Pháp luật Hải quan Việt Nam trong tiến trình thực thi một số Hiệp định điển hình về Tự do hóa thƣơng mại hàng hóa

Một phần của tài liệu Pháp luật hải quan Việt Nam trước yêu cầu thực hiện tự do hóa thương mại và nghĩa vụ thành viên WTO (Trang 106 - 111)

2004 92 52 Triệu USD 192 ± 2.5 tỷ USD

2.3.1. Pháp luật Hải quan Việt Nam trong tiến trình thực thi một số Hiệp định điển hình về Tự do hóa thƣơng mại hàng hóa

số Hiệp định điển hình về Tự do hóa thƣơng mại hàng hóa

Một là, thực thi Hiệp định thực thi Điều VII của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại - GATT (1994) (Hiệp định Trị giá GATT)

Hiện tại, số lượng các thành viên WTO đã áp dụng Hiệp định trị giá GATT là khoảng 90/153 thành viên (tính tới 7/2008). Điều 71 sửa đổi của Luật Hải quan tạo ra cơ sở pháp lý cho việc xác định trị giá hàng xuất khẩu,

nhập khẩu. Nghị định 60/2002/NĐ-CP xây dựng những nguyên tắc hỗ trợ và các biện pháp xác định trị giá hải quan dựa trên cơ sở của hiệp định trị giá GATT. Thông tư 118/2003/TT-BTC ngày 29/12/2003 hướng dẫn chi tiết về cách thức thực hiện Luật nhưng chỉ áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ ASEAN, Hoa Kỳ và của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Quyết định 149/2002/QĐ-BTC ngày 09/12/2002 xác định trị giá tối thiểu dùng cho công tác xác định trị giá hải quan và kê chi tiết danh sách các sản phẩm liên quan. Đến 01/6/2006, Nghị định 155/2005/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 đã thay thế Nghị định 60 và Thông tư 118 dẫn trên. Tiếp đó, để tiến tới thực hiện hoàn toàn cam kết với WTO ngay tại thời điểm gia nhập, cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề này lại một lần nữa được nỗ lực sửa đổi, bằng Nghị định 40/2007/NĐ-CP và Thông tư 59/2007/TT-BTC thay thế Nghị định 155/2005/NĐ-CP và Thông tư 113/2005/TT-BTC, đồng thời bãi bỏ các quy định về giá tối thiểu áp dụng để xác định trị giá khai báo hải quan.

Như vậy, Việt Nam tới nay đã hoàn toàn tuân thủ Hiệp định trị giá GATT, và đang nỗ lực nâng cao năng lực thực tiễn để hiện thực hóa các quy định pháp luật mới được ban hành. Mặc dù đã bãi bỏ hoàn toàn việc áp giá tối thiểu khi xác định trị giá, song trên thực tế vẫn còn tình trạng công chức hải quan thừa hành tại cửa khẩu do thiếu thông tin khi tham khảo cơ sở dữ liệu giá còn hạn chế của ngành hải quan, đã sử dụng cơ sơ dữ liệu chỉ có tính chất tham khảo này (đã được quy định rất rõ trong Nghị định 40/2007/NĐ-CP) như vai trò của bảng giá tối thiểu các thời kỳ trước đây.

Hai là, thực thiHiệp định về quy tắc xuất xứ (ROO)

Chính phủ đã phối hợp với Bộ Thương mại soạn thảo và ban hành Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa dựa trên các chuẩn mực của Công ước Kyoto về đơn giản hóa và hài hóa thủ tục hải quan và Hiệp định về xuất xứ hàng hóa của WTO, cam kết theo Phần 6 - Thủ tục Hải quan của Chương trình hành động

OSAKA trong APEC, Quy chế hoạt động của Quy tắc xuất xứ CEPT trong ASEAN, Điều 1 Chương 1 BTA.

Các văn bản pháp luật hiện hành đã phù hợp với hiệp định về Quy tắc Xuất xứ, mặc dù các văn bản này không đề cập đủ hết các lĩnh vực điều chỉnh của hiệp định.

Ba là, thực thiHiệp định về kiểm định hàng hóa trước khi xếp hàng

Việt Nam hiện không áp dụng hệ thống kiểm tra trước khi gửi hàng và chưa có văn bản pháp luật nào quy định về việc thực hiện chế độ kiểm tra hàng hóa trước khi đưa lên phương tiện vận chuyển nhằm xác minh xuất xứ hoặc giá trị hoặc mục đích khác. Hải quan Việt Nam không sử dụng kết quả kiểm tra, giám định không bắt buộc này.

Mặc dù tại thời điểm gia nhập, Việt Nam cam kết đảm bảo hoạt động của các công ty cung cấp dịch vụ (nếu có ở Việt Nam) sẽ hoạt động phù hợp với các quy định trong các Hiệp định có liên quan của WTO, song việc không tồn tại một hệ thống như vậy một cách chính thống, không có cơ sở pháp lý chính thức điều chỉnh hoạt động này sẽ làm cho pháp luật hải quan của Việt Nam không hòa nhập đầy đủ khi thực hiện hài hòa hóa thủ tục hải quan.

Bốn là, thực thi Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu

Hàng hóa xuất nhập khẩu được quản lý bằng giấy phép hiện nay của Việt Nam vẫn còn chưa thực sự phù hợp với yêu cầu của WTO. Có quá nhiều loại hàng hóa (danh mục hàng hóa rộng) quản lý bằng Giấy phép hiện đang tồn tại trong Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, Thông tư 04/2006/TT-BTM ngày 06/4/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn Nghị định 12/2006/NĐ-CP, và các văn bản của các cơ quan quản lý chuyên ngành khác. Do đó, danh mục hàng hóa quản lý theo Giấy phép tại các văn bản dẫn trên cần phải được nghiên cứu, thu hẹp, và thay đổi phương thức quản lý.

