NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO CHUNG, CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH 1 Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Pháp luật hải quan Việt Nam trước yêu cầu thực hiện tự do hóa thương mại và nghĩa vụ thành viên WTO (Trang 127 - 128)

2004 92 52 Triệu USD 192 ± 2.5 tỷ USD

3.2.NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO CHUNG, CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH 1 Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc

3.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII, IX (chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010), X (phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, và Nghị quyết số 07/NQ-TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế có nêu định hướng cơ bản về hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại của Nhà nước ta trong tiến trình hội nhập. Các định hướng cơ bản được vận dụng phù hợp với thực tiễn gia nhập WTO được tổng kết như sau [4], [67]:

Việc điều chỉnh cần thiết hệ thống pháp luật kinh tế, thương mại, các chính sách, các cơ chế quản lý kinh tế cần dựa trên nguyên tắc và yêu cầu của WTO phù hợp truyền thống văn hóa pháp lý Việt Nam. Quá trình này thể hiện sự nhất quán với khuôn khổ của WTO nhưng phải rút kinh nghiệm các nước đi trước, đặc biệt là những nước có hoàn cảnh, điều kiện tương tự Việt Nam.

Phải đặt vấn đề cải cách pháp luật phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế trong tổng thể các vấn đề thuộc chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Quan điểm và nguyên tắc cụ thể:

Về vấn đề nguồn thu ngân sách: Cần xác định thuế nhập khẩu không phải là nguồn thu chính của ngân sách quốc gia để có giải pháp đổi mới pháp luật về thuế thích hợp, thông qua việc mở rộng thêm các loại thuế mà các nước vẫn áp dụng để bao quát hết các nguồn thu.

Vấn đề bảo hộ nền kinh tế trong nước: Bảo hộ của Chính phủ đối với các doanh nghiệp bằng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan chỉ là tạm thời để giúp cho các doanh nghiệp có đủ thời gian phấn đấu tự vươn lên cạnh tranh hoặc trong những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, khủng hoảng, cần thiết để tránh rối loạn thị trường trong nước.

Một phần của tài liệu Pháp luật hải quan Việt Nam trước yêu cầu thực hiện tự do hóa thương mại và nghĩa vụ thành viên WTO (Trang 127 - 128)