Cải cách pháp luật về trị giá tính thuế, thuế và các biện pháp phi thuếquan

Một phần của tài liệu Pháp luật hải quan Việt Nam trước yêu cầu thực hiện tự do hóa thương mại và nghĩa vụ thành viên WTO (Trang 137)

2004 92 52 Triệu USD 192 ± 2.5 tỷ USD

3.3.2.Cải cách pháp luật về trị giá tính thuế, thuế và các biện pháp phi thuếquan

Một là, nội luật hóa các cam kết cụ thể với WTO trên cơ sở vận dụng linh hoạt các lựa chọn mà WTO cho phép, để ban hành những quy định pháp luật đảm bảo tốt nhất mục tiêu phát triển của một nước có nền kinh tế đang chuyển đổi

Khung pháp luật WTO có những quy định không cho phép dưới hình thức này nhưng lại cho phép dưới hình thức khác. Ví dụ như không cho phép Chính phủ thực hiện trợ giá nhưng lại cho phép trợ cấp nông nghiệp dưới một số hình thức: các loại hộp hổ phách, trợ cấp theo chương trình phát triển đã được phê duyệt, v.v.. Hay như các nghĩa vụ và sự lựa chọn không bắt buộc được quy định tại Hiệp định Trị giá GATT (CVA):

Mọi vấn đề trong lĩnh vực xác định trị giá hải quan đòi hỏi cơ quan hải quan phải có năng lực pháp lý đầy đủ. Luật pháp quốc gia được xây dựng trên tinh thần của Hiệp định sẽ không chỉ bao gồm những nguyên tắc xác định trị giá mà còn quy định về nghĩa vụ và sự lựa chọn không bắt buộc đối với các nước thành viên. Những quy định đó bao gồm:

(1) Sự lựa chọn khoản điều chỉnh của Điều 8.2:

Khi xây dựng luật pháp quốc gia, các nước Thành viên sẽ quy định việc loại ra hay đưa vào trị giá thuế quan, tất cả hoặc một phần các yếu tố sau: (a) chi phí vận chuyển hàng hóa nhập khẩu tới cảng hoặc địa điểm nhập khẩu; (b chi phí xếp hàng, dỡ hàng và chi phí làm hàng liên quan đến vận chuyển hàng hóa nhập khẩu tới cảng hoặc địa điểm nhập khẩu; và (c) chi phí bảo hiểm.

(2) Sự chuyển đổi tiền tệ của Điều 9:

1- Khi cần chuyển đổi tiền tệ để xác định trị giá thuế quan, thì tỷ giá chuyển đổi được sử dụng phải là tỷ giá do các cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu có liên quan công bố một cách hợp lệ và phải phản ánh xác

thực nhất, trong thời gian hiệu lực của văn bản công bố, giá trị hiện hành của đồng tiền đó trong các giao dịch thương mại tính theo giá trị đồng tiền của nước nhập khẩu. 2- Tỷ giá chuyển đổi sẽ được sử dụng đó cần phải có hiệu lực vào thời điểm xuất khẩu hoặc thời điểm nhập khẩu mà mỗi nước thành viên đã quy định.

(3) Tính tuyệt mật thông tin của Điều 10 đối với:

Các thông tin mang tính chất bí mật hoặc được cung cấp trên cơ sở bí mật nhằm mục đích định giá thuế quan cần được các cơ quan thẩm quyền có liên quan xử lý như các thông tin tối mật, tuyệt đối không được để lộ ra ngoài mà không được phép cụ thể của cá nhân hoặc chính phủ cung cấp thông tin đó, trừ trường hợp và trong chừng mực thông tin đó được yêu cầu phải tiết lộ trong bối cảnh các thủ tục tư pháp.

(4) Quyền khiếu nại tại Điều 11;

(5) Trì hoãn quá trình xác định trị giá hải quan trong một thời hạn nhất định theo Điều 13;

(6) Tính đảm bảo quyền lợi của nhà nhập khẩu theo Điều 7.3, Điều 14. Việt Nam cần tận dụng các quy định tương tự như trên để đưa ra những nguyên tắc phù hợp mà vẫn không trái với quy định của WTO.

Hai là, cải cách các biện pháp phi thuế quan để không trở thành rào cản thương mại vi phạm quy định của WTO

Việt Nam cần có giải pháp, lộ trình cụ thể thực hiện giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các rào cản phi thuế quan gây ảnh hưởng tới tự do hóa thương mại, đảm bảo sự lưu thông thông suốt hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các nước.

