Kế hoạch hành động của ngành Hải quan Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật hải quan Việt Nam trước yêu cầu thực hiện tự do hóa thương mại và nghĩa vụ thành viên WTO (Trang 128)

2004 92 52 Triệu USD 192 ± 2.5 tỷ USD

3.2.3. Kế hoạch hành động của ngành Hải quan Việt Nam

* Kế hoạch 456:

Bằng việc nghiên cứu đúc rút các kinh nghiệm từ thành công của các nước trong khu vực và các nước phát triển khác trên thế giới, Nhà nước Việt Nam đã xây dựng Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành hải quan giai đoạn 2008 - 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 456/QĐ-BTC ngày 14/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ("Kế hoạch 456"), tiếp nối, củng cố và phát triển những kết quả đã đạt được của Quyết định số 810/QĐ-BTC về "Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2004 - 2006" ngày 16/3/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ("Kế hoạch 810").

Tổng kinh phí để thực hiện Kế hoạch 456 được huy động từ các nguồn: (1) Ngân sách Nhà nước, (2) vay Ngân hàng Thế giới, (3) tài trợ từ Tổ chức phi chính phủ JICA Nhật Bản (The Japan International Cooperation Agency - Văn phòng Hợp tác quốc tế Nhật Bản, cơ quan triển khai viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản cho các dự án hợp tác mang tính kỹ thuật), và (4) Dự án ETV2 (The European Technical Assistance Programme for Vietnam, phạm vi hoạt động tổng thể của dự án ETV2 là xem xét/đánh giá về luật về thuế, luật hải quan và các lĩnh vực khác, chuyển thông lệ của Chính phủ sang hình thức quản lý, kiểm soát theo mức độ của phương Tây) lên tới 3.855.297,07 triệu đồng Việt Nam. Số kinh phí này được đầu tư vào rất nhiều cấu phần nhằm thực hiện thành công các mục tiêu mà Kế hoạch 456 đề ra, trong đó nguồn kinh phí đầu tư phát triển những tiểu cấu phần có liên quan đến pháp luật về Hải quan tập trung vào nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (xem thêm Bảng 3.1)

Bảng 3.1: Vốn đầu tƣ cho các cấu phần liên quan tới thuận lợi hóa và bảo đảm an ninh thƣơng mại

Cấu phấn/ Tổng vốn

(Triệu VNĐ)

Nội dung Vốn đầu tƣ

(Triệu VNĐ) Tỷ lệ/vốn cấu phần (%) Tỷ lệ/tổng vốn dự án (%) Cấu phần I 53,120.09 Khuôn khổ pháp lý 1,279.93 2.41 0.19 Hài hòa và đơn giản hóa

thủ tục hải quan 24,434.63 46 3.62 Minh bạch và Nhất quán 8,105.61 15.3 1.2 … … … … Cấu phần II 43,787.04 Khuôn khổ quản lý 5,859.42 13.4 0.87 Liêm chính 2,307.55 5.3 0.34 … … … … Cấu phần III 5,372.46 … … … … Cấu phần IV 572,900.98 Tổng vốn dự án: 675,180.56

Bản kế hoạch này còn xây dựng 04 đề án để hỗ trợ thực hiện mục tiêu như: Đề án phát triển công nghệ thông tin, Đề án nâng cao năng lực công tác kiểm soát hải quan, Đề án tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan và Đề án tăng cường công tác quản lý giá tính thuế. Các Cục Hải quan địa phương cũng đã hoàn tất việc xây dựng kế hoạch triển khai Kế hoạch 456 nêu trên để điều hành công cuộc cải cách tại địa phương mình.

Kế hoạch 456 ghi nhận các biến chuyển của tình hình thế giới lẫn tình hình trong nước khi Việt Nam đã chính thức là thành viên của WTO để từ đó đề ra mục tiêu cải cách hợp với xu thế phổ biến trên thế giới:

- Đảm bảo tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thương mại quốc tế qua việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro đã chính thức được tạo cơ sở pháp lý trong Luật Hải quan năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan năm 2001; đây là kỹ thuật quản lý hiện đại theo các tiêu chí, thang điểm rủi ro được chọn lọc, đúc kết và đánh giá căn bản dựa trên thông tin về doanh nghiệp, khác với trước đây dựa trên thông tin về từng lô hàng xuất nhập khẩu; - Bên cạnh đó, ngành hải quan còn đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hải quan hiện đại vừa phải đảm bảo việc chấp hành và tuân thủ các quy định của luật pháp hải quan nhằm đảm bảo an ninh, lợi ích kinh tế quốc gia, đảm bảo an toàn cho dây chuyền cung ứng thương mại quốc tế.

Các dự án được nhắc tới trong Kế hoạch 456 nêu trên đang được Hải quan Việt Nam tích cực triển khai cùng với một số dự án, chương trình hợp tác trong các khuôn khổ ASEAN, APEC, v.v.. như: Dự án Hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2006 - 2010 do Ngân hàng Thế giới tài trợ; áp dụng Tờ khai hải quan chung của ASEAN dựa trên các tiêu chí của Liên hợp quốc; kiểm tra một lần đối với các cặp cửa khẩu đối diện nhau; cơ chế ASEAN một cửa, cơ chế thương nhân ưu tiên đặc biệt, v.v...

* Dự thảo Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2012, định hướng 2020 [77]:

Đây là văn bản đang được ngành Hải quan Việt Nam tập trung xây dựng để hướng tới các mục tiêu: cải thiện hệ thống dịch vụ hải quan phục vụ xuất nhập khẩu; tạo môi trường hoạt động thân thiện với doanh nghiệp; đổi mới hệ thống quản lý xuất nhập cảnh; tăng cường dịch vụ thông quan cho hàng chuyển phát nhanh; hoàn thiện hải quan điện tử (tự động hóa hoàn toàn việc quản lý thông tin hàng hóa); áp dụng hệ thống giám sát kỹ thuật cao trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan. Các nội dung quan trọng bao gồm:

- Tự động hóa hoàn toàn việc quản lý thông tin hàng hóa: hoàn thiện hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử với các cơ quan có liên quan trong quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Thông qua một hệ thống công nghệ thông tin hoàn chỉnh, hàng hóa xuất nhập khẩu ra vào Việt Nam sẽ được một hệ thống theo dõi sự di chuyển từng khâu và xử lý thông tin, quyết định hình thức kiểm tra theo kỹ thuật quản lý rủi ro. Phương thức quản lý rủi ro đã được áp dụng từ 01/01/2006 sẽ được sửa đổi khác so với hiện nay. Theo đó, việc ra các quyết định có liên quan trong hoạt động nghiệp vụ hải quan không dựa vào nhận định mang tính chủ quan của công chức hải quan, mà chủ yếu dựa vào kết quả xử lý thông tin tự động dựa trên các nguồn tin đa dạng, các tiêu chí linh hoạt, cập nhật theo thời kỳ, tình hình thực tế và yêu cầu công việc.

- Hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan sẽ được hỗ trợ tối đa nhờ vào việc sử dụng tập trung, có hiệu quả các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại tại các trung tâm phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu, hệ thống máy soi hàng, và các phương tiện khác.

Một phần của tài liệu Pháp luật hải quan Việt Nam trước yêu cầu thực hiện tự do hóa thương mại và nghĩa vụ thành viên WTO (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)