Các quốc gia đang phát triển và các quốc gia trong khu vực

Một phần của tài liệu Pháp luật hải quan Việt Nam trước yêu cầu thực hiện tự do hóa thương mại và nghĩa vụ thành viên WTO (Trang 43 - 50)

Một là: Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) [113] Trung Quốc chính thức là thành viên của WTO vào ngày 11/12/2001, sau hơn 15 năm đàm phán cam go, kéo dài nhất trong lịch sử của WTO. Sự kiện này đã mở rộng hơn các cải cách mà nước này thực hiện từ năm 1978. Là một cường quốc lớn không chỉ ở Châu Á mà còn trên toàn thế giới, với vị trí thứ ba trong nền thương mại quốc tế, vượt Anh và Pháp, tỷ lệ tăng trưởng thương mại bình quân năm đạt gần 30%, việc Trung Quốc gia nhập WTO không chỉ có tác động đối với bản thân nước này mà còn tác động lớn tới cả nền thương mại thế giới. Tới nay, Trung Quốc đã hoàn thành lộ trình chuyển tiếp 05 năm của mình với WTO, chuyển sang giai đoạn thực hiện đầy đủ các cam kết mở cửa thị trường đối với các thành viên của WTO. Trong đàm phán gia nhập, Trung Quốc cam kết cắt giảm khoảng 45% thuế nhập khẩu (từ 17,5% xuống 10%)… Sự phát triển theo chiều hướng tích cực của Trung Quốc kể từ năm 2001 đến nay đã củng cố thêm lòng tin vào WTO cho các thành viên, đặc biệt là các thành viên đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam.

Trước khi gia nhập WTO, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới, sau 5 năm gia nhập, Trung Quốc đã vươn lên đứng hàng thứ ba. Năm 1992, mức thuế hải quan trung bình của Trung Quốc là hơn 43% nhưng ngành thuế chỉ thu được 21,2 tỷ nhân dân tệ. Năm 2005, mức thuế giảm chỉ còn gần 10% nhưng ngành thuế nước này đã thu được 106,6 tỷ NDT. Năm 2006, mức dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã đạt hơn 1000 tỷ NDT.

Phương châm hoạt động của Hải quan Trung Quốc là chấp hành pháp luật, bảo vệ an ninh, phục vụ hiệu quả, thúc đẩy phát triển. Kinh nghiệm của Trung Quốc rất cần thiết cho Việt Nam:

- Quản lý rủi ro: từ năm 1998, Hải quan Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng hệ thống quản lý rủi ro bằng việc xây dựng cửa xanh, cửa đỏ. Hiện nay, quản lý rủi ro của Trung Quốc đã ở mức cao hơn với nội dung chủ yếu là: (i) căn

cứ vào các thông tin tình báo nắm được, hoặc qua phân tích rủi ro, xác định các tham số trước khi thông quan, xác định các biện pháp xử lý đối với các đối tượng có độ rủi ro cao, hệ thống thông quan tự động phán đoán, lựa chọn và đưa ra yêu cầu cho cán bộ hải quan tại hiện trường xử lý và báo cáo lại kết quả đã xử lý về Trung tâm quản lý rủi ro qua mạng; (ii) thông qua phân tích xu thế, đưa ra cảnh báo trước qua mạng vi tính, hệ thống thông quan tự động phán đoán và lựa chọn, cán bộ hải quan tại hiện trường căn cứ chỉ lệnh vi tính và các tư liệu nắm được tại hiện trường, tiến hành đối chiếu và phân tích, xác định các biện pháp xử lý cụ thể; (iii) căn cứ tình hình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, tình hình cụ thể tại hiện trường, tùy vào mức độ quản chế mậu dịch của đối tượng, sự phân công kiểm tra tại các khâu trọng điểm, những rủi ro chính của hải quan để xác định tham số trước, hệ thống thông quan tự động phán đoán và lựa chọn cửa xanh hoặc cửa đỏ, căn cứ số liệu khai báo để phân loại đối tượng rủi ro và phân luồng hợp lý; và (iv) cán bộ hải quan tại hiện trường căn cứ vào thông tin kịp thời nắm được hoặc qua phân tích rủi ro tại hiện trường, xác định cấp độ rủi ro cụ thể, căn cứ các loại hình, mức độ rủi ro để yêu cầu khâu nghiệp vụ tiếp theo, đưa ra yêu cầu đối chiếu và biện pháp xử lý rủi ro chính xác, các cán bộ ở khâu nghiệp vụ liên quan thực hiện các yêu cầu trên và báo cáo về Trung tâm quản lý rủi ro. Trung Quốc đã thay đổi quan điểm quản lý từ quản lý đối tượng là hàng hóa nay là quản lý doanh nghiệp (chấp hành tốt pháp luật: khai trước 3 ngày, được thông quan ngay khi hàng tới cửa khẩu; chấp hành không tốt pháp luật: bị quản lý, giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình thông quan hàng hóa, sản xuất, kinh doanh).

