Về chủ thể đăng ký kinh doanh

Một phần của tài liệu Đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp Việt Nam - thực trạng và một vài kiến nghị (Trang 60 - 63)

6. Nhận kết quả cấp giấy chứng nhận ĐKKD khi đến hạn.

2.3.3. Về chủ thể đăng ký kinh doanh

Về cơ bản các hạn chế đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài so với tổ chức, cá nhân trong nước đã được loại bỏ trong LDN năm 2005. Tuy vẫn còn một số những quy định về điều kiện kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với người nước ngoài, nhưng điều này là cần thiết nhằm bảo đảm an ninh về mặt kinh tế và chính trị.

LDN năm 1999 cũng như LDN năm 2005 đều có những quy định hạn chế một số đối tượng thành lập doanh nghiệp trong số đó có cả cán bộ, công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng. Tuy nhiên, do cơ chế kiểm tra, quản lý chưa tốt nên hiện tượng các cán bộ, công chức cơ quan nhà nước thành lập doanh nghiệp diễn ra rất phổ biến nhưng chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Trong khi chưa có các quy định và đổi mới chính sách về cấm kinh doanh của cán bộ, công chức thì việc ĐKKD của cán bộ, công chức vẫn phải thực hiện theo quy định của LDN. Ngoài ra hiện tượng người nhà các quan chức đứng ra thành lập doanh nghiệp để kinh doanh trên cơ sở tận dụng các lợi thế của quan chức cũng cần phải được xem xét và có những điều chỉnh thích hợp.

LDN năm 1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định khá cụ thể chi tiết về điều kiện, trình tự, thủ tục ĐKKD cho các hộ kinh doanh. Việc

ĐKKD một hộ kinh doanh cũng được tiến hành khá đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên, LDN năm 1999 cũng như LDN năm 2005 đều có quy định khuyến khích việc các hộ kinh doanh chuyển sang hình thức hoạt động theo LDN. Tuy nhiên tiêu chí cho việc thành lập này nhiều khi cũng chưa rõ ràng theo LDN năm 1999, năm 2005 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành. LDN năm 2005 quy định đối với hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên từ mười lao động trở lên thì phải ĐKKD theo hình thức doanh nghiệp, quy định này thực chất rất khó cho các cơ quan nhà nước khi xác định, nhưng lại tạo cho doanh nghiệp sự tuỳ tiện trong ĐKKD. Chẳng hạn doanh nghiệp chỉ sử dụng dưới mười lao động thường xuyên nhưng lại thường thuê rất nhiều lao động không thường xuyên và hoạt động với quy mô lớn thì vẫn có thể kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh hoặc có nhiều trường hợp doanh nghiệp chỉ thuê từ 1 đến 2 lao động nhưng lại ĐKKD dưới hình thức của doanh nghiệp. Mặt khác việc xác định thế nào là thuê lao động thường xuyên, căn cứ vào loại hợp đồng lao động mà hộ kinh doanh đã ký với người lao động hay vào thời gian lao động thực tế? Rõ ràng nếu không có hướng dẫn cụ thể thì các quy định này sẽ lại được hiểu rất khác nhau trong thực tế. Do đó, bên cạnh việc hướng dẫn rõ nội dung các quy định của pháp luật để khuyến khích cho các hộ kinh doanh đăng ký thành một doanh nghiệp thì rất cần có những quy định mang tính chuyển tiếp về hồ sơ và thủ tục tạo thuận lợi cho một doanh nghiệp được thành lập từ hộ kinh doanh. Khi doanh nghiệp nâng cấp từ hộ kinh doanh gia đình thành công ty về cơ bản những hồ sơ và thủ tục gần giống như ĐKKD thành lập một doanh nghiệp mới nhưng để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, tránh những đòi hỏi thêm về hồ sơ và thủ tục không cần thiết cần quy định hồ sơ thành lập mới doanh nghiệp trong trường hợp này theo hướng đơn giản. Điều này sẽ tránh được tình trạng việc thành lập một công ty mới với một cái tên mới mà không sử dụng tên và thông tin cũ, không đóng cửa hộ kinh doanh

cũ. Do đó, sẽ hạn chế được nhiều hộ kinh doanh vẫn tồn tại trên danh nghĩa trong khi thực tế chúng đã chấm dứt tồn tại và đang là một doanh nghiệp hoạt động.