Công việc cụ thể phục vụ thực hiện giải pháp trên: Rà soát, giảm thiểu danh mục hàng hóa quản lý theo giấy phép chuyên ngành, công bố danh mục hạn ngạch đối với loại cần quản lý chỉ tiêu, công bố công khai chỉ tiêu kỹ thuật

đối với loại cần quản lý chỉ tiêu kỹ thuật, qua đó cơ quan hải quan căn cứ vào đó thi hành, doanh nghiệp không cần phải xin giấy phép. Giấy phép chuyên ngành chỉ nên áp dụng đối với những mặt hàng không thể công bố tiêu chuẩn kỹ thuật rõ ràng. Những mặt hàng không bị cấm hoặc hạn chế nhập khẩu thì phải chuyển sang quản lý theo chế độ cấp giấy phép tự động [67, tr. 204].

- Việt Nam sử dụng chế độ cấp giấy phép tự động để kiểm soát số lượng hàng hóa nhập khẩu, kiềm chế nhập khẩu và hạn chế tình trạng nhập siêu. Chế độ cấp phép hiện hành này của Việt Nam được quy định tại Quyết định số 24/2008/QĐ-BCT ngày 01/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Công thương.

Chỉ sau một thời gian ngắn khi quyết định có hiệu lực áp dụng, thực tế đã bộc lộ một số khó khăn đối với doanh nghiệp, đi ngược lại yêu cầu thuận lợi hóa hoạt động thương mại. Bất cập thể hiện ở số lượng gần 10 chứng từ liên quan trong bộ hồ sơ tài liệu yêu cầu cấp phép, doanh nghiệp phải tốn kém nhiều thời gian chờ đủ chứng từ để hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian chờ cấp phép dài (ít nhất khoảng 15 ngày để hoàn thành tất cả các thủ tục hồ sơ giấy tờ có liên quan, các doanh nghiệp ở phía Nam sẽ mất nhiều thời gian hơn vì phải nộp hồ sơ ra trụ sở Bộ Công thương ở phía Bắc qua đường bưu điện). Kéo theo đó là sự tăng lên của các loại chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả là hệ quả của thời gian chờ cấp phép như: chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu container tại Cảng, chi phí đi lại…Khi chi phí tăng thì doanh nghiệp sẽ tìm cách chuyển hóa chi phí vào giá thành hàng hóa, và người tiêu dùng trong nước sẽ phải gánh chịu hệ quả sau cùng này, gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với nền kinh tế nói chung của đất nước.

Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo chế độ cấp phép tự động tại Phụ lục 01 kèm theo quyết định trên trải quá rộng với 36 chương, 244 nhóm hàng, trong đó có 5 chương áp dụng toàn bộ và có đến 26 chương áp dụng gần hết (trừ một số dòng hàng), chủng loại mặt hàng không chỉ là các mặt hàng tiêu dùng thuần túy như: ô tô, xe máy nguyên chiếc, rượu, bia, đồ uống, mỹ phẩm, hàng điện máy… mà còn bao gồm cả những loại nguyên liệu trực tiếp phục

vụ cho sản xuất. Thực trạng này đang gây ra sự ùn tắc hàng hóa tại cửa khẩu vì phải chờ cấp phép thì bộ hồ sơ hải quan mới được hoàn chỉnh, vì giấy phép là một chứng từ hải quan mà doanh nghiệp phải nộp ngay tại thời điểm mở tờ khai hải quan.

Với những phân tích ở trên, rõ ràng mục đích ban đầu mà Quyết định 24/2008/QĐ-BCT đặt ra là phù hợp với đòi hỏi của WTO và thực tiễn, thông lệ thương mại quốc tế, song trên thực tế cách thức triển khai để quy định pháp luật thực sự đi vào đời sống, tạo thuận lợi nhiều hơn cho doanh nghiệp dường như có tác động trái chiều. Và rõ ràng, quyết định này phải được sửa đổi kịp thời về số lượng hồ sơ yêu cầu, khắc phục các điểm vênh nhau giữa đòi hỏi quản lý của pháp luật trong nước với các thông lệ, tập quán kinh doanh thương mại quốc tế, thu hẹp phạm vi đối tượng áp dụng, khơi thông cho luồng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị ách tắc ngày càng lớn tại các cửa khẩu, cảng dỡ hàng.