- Đại lý khai thuê hải quan: Trung Quốc áp dụng hai hình thức khai hải quan: tự khai của các nhà kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và đại lý khai thuê. Đại lý khai thuê của Trung Quốc bao gồm các xí nghiệp khai thuê chuyên nghiệp (gọi là hãng khai thuê) và xí nghiệp khai thuê ủy thác (các đại lý tàu biển, các đại lý hàng hóa quốc tế đã được hải quan cấp sổ đăng ký). Hoạt động của các hãng khai thuê, xí nghiệp khai thuê ủy thác và các nhân viên khai thuê

do Hải quan Trung Quốc quản lý. Hải quan Trung Quốc còn thành lập Hiệp hội khai thuê hải quan Trung Quốc và các phân Hiệp hội khai thuê tại các địa phương.

- Thủ tục hải quan tại sân bay: rất đơn giản, hành khách không phải khai hành lý bằng tờ khai hải quan, máy soi cũng rất ít, chỉ để ở cửa đỏ, chủ yếu sử dụng hệ thống giám sát camera, quản lý rủi ro.

Hai là: Philippines [72, tr. 117-118]

Philippines là một trong những quốc gia Đông Nam Á trở thành thành viên chính thức của WTO từ rất sớm: ngay từ thời điểm Tổ chức này chính thức thay thế cho GATT, ngày 01/01/1995, cùng với Thailand, Malaysia, Indonesia.

* Các nỗ lực cải cách bộ máy, cải cách pháp luật hải quan của Philippines để thực hiện các cam kết của Chính phủ nước này với WTO, đồng thời thực hiện các cam kết với APEC, Tổ chức Khu vực tự do thương mại các quốc gia Đông Nam Á đã mang lại các kết quả: trước khi thực hiện các chương trình cải cách, 27% các hạng mục thuế xuất nhập khẩu ở mức 35 - 100% và 16% các hạng mục ở mức 35 - 50%. Năm 1995, 51% các hạng mục ở mức 0 - 15% và hầu hết các hạng mục còn lại ở mức 20 - 30%. Mức thuế xuất nhập khẩu danh nghĩa trung bình đã được giảm từ 41% năm 1980 xuống còn 10,7% năm 1998, và 8% năm 2000. Số lượng các hạng mục nằm trong danh mục bị hạn chế nhập khẩu đã giảm từ 32% trước khi cải cách xuống còn 8% năm 1980 và 3% năm 1992.

* Kinh nghiệm của Hải quan Philippin:

- Nhìn nhận công tác tạo thuận lợi thương mại như một mục tiêu và phải áp dụng các biện pháp kiểm soát phù hợp hơn để thúc đẩy các chương trình tự do hóa thương mại: tự động hóa trong nhiều hoạt động hải quan, điển hình là chương trình Trách nhiệm và Đạo đức của khu vực công. Các hệ thống và thủ tục đối với giao dịch hải quan đều được thiết kế với các chức năng: Tự động hóa quy trình nhằm tránh sự can thiệp của nhân viên hải quan trong 80% các giao dịch và sẽ tăng dần lên 90%. Bố trí lại công tác kiểm soát vào những điểm có thể phát huy hiệu quả nhất, không gây cản trở hoạt động thông thương.

Trang bị phương tiện nộp tờ khai từ xa; áp dụng thực hiện các quy trình được điều khiển trên mạng và các thủ tục không liên quan đến tiền mặt trong toàn bộ hệ thống hải quan; tư nhân hóa một số hoạt động hải quan nhất định; kết nối mạng với tất cả các cơ quan liên quan và áp dụng thủ tục rõ ràng và đơn giản.

- Đẩy nhanh thủ tục thông quan hàng hóa: công bố chương trình

SPACE: lựa chọn (Selectivily) - hậu kiểm (Postaudit) - thông quan trước (Advance clearance) - khách hàng tự khai tự tính (Client-self-assessment) - xử lý số liệu điện tử (Electronic data proccessing). Các dự án nằm trong chương trình SPACE gồm: xử lý hàng hóa thuộc kênh màu xanh, hệ thống kê khai manifest điện tử, nộp tiền vào ngân hàng an toàn bằng điện tử, tự động đối chiếu các khoản đã thanh toán và các khoản phải nộp.

