VAI TRÒ ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN CỦA PHÁP LUẬT HẢI QUAN VIỆT NAM HƢỚNG TỚI TỰ DO HÓA THƢƠNG MẠI VÀ THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu Pháp luật hải quan Việt Nam trước yêu cầu thực hiện tự do hóa thương mại và nghĩa vụ thành viên WTO (Trang 34 - 35)

HẢI QUAN VIỆT NAM HƢỚNG TỚI TỰ DO HÓA THƢƠNG MẠI VÀ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THÀNH VIÊN WTO

Để điều tiết tốt một loại quan hệ pháp luật nào đó thì hành lang pháp lý điều chỉnh quan hệ đó phải phát triển tương xứng, bắt kịp, có tính tiên liệu đủ xa trong tương lai dài. Hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ quản lý nhà nước về hải quan của Việt Nam đã nêu tại mục b phần 1.3 luận văn theo nhận xét của các chuyên gia luật pháp nước ngoài là một hệ thống phức hợp rất nhiều luật khác nhau: từ luật trực tiếp là Luật Hải quan cho tới các luật Thuế có liên quan đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu như Luật quản lý Thuế nói chung; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật thuế giá trị gia tăng. Việt Nam không có một Bộ luật Hải quan tổng hợp bao quát hết các vấn đề.

Ngay trong bản thân Luật Hải quan, một số vấn đề trong các lĩnh vực kiểm tra và thông quan hàng hóa, trị giá, thuế quan và kiểm tra sau thông quan cũng không được quy định một cách đầy đủ mà lại được bổ khuyết bằng các văn bản hướng dẫn thi hành. Thêm một đặc điểm nữa khiến cho trong quá trình áp dụng, thực thi các quy định pháp luật về hải quan ở Việt Nam gặp khó khăn, đó là trong đạo luật trực tiếp điều chỉnh quan hệ pháp luật quản lý

nhà nước về Hải quan là Luật Hải quan không quy định cơ chế dẫn chiếu việc áp dụng các Luật khác để điều chỉnh quan hệ này. Vấn đề này trên thực tế gây ra nhiều lúng túng cho cả đối tượng quản lý - doanh nghiệp, lẫn chủ thể quản lý - cơ quan hải quan khi phải tìm ra một quy định thật chính xác để vận dụng vào trường hợp cụ thể. Quan hệ thương mại quốc tế là một loại quan hệ rất phức tạp, đồng thời chịu sự điều chỉnh của rất nhiều loại nguồn luật khác nhau: Điều ước quốc tế, Tập quán quốc tế (Incoterms) và pháp luật quốc gia; trong từng loại nguồn điều chỉnh loại quan hệ này lại bao gồm rất nhiều các cam kết hợp tác của quốc gia với các tổ chức quốc tế, các khu vực, các nhóm nước, các nước ở trình độ phát triển khác nhau. Do đó, đây là loại quan hệ pháp luật nhạy cảm dễ động chạm tới lợi ích quốc gia cũng như tiềm năng phát triển mối quan hệ với các đối tác. Pháp luật về Hải quan là pháp luật trực tiếp tham gia điều chỉnh loại quan hệ này, vì vậy phải là một trong những pháp luật chuyên ngành cần cải cách trước tiên để thực hiện cam kết về tạo thuận lợi và bảo đảm an ninh cho tự do hóa thương mại trong khuôn khổ WTO.

Một phần của tài liệu Pháp luật hải quan Việt Nam trước yêu cầu thực hiện tự do hóa thương mại và nghĩa vụ thành viên WTO (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)