lý về việc thực thi kiểm soát quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới, trao quyền chủ động kiểm soát cho cơ quan hải quan đi đôi với việc thiết lập cơ chế pháp lý bảo hộ rủi ro nghề nghiệp cho các cán bộ hải quan thừa hành đúng chức trách

Thứ nhất: Sửa đổi một số nội dung tại các văn bản có liên quan như Nghị định 154/2005/NĐ-CP và Nghị định 106/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp (trong đó có trao quyền xử phạt cho cơ quan hải quan khi phát hiện vi phạm trong lĩnh vực mình quản lý). Các nội dung cần sửa đổi gồm: Khoản tiền đảm bảo để tạm dừng thủ tục hải quan; quy định hải quan có quyền mặc

nhiên tạm dừng thủ tục hải quan khi đã thu được chứng cứ hiển nhiên về sự xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và giao thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp cho Cục Điều tra chống buôn lậu để không trái với Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính (sửa đổi Điều 18.6 Nghị định 106/2006/NĐ-CP).

Thứ hai: Sửa đổi, tạo nên tính phù hợp trong các quy định liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ giữa 2 Luật chuyên ngành: Luật Hải quan và Luật sở hữu trí tuệ, cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành dưới Luật để phù hợp hơn với cam kết theo TRIPs theo hướng: cơ quan hải quan cũng phải có quyền hành động mặc nhiên (ex officio) một cách chủ động, có quyền tự quyết đối với các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nhỏ lẻ không mang tính thương mại của các hành khách quốc tế và có quyền ngăn cản hiệu quả hơn đối với nạn buôn bán hàng giả, hàng nhái và các thiết bị chống thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ bất hợp pháp bằng cách quy định các loại hàng hóa này là "hàng cấm". Theo đó, buộc phải bắt giữ, tiêu hủy và ngăn không cho các hàng hóa này vẫn nằm trong chuỗi cung ứng quốc tế.

Thứ ba: Đảm bảo cơ sở pháp lý để tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại một cách hữu hiệu; tạo cơ sở đảm bảo an ninh chống khủng bố quốc tế và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới theo Hiệp định TRIPS. Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để các cơ quan cùng có trách nhiệm thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có thể trao đổi, tiếp nhận lẫn nhau đối với kết quả xử lý thông tin về vi phạm.

Thứ tư: Xây dựng hành lang pháp lý cho việc xây dựng, sử dụng cơ sở dữ liệu về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ làm chứng cứ, cơ sở để quyết định các mức xử phạt đối với hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ năm: Có quy định ràng buộc trách nhiệm của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thực thi quyền (Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định đây không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của các doanh nghiệp, tuy nhiên

thực tế chưa có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý để bảo vệ quyền này của họ). Khi có cơ sở pháp lý ràng buộc nghĩa vụ thực hiện phối hợp với cơ quan hải quan của chủ quyền sở hữu trí tuệ, thì họ sẽ không được né tránh hoặc từ chối hợp tác với cơ quan hải quan vì những lý do chưa nhận thức được hậu quả của thiệt hại, tổn thất do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Với ba hệ thống giải pháp nêu trên: (1) Cải cách pháp luật điều chỉnh một số vấn đề liên quan tới quy trình, thủ tục hải quan; (2) Cải cách pháp luật về trị giá tính thuế, thuế và các biện pháp phi thuế quan; và (3) Cải cách pháp luật liên quan tới cơ chế kiểm soát an ninh; mặc dù có thể chưa bao quát hết các vấn đề tồn tại của thực trạng pháp luật và thực trạng thực thi pháp luật về Hải quan Việt Nam, song tác giả luận văn hy vọng sẽ góp một phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật rất quan trọng này trước các các yêu cầu về bảo đảm an ninh và tạo thuận lợi cho "tự do hóa thương mại" trong khuôn khổ WTO.

