Quy định về kiểm soát hải quan tạo thuận lợi cho xuất nhập cảnh và một số loại hình xuất nhập khẩu đặc thù bị lợi dụng

Một phần của tài liệu Pháp luật hải quan Việt Nam trước yêu cầu thực hiện tự do hóa thương mại và nghĩa vụ thành viên WTO (Trang 120)

2004 92 52 Triệu USD 192 ± 2.5 tỷ USD

3.1.3. Quy định về kiểm soát hải quan tạo thuận lợi cho xuất nhập cảnh và một số loại hình xuất nhập khẩu đặc thù bị lợi dụng

cảnh và một số loại hình xuất nhập khẩu đặc thù bị lợi dụng

Trong điều kiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh của phương tiện vận tải và hành khách trên các tuyến đường biển, đường hàng không, đường bộ gia tăng ngày càng lớn thì kéo theo đó là các nguy cơ tiềm ẩn cũng rất lớn về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, nhập khẩu hàng cấm, hàng giả, buôn bán, vận chuyển ma túy qua biên giới, không loại trừ cả việc vận chuyển vũ khí vì mục đích khủng bố cũng như các mưu đồ chính trị, bạo loạn của các thế lực phản động bên ngoài. Cơ quan hải quan không thể bao quát hết công tác kiểm soát đối với tất cả các luồng di chuyển thương mại đó.

* Doanh nghiệp đã lợi dụng tính chất tạo thuận lợi trong kiểm soát hải quan đối với loại hình đặc thù trung chuyển hàng hóa chứa trong container (xuất nhập kho ngoại quan, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh) để thực hiện các hành vi vi phạm [86].

Vận chuyển động vật hoang dã và ma túy với số lượng lớn, trung chuyển hàng hóa chứa trong container đã và đang bị lợi dụng, ngày càng diễn biến phức tạp:

- Vụ việc 1: Vụ 8,8 tấn nhựa cần sa vận chuyển qua cảng Hải Phòng đi Quảng Ninh đã bị Cục phòng chống ma túy của Bộ Công an, Tổng cục Hải quan và Hải quan Hải Phòng phối hợp với các lực lượng chống buôn lậu của tỉnh Quảng Ninh bắt giữ trong tháng 4/2008. Đây là lượng ma túy xâm nhập vào Việt Nam lớn nhất từ trước đến nay bị thu giữ. Cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam nhận được nguồn tin báo trước từ quần chúng về hai container hàng cấm núp dưới vỏ bọc quần bò sẽ về Việt Nam trong tháng 4/2008, và sẽ được xuất đi tiếp nước thứ ba sau đó. Trinh sát ngoại biên Công an tỉnh Quảng Ninh xác định cơ sở tin cậy của nguồn tin, xác lập chuyên án từ đầu tháng 4/2008. Do có yếu tố nước ngoài, Cục điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan chỉ tham gia chuyên án với tư cách phối hợp với các lực lượng khác như Tổng cục cảnh sát (C17), Cảnh sát biển Việt Nam, dưới sự chủ trì của lực lượng chủ công là Công an tỉnh Quảng Ninh (PC17).

Ngày 23/4/2008, 02 container nhập khẩu nghi vấn mang các ký hiệu GLGU 7367200 và WLGU 5086522 được vận chuyển bằng đường biển về cảng Chùa Vẽ, Hải Phòng. Các lực lượng chuyên án bí mật giám sát chặt chẽ và nắm được thông tin: hàng trong container sẽ được một Công ty TNHH thuộc Khu công nghiệp Hải Hòa - thị xã Móng Cái làm thủ tục tạm nhập - tái xuất đi tiếp đến một nước thứ ba trong khu vực. Ngày 11/5/2008, 02 container hàng nói trên rời cảng Chùa Vẽ về Móng Cái. Ngày 12/5/2008, các lực lượng chuyên án đã bắt giữ các đối tượng làm thủ tục thông quan cho lô hàng.

Toàn bộ số hàng trong hai container đã bị tạm giữ, bao gồm 857 thùng carton quần bò sử dụng để ngụy trang và 400 thùng các tông nhựa cần sa ở dạng chất dẻo màu nâu (trọng lượng 22kg cả bì/thùng). Năm đối tượng người nước ngoài đã bị tạm giữ, nơi tạm trú của những đối tượng này được khám xét để phục vụ công tác điều tra. Hiện vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra để làm rõ, nhưng theo thông tin ban đầu, cả năm đối tượng là chủ lô hàng ma túy xâm nhập vào Việt Nam lớn nhất từ trước đến nay này đều thuộc châu Á, mang quốc tịch của nhiều nước và vùng lãnh thổ khác nhau.