Hiện nay cả nước có từ 2,5 – 2,9 triệu hộ kinh doanh vẫn đang hoạt động dưới hình thức này mà không có mong muốn chuyển đổi từ khu vực “phi chính thức” sang khu vực “chính thức”. Lý do của thái độ thời ơ này có lẽ bắt nguồn từ tư tưởng duy lợi của người Việt. Bởi khi so sánh lợi ích giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp họ cảm thấy các mô hình doanh nghiệp không mang lại cho họ nhiều lợi ích, trái lại còn mạng lại cho họ nhiều nghĩa vụ hơn với số lượng quy chế phải tuân thủ là khó có thể thống kê và dự đoán. Tư tưởng ép buộc hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên trên 10 lao động phải tiến hành ĐKKD như trên đã phân tích có lẽ khó có thể đem lại thành công như mong đợi của các nhà làm luật một khi chưa có một chính sách thiết thực và đồng bộ hơn. Có thể nhìn nhận một xu thế ĐKKD thông qua Bảng 2.13 dưới đây.

Bảng 2.12. Thuế môn bài, rào cản mới đối với tinh thần kinh doanh

Thực tế cho thấy, sau khi có chủ trương tăng mức thuế môn bài đã có nhiều

doanh nghiệp ở một số tỉnh Miền Nam ngừng đăng ký thành lập các chi nhánh, cửa hàng. Một xu hướng khác là các hộ kinh doanh cá thể không muốn thành lập doanh nghiệp chính thức vì kèm theo phí ĐKKD chỉ có 200.000 đồng là mức thuế môn bài phải nộp cao hơn hẳn so với mức hộ kinh doanh phải nộp.

Trong thời gian tới đây, nếu mức thuế môn bài này tiếp tục được áp dụng sẽ ảnh hưởng đến nhiều chủ trương lớn của Chính phủ như khuyến khích phát triển doanh nghiệp ngành nghề nông thôn, thành lập doanh nghiệp tạo công ăn việc làm,… đặc biệt mức thuế môn bài cao sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của những người có ý tưởng kinh doanh và những doanh nghiệp thành lập mới, những doanh nghiệp có nhu cầu mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện [30].

Đối với các hộ kinh doanh không chỉ có thuế là rào cản mà đối với họ hoạt động theo mô hình doanh nghiệp cũng tạo ra cho họ không ít những khó khăn, không chỉ đơn thuần là chi phí cao hơn mà tính “chuyên nghiệp” cũng đòi hỏi họ có nhiều thời gian, kinh nghiệm và kỹ năng hơn [50, tr 23]. Trong khi đó họ lại không nhận được sự hỗ trợ đáng kể nào từ phía nhà nước. Tất cả những yếu tố đó sẽ làm cho lực đẩy từ các quy định trong LDN năm 2005 sẽ bị triệt tiêu mà không thể đẩy được các hộ kinh doanh vào ngôi nhà của doanh nghiệp.

Cũng theo quy định tại Nghị định số 88 nêu trên, thì lệ phí ĐKKD theo quy định của LDN năm 2005 sẽ được tính trên cơ sở số lượng những ngành, nghề ĐKKD. Tuy nhiên, hiện các quy định hướng dẫn cũng chưa có quy định cụ thể mức phí áp dụng cho từng ngành, nghề cụ thể; mức lệ phí sẽ được xác định trên cơ sở số lượng ngành, nghề thống nhất hay sẽ có những quy định đặc thù cho những ngành nghề đặc thù. Trường hợp đối với các doanh nghiệp ĐKKD lại theo quy định mà số lượng ngành nghề có tăng hoặc có giảm ngành, nghề thì lệ phí sẽ được xác định như thế nào? Những vấn đề này cần phải có những hướng dẫn cụ thể trong các văn bản hướng dẫn về thủ tục và lệ phí ĐKKD trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp Việt Nam - thực trạng và một vài kiến nghị (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)