- Cải cách nguồn thu hải quan, bù đắp các yếu tố gây tổn thất cho nguồn thu (các cam kết giảm thuế để thực hiện nghĩa vụ thành viên với WTO nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại) bằng các giải pháp: dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát ngoại hối và hợp pháp hóa các nguồn tài trợ nhập khẩu khác; cơ cấu lại hệ thống thuế xuất nhập khẩu và tự do hóa nhập khẩu, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ tình trạng hoạt động thương mại bất hợp pháp, thiếu chứng từ sang hoạt động thương mại hợp pháp, chính thức.

- Hài hòa hóa thủ tục hải quan: áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất và hài hòa hóa các thủ tục hải quan được trình bày trong các tài liệu của WCO, APEC, Tổ công tác về các vấn đề Hải quan thuộc Tổ chức ASEAN nhằm đạt được trình độ phát triển của những bộ máy hải quan tiên tiến và chuẩn mực về hiệu quả, bao gồm: hoạt động kiểm kê kịp thời, các giao dịch thương mại điện tử không sử dụng văn bản, nộp tờ khai từ xa tại cửa khẩu, quản lý rủi ro và kiểm tra có lựa chọn, thanh toán điện tử, thông quan trước và hậu kiểm.

Ba là: Thái Lan [110]

Hải quan Thái Lan đã thực hiện một số chuẩn mực quốc tế, đơn giản hóa và hài hóa hóa các thủ tục hải quan ở mức tối đa có thể, dỡ bỏ những rào

cản không cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính thuế hải quan và quá trình thông quan, thể hiện trong Luật Hải quan, các nghị định, các thông tư hướng dẫn thi hành như sau:

- Hệ thống xác định trị giá WTO/GATT đã được thực hiện từ ngày 01/01/2000, 05 năm sau ngày gia nhập WTO;

- Hải quan Thái Lan đã thực hiện Công ước HS sửa đổi lần thứ ba của WCO vào năm 2002;

- Mức thuế nhập khẩu được điều chỉnh hợp lý và số mức thuế suất đang được giảm dần, với mục tiêu nhằm hạn chế quyền tự tiện áp đặt thuế suất của công chức hải quan. Cấu trúc biểu thuế đã được hoàn thành vào năm 2005: số mức thuế suất giảm xuống chỉ còn 03 mức khác nhau: 1% đối với nguyên liệu thô, 5% đối với hàng bán thành phẩm và 10% đối với hàng thành phẩm.

Hải quan Thái Lan cũng đã tạo ra các điều kiện áp dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả của các chương trình hải quan điện tử và đầu tư để giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa, phát triển sự minh bạch hóa bằng cách cải thiện khả năng tiếp cận các thông tin liên quan tới Hải quan.

Bốn là: Bolivia [108]

Bolivia là một nước nghèo với GDP bình quân đầu người là hơn 1000 USD, gần một nửa số dân có mức sống dưới 1USD/ngày, gia nhập WTO ngày 12/09/1995. Bolivia thực hiện cơ cấu lại và hiện đại hóa ngành hải quan của nước mình cùng thời điểm với công cuộc cải cách toàn diện nền kinh tế vào năm 1985 nhưng không thành công do bị cản trở bởi các yếu tố về lợi ích chính trị, tham nhũng, thất thu tiền thuế. Đến năm 1998, tiếp tục cải cách với sự hỗ trợ của IMF, cải cách kéo dài 03 năm.

Về thủ tục pháp lý: trước khi cải cách, các nhà xuất khẩu, nhập khẩu và các đại diện kinh tế trong cả nước phải chịu đựng một khuôn khổ pháp lý liên quan tới thương mại quốc tế bao gồm 285 nghị định, 321 thông tư và 215 quyết định hành chính của các Bộ. Kể từ khi cải cách, có một bộ thủ tục cơ bản, mỗi

một thủ tục cho mọi hoạt động hải quan như xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh lưu kho và nộp hồ sơ vận tải. Ngoài ra, Hải quan Bolivia còn có kế hoạch cho phép các doanh nghiệp tư nhân tham gia như một công cụ để cân đối giữa kiểm soát và tuân thủ, hay nói cách khác giữa tạo thuận lợi và bảo đảm an ninh.

