ĐÁNH GIÁ TÍNH TƢƠNG THÍCH CỦA PHÁP LUẬT HẢI QUAN VIỆT NAM TRONG TƢƠNG QUAN SO SÁNH VỚI CÁC ĐỊNH CHẾ PHÁP LÝ CỦA WTO

Một phần của tài liệu Pháp luật hải quan Việt Nam trước yêu cầu thực hiện tự do hóa thương mại và nghĩa vụ thành viên WTO (Trang 103)

2004 92 52 Triệu USD 192 ± 2.5 tỷ USD

2.3. ĐÁNH GIÁ TÍNH TƢƠNG THÍCH CỦA PHÁP LUẬT HẢI QUAN VIỆT NAM TRONG TƢƠNG QUAN SO SÁNH VỚI CÁC ĐỊNH CHẾ PHÁP LÝ CỦA WTO

NAM TRONG TƢƠNG QUAN SO SÁNH VỚI CÁC ĐỊNH CHẾ PHÁP LÝ CỦA WTO

Qua bức tranh pháp luật tổng thể đã trình bày ở hai phần trên, cho phép rút ra một nhận xét rằng: bất cứ một quốc gia nào khi đã trở thành thành viên của WTO thì phải chấp nhận thực thi "cả gói" Hệ thống các định chế của

WTO, không loại trừ quyền được bảo lưu một số quy định phù hợp theo quy định tại từng Hiệp định. Khung pháp lý này của WTO được thừa nhận là thành tố quan trọng trong việc hình thành các chính sách phát triển nhưng nó không đưa ra hay đòi hỏi một khuôn mẫu chung hoàn chỉnh cho tất cả các quốc gia thành viên. Nhiều thoả thuận theo WTO cho phép nhiều sự lựa chọn trong thành khổ một loạt các chính sách có thể chấp nhận được. Với chức năng điều tiết nền thương mại toàn cầu, thì Hệ thống các Hiệp định của WTO hướng mục tiêu vào việc giảm thiểu tác động nghịch chiều trong những hoạt động của một cá nhân hay tổ chức thuộc quốc gia thành viên lên cá nhân, tổ chức của quốc gia thành viên khác dựa trên hai nguyên tắc nền tảng của quan hệ thương mại quốc tế là MFN và NT.

Việt Nam là một thành viên đang chuyển đổi trong hệ thống thương mại đa phương (Economies in transition), từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Do đó, để đưa ra những đánh giá chính xác nhất về mức độ tương thích của pháp luật về Hải quan của Việt Nam với Hệ thống các định chế liên quan tới hải quan của WTO trong việc thực hiện yêu cầu bảo đảm an ninh và tạo thuận lợi cho tự do hóa thương mại, thì việc đánh giá phải được đặt trong lộ trình hoàn tất việc chuyển tiếp mà WTO dành cho Việt Nam, trước khi tiến tới thực hiện đầy đủ và toàn bộ các cam kết với WTO. Những kết quả mà Nhà nước Việt Nam đã làm được và đang tiếp tục triển khai phụ thuộc vào đặc điểm, trình độ phát triển kinh tế, trình độ quản lý và các mục tiêu phát triển của Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn.

* Nhận xét chung:

- Về tạo thuận lợi cho quy trình thủ tục hải quan:

+ Chế độ kiểm soát hải quan toàn diện không được quy định đầy đủ trong Luật Hải quan, do đó các cơ quan Hải quan của Việt Nam khó áp dụng được các thủ tục trên cơ sở rủi ro toàn diện được quy định tại Công ước Kyoto về đơn giản và hài hòa hóa thủ tục hải quan.

+ Kỹ thuật quản lý rủi ro xử lý phân luồng tự động tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu được ứng dụng theo quy định trong pháp luật về hải quan của Việt Nam vẫn chưa thực sự phù hợp với khái niệm "quản lý rủi ro" theo các Điều ước quốc tế, trực tiếp là Công ước Kyoto ở các mặt: mức độ kiểm tra hàng hóa và các yếu tố rủi ro mà cơ quan Hải quan có thể cân nhắc.