Trong vụ việc này, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý và quần chúng nhân dân, giữa các ngành, các cấp có liên quan đã đóng vai trò quyết định tới việc khám phá đường dây ma túy lớn nhất Việt Nam cho tới thời điểm này.

- Vụ việc 2: Vận chuyển động vật hoang dã sử dụng loại hình trung chuyển qua Việt Nam để đi tiếp tới một nước thứ ba.

Ngày 29/02 và 06/3/2008, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng bắt giữ 2 vụ chuyển khẩu trái phép được khai báo là cá đao đông lạnh mang vận đơn số 524953755 chở trên tàu Reverence từ Indonesia cập cảng Hải Phòng. Đơn vị nhận hàng là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu TALU Quảng Ninh. Do có nhiều biểu hiện bất thường, cơ quan hải quan đã tiến hành kiểm tra hàng hóa trong container, kết quả thực tế hàng hóa chủ yếu là Tê tê được làm sạch và vẩy Tê tê đông lạnh.

Ngày 03/3/2008, Viện sinh thái và tài nguyên - Cơ quan thẩm quyền khoa học CITES Việt Nam đã tiến hành giám định và đưa ra kết luận: Toàn bộ lô hàng động vật đông lạnh và vảy động vật thuộc loài Tê tê Java có tên khoa học Manis javanica. Loài Tê tê này thuộc nhóm II B (Nhóm hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thương mại) theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Loài Tê tê này được ghi trong Phụ lục II của Công ước CITES mà Việt Nam tham gia được cụ thể hóa bằng Quyết định số 54/2006/QĐ-BNN ngày 05/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: "Hạn ngạch xuất khẩu bằng không đối với các loài Tê tê săn bắt từ tự nhiên và buôn bán thương mại"

Ngày 23/4/2008, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ra Quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với việc chuyển khẩu trái phép sản phẩm động vật hoang dã, quý hiếm qua cảng Hải Phòng. Theo đó, xử phạt Công ty TALU 30,6 triệu đồng; đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là tiêu hủy hoàn toàn lô hàng 24.035 kg con Tê tê và 920 kg vảy tê đông lạnh trên. Vì một số lý do như kinh phí tiêu hủy quá lớn, trong khi tê tê rất có giá trị về

dược liệu trong y học nên hiện tại lô hàng này đang được quyết định sử dụng vào mục đích y tế.

Hải Phòng nhiều năm nay được cho là điểm trung chuyển lý tưởng động vật hoang dã vào Trung Quốc. Những vụ bắt giữ, khám phá trước đây cho thấy việc buôn bán động vật hoang dã thường theo chu kỳ hàng năm: tháng 01/2007 đã bắt giữ được 9 vụ vận chuyển động vật hoang dã, trong đó vụ lớn nhất gần 8 tấn rùa và rắn trong một xe đông lạnh chuyên dụng do Cục Hải quan thành phố Hải Phòng phát hiện. Lô hàng này vào Việt Nam qua cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) sau đó được chuyển lên tàu xuất sang Trung Quốc từ cảng Hải Phòng. Công an Quảng Ninh cũng đã bắt giữ được 2 vụ vận chuyển Tê tê bằng xe taxi gắn biển số giả từ Hải Phòng chạy lên Móng Cái, v.v..

* Lợi dụng thông thoáng trong thủ tục xuất nhập cảnh để đưa vũ khí vào Việt Nam [101]

Ngày 23/11/2007, hai hành khách quốc tịch Mỹ làm thủ tục khai báo hải quan để nhập cảnh vào Việt Nam, trong khi làm thủ tục đã bị Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất phát hiện trong hành lý ký gửi nhập khẩu của họ có vũ khí. Đây là hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm một khẩu súng ngắn hiệu RUGER, model P85 số 300- 76577 và 13 viên đạn nằm trong khẩu súng. Sự việc này cho thấy yêu cầu bảo đảm an ninh là một vấn đề thường trực đặt ra đối với cơ quan hải quan mặc dù lưu lượng hành khách quốc tế nhập cảnh vào Việt Nam ngày càng tăng mạnh.

Một phần của tài liệu Pháp luật hải quan Việt Nam trước yêu cầu thực hiện tự do hóa thương mại và nghĩa vụ thành viên WTO (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)