Ba là, sắp xếp, mở rộng các sắc thuế, khắc phục thâm hụt cán cân thương mại từ tác động gia nhập WTO, bảo đảm an ninh ngân sách trước ảnh hưởng từ sự giảm sút nguồn thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu

Tiếp tục thực hiện Chiến lược cải cách thuế đến năm 2010 (Quyết định 201/2004/QĐ-TTg ngày 06/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010), trong đó chú trọng cải cách hai hệ thống thuế dưới đây để bù đắp sự giảm sút của nguồn thu xuất nhập khẩu do chịu tác động của các cam kết về cắt giảm thuế quan với WTO:

Thứ nhất: Hoàn thiện thuế giá trị gia tăng: mở rộng diện chịu thuế và thu hẹp thuế suất, đảm bảo đây là một trong những sắc thuế quan trọng của hệ thống thuế, thật sự là một công cụ có hiệu lực trong việc huy động tối đa nguồn tài chính cho ngân sách, giảm bớt sự ảnh hưởng từ thuế xuất nhập khẩu cho nguồn thu ngân sách.

Thực hiện định hướng cải cách thuế giá trị gia tăng, ngày 03/6/2008 vừa qua Quốc hội đã thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 (có hiệu lực từ 01/01/2009). Những điểm mới của đạo luật này là: Thu hẹp đối tượng không chịu thuế từ 28 nhóm hàng hóa, dịch vụ xuống còn 25 nhóm; Chuyển 3 nhóm sau từ không chịu thuế sang chịu thuế giá trị gia tăng: trong đó có nhóm hàng hóa là thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng. Về thuế suất: (i) 5% đối với 15 nhóm hàng hóa so với Luật hiện hành là 21 nhóm, áp dụng chủ yếu đối với hàng hóa, dịch vụ là đầu vào của sản xuất nông nghiệp; (ii) 10% đối với một số nhóm hàng là vật liệu xây dựng và máy móc kỹ thuật hiện đang chịu thuế suất 5%, v.v... Với các nội dung sửa đổi quan trọng như trên bắt đầu có hiệu lực áp dụng từ 01/01/2009, đạo luật này sẽ góp phần đáng kể vào việc cải thiện cơ cấu nguồn thu ngân sách theo hướng giảm thiểu sự ảnh hưởng phụ thuộc vào thuế xuất nhập khẩu từ việc thực hiện cam kết cắt giảm thuế khi gia nhập WTO. Như vậy, kể từ lần sửa đổi Luật thuế giá trị gia tăng gần nhất vào năm 2005 tới nay, thì Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 đã hoàn thiện thêm một bước quan trọng theo định hướng của Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến 2010. Cần tiếp tục rà soát các mặt hàng, dịch vụ có tính chất tạo ra nhiều giá trị gia tăng, lợi ích cho các chủ thể kinh doanh để huy động hơn nữa nguồn thu cho ngân sách nhà nước cho tới mốc cuối của chiến lược cải cách nêu trên.

Thứ hai: Mở rộng các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, đây là những mặt hàng ít ảnh hưởng đến đời sống chung của đại đa số nhân dân, thông qua đó điều tiết thu nhập, tăng nguồn thu, hướng dẫn sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng.

Bộ Tài chính là đơn vị chủ trì soạn thảo Dự thảo sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và đã đưa ra lấy ý kiến nhân dân một cách rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng (website của Phòng Thương mại và Công nghiệp

Việt Nam VCCI). Nhận thức được sâu sắc phương hướng cải cách, cơ cấu lại nguồn thu trong đó có vai trò của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Dự luật này đã quy định một số nội dung sửa đổi theo tinh thần cải cách trên như sau: đưa thêm vào phạm vi đối tượng áp dụng đối với một số loại hàng nằm trong diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trong số đó, có các sản phẩm đã chế biến từ thuốc lá; ôtô dưới 24 chỗ ngồi vừa chở người vừa chở hàng; xe mô tô có dung tích xilanh từ 175 phân khối trở lên; và máy trò chơi điện tử có thưởng, v.v...; mức thuế suất được thiết kế thống nhất hơn cho một số mặt hàng thay thế cho nhiều mức thuế suất đang tồn tại phân biệt theo mặt hàng hiện nay (rượu, bia, v.v...)… Dự luật vẫn đang trong quá trình xem xét, thăm dò phản ứng của nhân dân. Những nội dung sửa đổi nêu trên là hợp lý trong điều kiện phát triển hiện tại của đất nước mà Luật hiện hành được sửa đổi gần nhất vào năm 2005 chưa bao quát hết được, do đó cần được đưa vào nội dung của văn bản Luật chính thức được ban hành.

Một phần của tài liệu Pháp luật hải quan Việt Nam trước yêu cầu thực hiện tự do hóa thương mại và nghĩa vụ thành viên WTO (Trang 137)