+ Không quy định hàng hóa được thông quan trước khi hàng đến cửa khẩu. Vấn đề thông quan trước chỉ được giải quyết đối với một số loại hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp. Đây là một thiếu sót lớn của chế độ tạo thuận lợi.

+ Số lượng và loại chứng từ được liệt kê để nộp trong bộ hồ sơ cho cơ quan Hải quan mặc dù đã giảm đi so với trước đây, song vẫn còn là gánh nặng về mặt thủ tục và không thống nhất với Công ước Kyoto.

- Pháp luật Hải quan Việt Nam quy định quy trình tự khai báo, tự tính thuế của người khai hải quan song các quy định khác có liên quan lại chưa được sửa đổi đồng bộ, cơ quan Hải quan phải can thiệp hoàn toàn tại thời điểm các tờ khai được nộp, do thiếu một quy trình tự khai báo, tự tính thuế qua hệ thống giao dịch điện tử.

- Chưa có một nghị định quy định chi tiết về quy trình thủ tục hải quan điện tử, mà chỉ có Quyết định áp dụng thí điểm thủ tục hải quan điện tử;

- Phạm vi kiểm tra sau thông quan được quy định tại Điều 64 Nghị định 154/2005/NĐ-CP trên cơ sở Điều 32 của Luật Hải quan có phạm vi rất hẹp, chỉ bao gồm 2 trường hợp:

(1) Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan hoặc xác định có khả năng vi phạm pháp luật hải quan dựa trên kết quả phân tích thông tin của cơ quan hải quan.

(2) Kiểm tra theo kế hoạch để đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của người khai hải quan (sau đây gọi là đơn vị được kiểm tra) đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.

Chế độ kiểm tra sau thông quan được quy định như trên là thiếu toàn diện, đặc biệt trong điều kiện áp dụng hệ thống quản lý rủi ro tự động để phân luồng xử lý nhanh đối với hàng hóa xuất nhập khẩu làm gia tăng khối lượng rất lớn công việc dành cho lực lượng kiểm tra sau thông quan.

- Việc nộp thuế chưa hài hòa hóa với quy trình thủ tục hải quan điện tử, không bao gồm việc nộp thuế bằng phương pháp điện tử.

- Đại lý khai thuê hải quan có vai trò rất lớn trong việc giảm bớt gánh nặng cho cơ quan hải quan và tạo thuận lợi nhiều hơn cho doanh nghiệp. Các nước tiên tiến đều có một ngành công nghiệp khai thuê để thực hiện các lợi ích kép nêu trên. Song các điều khoản hiện hành của pháp luật Hải quan Việt Nam về đại lý khai thuê còn giới hạn chức năng của loại chủ thể này. Các đại lý khai thuê trong môi trường tự khai báo, tự tính thuế phải thực hiện nhiều trách nhiệm hơn nhưng họ lại chưa có hành lang pháp lý được sửa đổi đủ thông thoáng.

- Chưa có văn bản pháp lý độc lập điều chỉnh riêng biệt về thủ tục hải quan được ưu tiên đối với các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật tốt, mới chỉ có một vài quy định đề cập tới lĩnh vực này tại Quyết định 52/2007/QĐ-BTC quy định về thí điểm thủ tục hải quan điện tử. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ chế mới cần có thời gian khảo sát đầy đủ về các doanh nghiệp, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đủ cập nhật để khi đưa vào áp dụng chính thức không tạo ra kẽ hở pháp luật có thể bị lợi dụng để phá vỡ an ninh thương mại.

Một phần của tài liệu Pháp luật hải quan Việt Nam trước yêu cầu thực hiện tự do hóa thương mại và nghĩa vụ thành viên WTO (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)