Chính sách ƣu đãi thuế bị doanh nghiệp lợi dụng để gian lận, trốn thuế

Một phần của tài liệu Pháp luật hải quan Việt Nam trước yêu cầu thực hiện tự do hóa thương mại và nghĩa vụ thành viên WTO (Trang 118)

2004 92 52 Triệu USD 192 ± 2.5 tỷ USD

3.1.2.Chính sách ƣu đãi thuế bị doanh nghiệp lợi dụng để gian lận, trốn thuế

lận, trốn thuế

* Làm giả/ mua giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi (sau đây gọi tắt là C/0) [68] Cục Hải quan Lạng Sơn quản lý 253 km tuyến biên giới với Trung Quốc, gồm 2 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị và cửa khẩu đường sắt ga Đồng Đăng), 2 cửa khẩu chính và một số cửa khẩu phụ cấp quốc gia, kiểm soát nhiều loại hình xuất nhập khẩu và xuất nhập cảnh. Thực tế, tất cả các lô hàng làm thủ tục nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế của Cục Hải quan Lạng Sơn mà yêu cầu có C/O thì đều là C/O Form E của Trung Quốc.

Tuy nhiên, qua điều tra nguồn thông tin ngoài luồng cho biết việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ở Trung Quốc rất dễ dàng, đến mức các doanh nghiệp có thể mua được từ các cơ quan cấp C/O của Trung Quốc. Hơn nữa, hầu hết mẫu dấu và chữ ký trên C/O của Trung Quốc khi viết tên thường sử dụng chữ Trung Quốc chứ không dùng hệ thống chữ cái Latinh nên việc đối chiếu càng khó khăn hơn. Đây là một bất cập chứa nhiều nguy cơ gian lận khó kiểm soát được, vì liên quan tới lĩnh vực quản lý của nước bạn. Bên cạnh đó, tiến độ trao đổi thông tin, thông báo về các mẫu chữ ký mới của Trung Quốc với rất nhiều tỉnh được phân cấp cấp C/O gây ra khó khăn cho cơ quan hải quan trong việc cập nhật, nhiều khi lại bị nhìn nhận là cố tình gây khó dễ cho doanh nghiệp.

* Chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước bằng cách lợi dụng chế độ ưu đãi đối với cư dân biên giới, cư dân trong khu kinh tế đặc biệt [59], [73]

- Đối tượng buôn lậu thuê chứng minh thư nhân dân, thuê địa chỉ của cư dân biên giới để mua hàng miễn thuế sau đó gom lại đưa vào tiêu thụ tại nội địa;

- Lợi dụng việc tăng tiêu chuẩn miễn thuế theo Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 7/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ cho phép cư dân biên giới được mua bán trao đổi hàng hóa trên dưới 2 triệu đồng/ngày, các đối tượng đầu nậu thuế cư dân biên giới đã sử dụng cửu vạn vận chuyển hàng lậu trái phép qua biên giới tập kết hàng hóa ngoài điều kiện kiểm soát của cơ quan hải quan để đưa vào nội địa. Hàng nhập lậu chủ yếu là hàng điện tử, điện thoại di động, quần áo may sẵn, vải may mặc, các sản phẩm gia súc gia cầm, nguyên liệu thuốc lá. Hàng xuất khẩu chủ yếu là động vật hoang dã, quặng, gỗ quý hiếm, xăng dầu…

- Lợi dụng Quyết định 11/2005/QĐ-TTg ban hành Quy chế khu kinh tế Lao Bảo và Thông tư 06/2005/TT-BCA hướng dẫn đăng ký quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trong khu kinh tế, một số tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất kinh doanh được nhập khẩu xe ôtô miễn thuế để sử dụng trong khu kinh tế Lao Bảo. Với thủ đoạn lập hợp đồng tài chính thuê xe,

một số đối tượng sử dụng danh nghĩa này để bán ra bên ngoài nhằm hưởng tiền trốn thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc xuất khống hóa đơn giá trị gia tăng cho doanh nghiệp ngoài khu kinh tế để khấu trừ hoàn thuế giá trị gia tăng.

* Gian lận thương mại, trốn thuế bằng cách lợi dụng chế độ ưu đãi đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, đầu tư gia công: thủ đoạn phổ biến là điều chỉnh định mức tiêu hao nguyên phụ liệu để thanh khoản khi kết thúc hợp đồng gia công; khai nhập nguyên vật liệu và xuất khẩu sản phẩm không đúng thực tế, bán nguyên phụ liệu và sản phẩm ra ngoài thị trường; kéo dài, chậm trễ thanh khoản tờ khai quyết toán thuế; kế toán sai và gia công lại vòng vèo để đối phó với kiểm tra hải quan và nộp thuế [73].

Một phần của tài liệu Pháp luật hải quan Việt Nam trước yêu cầu thực hiện tự do hóa thương mại và nghĩa vụ thành viên WTO (Trang 118)