Năm là:Hải quan Nepal [111], [114]

Nepal là quốc gia đang phát triển ở Châu Á Thái Bình Dương, gia nhập WTO vào ngày 23/4/2004, trước Việt Nam hơn 02 năm và chỉ phải đàm phán với 4 - 6 đối tác (thay vì Việt Nam phải đàm phán với 28 đối tác). GDP bình quân đầu người của Nepal thấp hơn Việt Nam [87].

Nepal thực hiện cải cách và hiện đại hóa hải quan nhằm thực hiện nghĩa vụ thành viên với WTO và WCO, kiểm soát khủng bố quốc tế, thực hiện cải cách thủ tục hải quan theo khuyến nghị của Tuyên bố Columbus (Trade facilitation and the Columbus Ministeral Declaration on Trade Efficiency), góp phần tạo thêm sức cạnh tranh trên trường quốc tế cho hàng hóa của Nepal từ việc đơn giản hóa thủ tục hải quan.

- Cải cách hệ thống xác định trị giá: Các thành viên WCO phải tuân thủ đúng các quy định về định giá theo Hiệp định trị giá GATT/WTO, theo đó giá của hàng hóa là giá mà người nhập khẩu đã thực trả hoặc sẽ phải trả. Cơ quan hải quan quyết định trị giá tính thuế của hàng hóa dựa trên phương pháp này, có quyền từ chối giá đã khai báo của nhà nhập khẩu nếu có lý do thích hợp, đồng thời sử dụng phương pháp khác để định giá. Phương pháp định giá thay thế được hướng dẫn rất cụ thể và minh bạch trong Hiệp định, có thể giúp cơ quan Hải quan xác định chính xác trị giá tính thuế nếu các thông tin được sử dụng là chính xác.

Hải quan Nepal đã cố gắng để thực hiện Hiệp định trị giá GATT: đưa các điều khoản của Hiệp định vào Luật và các Nghị định của Nepal, thực hiện nghĩa vụ thành viên với WTO và tuân thủ cam kết với WCO. Hải quan Nepal đã thành công trong việc thực hiện Hiệp định trị giá GATT với các phương pháp sau:

+ Sửa Luật bằng cách đưa các điều khoản của Hiệp định trị giá GATT vào, thiết lập cơ sở dữ liệu để giải quyết những trường hợp khai thấp hơn trị giá giao dịch thực tế.

+ Thông tin của cơ quan hải quan được trao đổi thường xuyên, cập nhật trong phạm vi từng đơn vị và trong phạm vi toàn quốc giữa các bộ phận thông quan và các bộ phận định giá tính thuế.

+ Hệ thống định giá phát triển từ việc phân tích rủi ro sau thông quan và đào tạo hướng dẫn về định giá.

- Đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan: Công ước Kyoto đã trực tiếp đưa ra những chuẩn mực đơn giản hóa thủ tục hải quan như mong muốn. Hải quan Nepal đã đưa vào Luật Hải quan các điều khoản của Công ước Kyoto những nội dung: Hình thành một Luật đơn giản, minh bạch bằng việc so sánh với các điều khoản của Công ước Kyoto mới; quy định những thuận lợi, minh bạch và đơn giản thoát ly những sự cần thiết và những quy định cho phép của riêng quốc gia mình; số lượng chứng từ nộp cho cơ quan hải quan quy định ở mức tối thiểu; thực hiện chế độ một cửa đối với công chúng; phát hành những hướng dẫn trích từ Luật và các văn bản pháp luật liên quan tới cơ quan hải quan; thông qua website, cung cấp những thông tin về hải quan cho công chúng biết; thành lập đơn vị sử dụng các dịch vụ trong tổ chức bộ máy của hải quan, đào tạo cấp tốc về thông quan cho công chức hải quan.

* Qua khảo sát tình hình vận dụng các định chế liên quan tới Hải quan và tự do hóa thương mại trong WTO của các quốc gia ở các trình độ phát triển khác nhau nói trên, tác giả nhận thấy có thể áp dụng kinh nghiệm chung tại các nước đã đạt được thành công một cách thích hợp vào điều kiện Việt Nam trên các phương diện sau đây:

- Đơn giản và hài hòa hóa thủ tục hải quan: (i) Thủ tục hải quan theo quy trình tự động: quản lý bằng mạng máy tính, phân luồng tự động, áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro; (ii) áp dụng rộng rãi phán quyết trước trong thủ tục nhập khẩu; (iii) giảm thiểu chứng từ phải nộp;

- Minh bạch hóa thông tin và pháp luật; hợp nhất pháp luật liên quan

Một phần của tài liệu Pháp luật hải quan Việt Nam trước yêu cầu thực hiện tự do hóa thương mại và nghĩa vụ thành viên WTO (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)