2004 92 52 Triệu USD 192 ± 2.5 tỷ USD
3.1.1. Các quy định pháp luật về tạo thuận lợi trong quy trình thủ tục hải quan bị doanh nghiệp lợi dụng để gian lận thƣơng mạ
tục hải quan bị doanh nghiệp lợi dụng để gian lận thƣơng mại
Để thực hiện đồng bộ những nội dung mới tại Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan năm 2005, Nghị định 154/2005/NĐ-CP và Thông tư 112/2006/TT-BTC, ngày 15/5/2006, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định 874/QĐ-TCHQ thay thế Quyết định số
1951/2005/QĐ-TCHQ ngày 19/12/2005. Đây là quy trình thủ tục hải quan khởi đầu cho sự đơn giản và hài hóa hóa thủ tục hải quan, với ưu điểm quy định mạch lạc và logic hơn so với các quy trình trước. Tuy nhiên, đi đôi với những chính sách ưu đãi, thông thoáng tạo thuận lợi nhiều hơn cho doanh nghiệp, thực tế cũng đã nảy sinh một số bất cập là hệ quả kéo theo của thuận lợi hóa thủ tục hải quan. Xin phân tích một vài ví dụ về thực trạng thực thi pháp luật Hải quan giải quyết mối quan hệ đối lập giữa tạo thuận lợi và bảo đảm an ninh theo đòi hỏi của WTO:
Lợi dụng phân luồng tự động là luồng xanh, miễn kiểm tra của hệ thống quản lý rủi ro:
* Đối với loại hình xuất khẩu hàng gia công - sản xuất xuất khẩu [69] Loại hình xuất khẩu hàng gia công, sản xuất xuất khẩu được pháp luật Hải quan dành cho nhiều thuận lợi, thông thoáng trong quy trình thủ tục hải quan để khuyến khích xuất khẩu nhưng cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố gian lận, rủi ro, có thể dẫn tới thất thu ngân sách.
- Trường hợp của Công ty TNHH Diệu Thương (khu công nghiệp Biên Hòa, Đồng Nai): là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyên nhập khẩu hạt nhựa Polyme để sản xuất các mặt hàng nhựa dân dụng như: áo mưa, xô, chậu… Vì là hàng sản xuất xuất khẩu nên thường được Hải quan ưu tiên cho đi theo luồng xanh miễn kiểm tra. Khi phát hiện có dấu hiệu nghi vấn, Hải quan Đồng Nai quyết định kiểm tra đột xuất lô hàng xuất khẩu đã xếp vào container và đã niêm phong thì doanh nghiệp tìm mọi lý do để ngăn cản như: trời tối muộn, không có xe nâng… Kết quả kiểm tra là: số hàng thực tế xếp trong container chỉ vào khoảng trên 50% số hàng ghi trên Bill of Lading (vận đơn đường biển) và các chứng từ khác trong bộ hồ sơ hải quan. Hải quan Đồng Nai tiếp tục kiểm tra đối chiếu Vận đơn nói trên với bản lưu tại đại lý hãng tàu phát hành vận đơn thì thấy bản lưu vận đơn gốc của hãng tàu và chủ hàng hoàn toàn giống nhau về các họa tiết, màu sắc, số hiệu, mô tả hàng hóa, thậm chí cả lỗi chính tả… Riêng đối với thông tin quan trọng nhất là số lượng
hàng hóa thì vận đơn gốc của hãng tàu ghi nhận phù hợp với số lượng hàng hóa thực tế hiện có trong container. Số lượng hàng hóa ghi trên vận đơn chủ hàng dùng để khai báo hải quan không phải do tẩy xóa mà được in từ máy ra, với sự tiếp tay của đơn vị phát hành vận đơn.
Với dấu hiệu vi phạm cố ý, được dàn xếp, có yếu tố thông đồng giữa đại lý phát hành vận đơn và chủ hàng như trên, Hải quan Đồng Nai tiếp tục kiểm tra mở rộng đối với các bộ hồ sơ của 7 lô hàng đã xuất trước đó thì đều thấy tình trạng tương tự: cùng một lô hàng nhưng có hai phiên bản Vận đơn khác nhau, trong đó vận đơn mà chủ hàng dùng để khai báo hải quan ghi số lượng hàng hóa nhiều hơn những thông tin tương ứng ghi trên bản gốc Bill lưu của hãng tàu.
Từ kinh nghiệm đối với trường hợp của Công ty Diệu Thương, Hải quan Đồng Nai tiếp tục kiểm tra đột xuất các bộ hồ sơ xuất khẩu của Công ty TNHH một thành viên Tân Mai (khu công nghiệp Biên Hòa Đồng Nai). Công ty Tân Mai là một doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa, chuyên nhập sản xuất xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ gia dụng và cũng thường xuyên được Hải quan xếp trong diện "luồng xanh miễn kiểm tra". Kết quả kiểm tra cho thấy thủ đoạn gian lận của Công ty Tân Mai cũng tương tự như Công ty Diệu Thương: Vận đơn dùng để khai báo hải quan ghi số lượng hàng hóa nhiều hơn vận đơn gốc của hãng tàu.
Hai công ty nói trên đã bị Hải quan Đồng Nai xử phạt vi phạm hành chính, trong đó Công ty TNHH một thành viên Tân Mai bị phạt trên 800.000.000 đồng đối với 75 lô hàng, Công ty TNHH Diệu Thương bị phạt trên 400.000.000 đồng đối với 8 lô hàng. Đây không phải trường hợp cá biệt lợi dụng sự thông thoáng của pháp luật Hải quan trong việc kiểm tra thực tế đối với loại hình xuất khẩu hàng gia công - sản xuất xuất khẩu.
Qua vụ việc trên, kết luận rút ra đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan là loại hình xuất khẩu hàng gia công - sản xuất xuất khẩu tuy là một loại hình cần tạo mọi điều kiện để thúc đẩy nền sản xuất trong
nước hướng tới xuất khẩu, song không thể vì quá khuyến khích mà lại ưu ái quá mức "miễn kiểm tra thực tế" trong mọi trường hợp đối với loại hình này. Giải pháp đúng là tạo mọi điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng gia công - sản xuất xuất khẩu phát triển trên cơ sở duy trì chế độ kiểm tra nghiêm túc như các loại hình khác để tích cực chủ động ngăn chặn và phát hiện các thủ đoạn gian lận có thể phát sinh trong loại hình xuất khẩu này.
* Đối với các loại hình khác mà kết quả phân luồng tự động của máy tính khi áp dụng hệ thống quản lý rủi ro cho ra kết quả luồng xanh, miễn kiểm tra thực tế, và không có cơ sở nào chỉ ra cần phải tăng cường kiểm soát đối với doanh nghiệp đó để cơ quan hải quan có thể điều chỉnh chuyển luồng, tăng tỷ lệ kiểm tra đối với lô hàng:
Đối tượng xuất nhập khẩu làm thủ tục hải quan trên tất cả các tuyến hàng không, đường bộ, đường biển lợi dụng kết quả phân luồng theo quy trình như trên đã nêu để khai báo sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, chất lượng, xuất xứ, trị giá để trốn, giảm thuế, nhập khẩu hàng hóa không đạt chất lượng, xuất khống sản phẩm. Thậm chí có trường hợp các doanh nghiệp trước đó được đánh giá trong diện tuân thủ pháp luật tốt được các doanh nghiệp thực sự thực hiện vi phạm thuê đứng tên danh nghĩa trên tờ khai xuất nhập khẩu để qua mặt cơ quan hải quan.