Chế độ cấp phép tự động đã được áp dụng để quản lý những mặt hàng không bị cấm, không bị hạn chế nhập khẩu tại Quyết định 24/2008/QĐ-BCT ngày 01/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Công thương. Song chế độ cấp phép được quy định tại văn bản này cũng chưa thực sự phù hợp với đòi hỏi của WTO ở các điểm: danh mục, số lượng mặt hàng cấp phép quá dàn trải, quá rộng, thời gian và thủ tục chờ cấp phép còn chưa thực sự thuận lợi và theo tiêu chí của WTO.

Năm là, thực thi Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) và Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS)

Đây là các Hiệp định quan trọng có liên quan đến thương mại và ảnh hưởng tới sức khỏe của con người và động, thực vật, do đó việc thực thi Hiệp định là một nội dung quan trọng đặt ra đối với hệ thống pháp luật có liên quan về Hải quan.

* Về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại:

Ở Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước, bao gồm các tổ chức về tiêu chuẩn hóa, quản lý đo lường, quản lý chất lượng và đánh giá sự phù hợp được giao cho Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Directorate for Standards and Quality, gọi tắt là STAMEQ), trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Cơ quan này chịu trách nhiệm tư vấn cho Chính phủ về các vấn đề liên quan tới tiêu chuẩn hóa, quản lý đo lường và quản lý chất lượng.

Để thực hiện TBT/WTO, ngày 26/5/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 444/QĐ-TTg của về việc phê duyệt Đề án triển khai. Kể từ thời điểm gia nhập WTO, "Việt Nam cam kết sẽ tuân thủ tất cả các nghĩa vụ trong Hiệp định TBT kể từ ngày gia nhập mà không viện dẫn đến thời gian chuyển đổi…". Từ 11/01/2007, Việt Nam đã thực hiện tất cả các nghĩa vụ ngay lập tức, bao gồm: thông báo, hỏi đáp, rà soát các văn bản pháp quy kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định TBT và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (ví dụ: Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Nghị định 89/2006/NĐ-CP

ngày 30/8/2006 về nhãn hàng hóa; Quyết định 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006 "Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch"; Pháp lệnh Đo lường số 16/1999/PL-UBTVQH10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quyết định 50/2006/QĐ-TTg ngày 07/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng, v.v..); Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam; Tuyên truyền, phổ biến về Hiệp định TBT, Đề án TBT; Tham gia vào các cuộc họp của Ủy ban TBT. Trên đây là những kết quả cụ thể mà Việt Nam đang nỗ lực thực hiện cho tới thời điểm hiện tại theo đòi hỏi của TBT/WTO, phấn đấu xây dựng và phát triển nền tảng hoàn thiện để quản lý chất lượng hàng hóa, vượt qua các rào cản kỹ thuật thương mại để đưa hàng hóa của Việt Nam thâm nhập tốt hơn vào các thị trường các nước phát triển trên thế giới như EU, Mỹ, Nhật Bản…

Theo thống kê của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, khi Việt Nam bắt đầu gia nhập WTO, trong khoảng 7.000 tiêu chuẩn, Việt Nam có gần 80% tiêu chuẩn Việt Nam không phù hợp với thông lệ quốc tế. Hiện tại con số này đã và đang giảm dần. Trong gần hai năm vừa qua, Việt Nam đã ban hành được 172 tiêu chuẩn quốc gia, hủy bỏ 272 tiêu chuẩn không phù hợp, xây dựng được 8 quy chuẩn quốc gia. Các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế như ISO 9000, HACCP, ISO 22000 đã được các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng. Số lượng các doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000 tăng lên đáng kể. Tổng số chứng chỉ được cấp cho đến nay khoảng trên 4.000 chứng chỉ.

* Về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ:

Việt Nam cam kết cũng sẽ thực hiện Hiệp định SPS/WTO ngay từ khi gia nhập. Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp Quốc gia về Vệ sinh an toàn thực phẩm và Kiểm dịch động thực vật (gọi tắt là Văn phòng quốc gia SPS Việt Nam - Vietnam Sanitary and Phytosanitory Notification Authority and Enquiry Point) đã được thành lập, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đầu mối thông báo và hỏi đáp, bên cạnh đó có sự tham gia của các Bộ

quản lý chuyên ngành như Bộ Công nghiệp, Bộ Thủy sản, Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ. Cơ sở pháp lý của Việt Nam quy định về lĩnh vực này bao gồm: Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 26/7/2003, Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng số 13/1999/UBTVQH10 ngày 27/4/1999, Quyết định số 17/2005/QĐ-BKHCN ngày 01/11/2005 ban hành Quy định về dấu kiểm định, tem kiểm định và giấy chứng nhận kiểm định, và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành, v.v...

* Đánh giá chung: Trong gần hai năm là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đã có hai đạo luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa được ban hành, đó là Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa. Công tác thực thi Luật trên thực tế đã đưa lại những tín hiệu khả quan. Đây chính là bước đi cần thiết để hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng, tạo sự hài hòa, phù hợp với thông lệ thương mại quốc tế và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trong nền kinh tế hội nhập thông qua tiêu chuẩn và chất lượng.

Một phần của tài liệu Pháp luật hải quan Việt Nam trước yêu cầu thực hiện tự do hóa thương mại và nghĩa vụ thành viên WTO (Trang 106 - 111)