Pháp luật Hải quan Việt Nam trong thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu Pháp luật hải quan Việt Nam trước yêu cầu thực hiện tự do hóa thương mại và nghĩa vụ thành viên WTO (Trang 111 - 114)

2004 92 52 Triệu USD 192 ± 2.5 tỷ USD

2.3.2. Pháp luật Hải quan Việt Nam trong thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

sở hữu trí tuệ

* Cơ sở pháp lý trong nước:

Đến nay, Việt Nam đã có hệ thống văn bản pháp luật thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gồm Luật Hải quan, Nghị định, Thông tư liên tịch, các văn bản hướng dẫn khác tương đối đầy đủ, tiếp cận các quy định của các Hiệp định TRIPS, BTA, Luật mẫu của WCO.

- Cụ thể, Hải quan Việt Nam thực hiện Hiệp định này tại các điều 218, 219 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (luật chuyên ngành), được cụ thể hóa hơn tại Điều 57 (nguyên tắc tạm dừng làm thủ tục hải quan), Điều 58 (điều kiện đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan) và Điều 59 (quy định cụ thể việc tạm dừng làm thủ tục hải quan) Luật Hải quan năm 2001 và Luật sửa đổi, bố sung năm 2005; Hướng dẫn chi tiết thực hiện ba điều này, Việt Nam đã lần

lượt ban hành các Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005, và số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ (Chương V: Kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, Điều 34 đến Điều 38), Quyết định 916/QĐ-TCHQ ngày 31/3/2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy chế tiếp nhận Đơn yêu cầu kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan tới sở hữu trí tuệ.

- Việt Nam đã lần lượt đưa tất cả các đối tượng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo TRIPs vào phạm vi điều chỉnh của luật, tập trung vào 3 nhóm chính thuộc 3 ngành khác nhau là: bản quyền, sở hữu công nghiệp và giống cây trồng. Trong 3 nhóm này thì hiện nay trên thực tế, Hải quan Việt Nam thực thi bảo hộ tại biên giới với các trường hợp vi phạm quyền sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu), quyền tác giả và các quyền liên quan (quyền của người sản xuất băng, đĩa; quyền sao chép các tác phẩm văn học nghệ thuật…).

- Cơ quan Hải quan Việt Nam thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới theo 2 hình thức:

(i) Tạm dừng làm thủ tục hải quan theo đơn yêu cầu của chủ quyền sở hữu trí tuệ/ đại diện pháp lý: áp dụng đối với mọi đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ có yêu cầu bảo hộ; và

(ii) Cơ quan Hải quan tự động kiểm tra và xử lý đối với hàng giả vi phạm nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ tại nơi làm thủ tục xuất nhập khẩu.

- Phạm vi không áp dụng biện pháp thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của cơ quan hải quan: một số loại hình xuất nhập khẩu hàng hóa để viện trợ nhân đạo; tạm nhập - tái xuất phục vụ sinh hoạt của tổ chức, cá nhân nước ngoài, hàng hóa phục vụ trưng bày, triển lãm, giới thiệu sản phẩm không bán hoặc để trợ giúp người tiêu dùng phân biệt nhận biết hành vi vi phạm quyền

sở hữu trí tuệ, hàng hóa quá cảnh, hàng hóa là quà biếu, quà tặng theo tiêu chuẩn được miễn thuế của hành lý cá nhân…

- Việt Nam đã xây dựng và thực hiện một chương trình hành động về sở hữu trí tuệ để gia nhập WTO. Trong khuôn khổ chương trình hành động này hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành và sửa đổi, nhờ đó các đối tượng sở hữu trí tuệ lần lượt được đưa vào bảo hộ, chế độ bảo hộ từng bước được hoàn thiện theo chuẩn mực của Hiệp định TRIPS. Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và các nghị định hướng dẫn thi hành đã được xây dựng và ban hành trên cơ sở tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật được các thành viên WTO rà soát, góp ý sát sao.

* Đánh giá: Có bốn lĩnh vực quan trọng được coi là chưa tuân thủ Hiệp định TRIPS, cụ thể Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 chưa tuân thủ các điều 46, 58, 59 và 60 TRIPs (xem quy định của TRIPs tại Hộp số 2.10):

Hộp số 2.10

Điều 46 - Các giải pháp khác: Đối với hàng giả, việc đơn thuần gỡ bỏ thương hiệu đã được gắn một cách trái phép lên hàng hoá không đủ để cho phép giải phóng hàng hoá vào các kênh thương mại ngoại trừ các trường hợp đặc biệt.

Điều 58 - Hành động Mặc nhiên (Ex Officio): Điều khoản tùy chọn cho phép Hải quan chủ động hành động trong việc ra quyết định đình chỉ thông quan hàng hóa mà không cần có đơn yêu cầu từ phía chủ sở hữu quyền.

Điều 59 - Biện pháp xử lý: Lệnh tiêu huỷ đối với hàng hoá vi phạm. Không được phép tái xuất.

Điều 60 - Nhập khẩu Tối thiểu: có thể loại trừ các lô hàng "phi thương mại" nhỏ

- Điều 58 TRIPs - quyền hạn mặc nhiên (Ex Officio authority) cho phép cán bộ hải quan có thể chủ động trong việc kiểm soát việc thực hiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hiện vẫn chưa được thực thi trong pháp luật về sở hữu trí tuệ

của Việt Nam. Hải quan Việt Nam chỉ thực hiện các biện pháp kiểm soát hàng hóa tại biên giới liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ trên cơ sở có đơn yêu cầu và các tài liệu, chứng từ, hiện vật có liên quan của người nộp đơn. Trong trường hợp phát hiện ra các yếu tố vi phạm cũng chỉ được thực hiện các biện pháp kiểm soát sau khi đã trao đổi và nhận được ý kiến phản hồi đề nghị kiểm soát của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ. Quy định hiện tại vẫn chưa củng cố năng lực tự chủ của các cơ quan Hải quan Việt Nam trong việc đóng góp một cách hiệu quả vào cuộc chiến chống lại việc buôn bán hàng giả và hàng nhái bất hợp pháp.

- Luật Hải quan không nhất quán với Luật Sở hữu trí tuệ và do vậy việc áp dụng Điều 5 khoản 2 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (ưu tiên áp dụng pháp luật chuyên ngành khi pháp luật khác có quy định khác với pháp luật chuyên ngành) và các điều khoản về sở hữu trí tuệ trong Luật Hải quan đã không mang lại hiệu quả pháp lý thực sự. Các Điều từ 57 đến 59 (nguyên tắc, điều kiện, quy định cụ thể về việc tạm dừng làm thủ tục hải quan) trong Luật Hải quan 29/2001/QH10 không nhất quán với các quy định tương ứng trong Luật Sở hữu trí tuệ. Do đó, cần phải tiếp tục tiến hành sửa đổi những quy định về sở hữu trí tuệ tại Luật Hải quan và Nghị định 154/2005/NĐ-CP cũng như Luật Sở hữu trí tuệ để Hải quan Việt Nam có thể đáp ứng được các cam kết pháp lý trong Hiệp định TRIPS của WTO.

Một phần của tài liệu Pháp luật hải quan Việt Nam trước yêu cầu thực hiện tự do hóa thương mại và nghĩa vụ thành viên WTO (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)