KẾT LUẬN

Làm thế nào để sở hữu một hệ thống pháp luật về Hải quan thực hiện tốt các yêu cầu của "tự do hóa thương mại" trong WTO: giải quyết cân bằng mối quan hệ giữa hai mặt đối lập tạo thuận lợi và bảo đảm an ninh - là một câu hỏi vô cùng phức tạp và nan giải không chỉ đối với riêng quốc gia thành viên nào. Thiết chế đa phương phổ cập toàn cầu WTO quy tụ 153 quốc gia thành viên (trong tổng số 192 thành viên Liên hợp quốc bao gồm 191 quốc gia độc lập và Tòa thánh Vaticăng), điều tiết 98% giao dịch thương mại của thế giới, đòi hỏi các quốc gia ở các trình độ phát triển rất khác nhau phải cùng tuân thủ một luật lệ chung về thương mại quốc tế. Các quốc gia thành viên bước vào khuôn khổ hợp tác quốc tế này từ rất nhiều xuất phát điểm khác nhau, nên đàm phán gia nhập WTO và thỏa mãn đề nghị của các đối tác đã là thành viên của WTO trước đó luôn là quá trình cam go lâu dài đối với bất kỳ quốc gia nào. Khi đã có tư cách thành viên WTO, mỗi quốc gia còn phải đối mặt với một công việc khó khăn hơn nhiều đó là tìm ra cách thức vừa thực thi nghiêm chỉnh các cam kết vừa giữ vững tốt nhất mục tiêu phát triển của mình.

Cộng đồng quốc tế đã tổ chức rất nhiều những chương trình nghị sự, những phiên họp đa phương để bàn thảo về vấn đề thuận lợi hóa và bảo đảm an ninh cho tự do hóa thương mại quốc tế, trong đó có sử dụng ý tưởng về bộ chuẩn mực được thiết kế trong khung tiêu chuẩn SAFE của tổ chức quốc tế chuyên ngành hải quan WCO. Vấn đề này cũng là nội dung chủ chốt của kế hoạch chiến lược của WCO giai đoạn 2009 - 2011 được thông qua tại phiên họp toàn thể lần thứ 111/112 vào tháng 6/2008. Trong khuôn khổ WTO, nội dung thuận lợi hóa thương mại được đưa vào một trong những lĩnh vực cơ bản của vòng đàm phán Doha, một trong những chủ đề được đề cập tại Hội nghị Bộ trưởng WTO tổ chức tại Singapore tháng 12/1996, được các thành viên đàm phán chính thức từ tháng 7/2004. Rất nhiều phương án đã được đưa ra để cộng đồng quốc tế cùng cân nhắc, áp dụng cho thời gian tương đối ổn định và/hoặc áp dụng tạm thời

trong một thời điểm tổ chức sự kiện quan trọng, hay "điểm nóng" nào đó. Quan điểm, lập trường đại diện cho các lợi ích, nhóm lợi ích khác nhau được đưa ra trên bàn nghị sự và không ít các trường hợp gây ra sự bất đồng, không thống nhất được trong cách giải quyết. Thể hiện nhu cầu và cũng là yêu cầu tất yếu hòa nhập vào hệ thống đem lại nhiều lợi ích lớn lao này, Việt Nam đã gửi đề nghị tham gia chương trình "Đánh giá nhu cầu tạo thuận lợi" trong WTO vào năm 2007. Trong phiên đàm phán thuận lợi hóa thương mại gần đây nhất được tổ chức vào tháng 5/2008, các thành viên vẫn tiếp tục đưa ra những đề xuất mới cho hiệp định thuận lợi hóa thương mại của tương lai.

Cũng tại thời điểm này, nghĩa vụ thành viên trong vấn đề tạo thuận lợi và bảo đảm an ninh cho tự do hóa thương mại của Việt Nam liên quan tới Hải quan càng bị đòi hỏi khắt khe hơn bởi Việt Nam đang trong nhiệm kỳ thực hiện các trách nhiệm đối với đời sống quốc tế của một Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (2008 - 2009).

Do đó, với việc lựa chọn đề tài "Pháp luật Hải quan Việt Nam trƣớc yêu cầu thực hiện "tự do hóa thƣơng mại" và nghĩa vụ thành viên WTO", cụ thể là thực hiện các yêu cầu về tạo thuận lợi và bảo đảm an ninh cho tự do hóa thương mại trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ Luật quốc tế, chắc chắn tác giả không thể có tham vọng giải quyết được triệt để vấn đề đang được cả cộng đồng

Một phần của tài liệu Pháp luật hải quan Việt Nam trước yêu cầu thực hiện tự do hóa thương mại và nghĩa vụ thành viên WTO (Trang 142 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)