Từ những hạn chế của pháp luật về đăng ký kinh doanh đến việc hoàn thiện chính sách và pháp luật

Một phần của tài liệu Đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp Việt Nam - thực trạng và một vài kiến nghị (Trang 83)

83 Doanh nghiệp có tên là “Bình Minh”

3.1Từ những hạn chế của pháp luật về đăng ký kinh doanh đến việc hoàn thiện chính sách và pháp luật

hoàn thiện chính sách và pháp luật

Khi nói đến ĐKKD là đã nói đến việc thực hiện các thủ tục hành chính để thành lập một doanh nghiệp. Điều này sẽ đặt ra cho các chủ thể kinh doanh nhiều thủ tục, nhiều thời gian, nhiều yêu cầu phải đáp ứng. Trong khi đó quyền tự do kinh doanh của mỗi người đã được pháp luật ghi nhận, về mặt lý thuyết thì công dân có quyền tự do kinh doanh mà không nhất thiết phải tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp. ĐKKD đối với các mỗi cá nhân, tổ chức kinh doanh là một nghĩa vụ mà không phải chủ thể nào cũng có thể đáp ứng được. Nếu xét quyền tự do kinh doanh theo nghĩa tự do tuyệt đối thì các chủ thể kinh doanh sẽ không phải ĐKKD, do đó, nghĩa vụ ĐKKD xét trong trường hợp này sẽ phần nào hạn chế quyền tự do kinh doanh của mỗi cá nhân, tổ chức khi muốn kinh doanh dưới những hình thức và quy mô nhất định.

ĐKKD về mặt kết quả sẽ tạo ra cho Nhà nước cơ sở để tiến hành hoạt động quản lý, kiểm tra giám sát doanh nghiệp thông qua các quy định của pháp luật. Các quy định của pháp luật càng phức tạp, càng khắt khe sẽ càng tạo cho các chủ thể kinh doanh nhiều chi phí, thời gian và công sức để thực

hiện những quy định đó [38, tr 52]. Chúng tôi nhận thức rằng, các thủ tục hành chính liên quan đến ĐKKD cũng như đến hoạt động của doanh nghiệp là tất yếu nhằm mục đích bảo vệ những lợi ích chung. Do vậy, cải thiện chất lượng và hiệu quả của chính sách và pháp luật để người dân có thể tuân thủ rễ ràng hơn sẽ là một bước đi thích hợp trong điều kiện hiện nay của Việt Nam.

ĐKKD thực chất là sự kiểm soát của Nhà nước đối với các chủ thể kinh doanh. Trên thực tế, sự kiểm soát quá mức của Nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp cũng như những chi phí, thời gian và công sức phát sinh từ các quy định pháp luật khắt khe và phức tạp đối với hoạt động ĐKKD cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã khiến gia tăng hoạt động kinh doanh không đăng ký hoặc hoạt động không đúng với nội dung đã ĐKKD. Ngược lại, pháp luật về ĐKKD quy định quá rễ ràng khi gia nhập thị trường sẽ đẩy các chủ nợ và thị trường vào tình trạng bất an. Vì vậy, pháp luật về ĐKKD chỉ nên giám sát và quản lý doanh nghiệp ở mức độ hợp lý để bảo vệ thị trường, xã hội. Mọi hoạt động của doanh nghiệp không ảnh hưởng tới lợi ích chung của xã hội phải được hiểu và giải thích là quyền tự do của doanh nghiệp.

Trong khi đó, hoạt động kinh doanh “không chính thức” tạo ra cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân không tuân thủ pháp luật những lợi thế cạnh tranh một cách không công bằng so với những doanh nghiệp có ĐKKD và tuân thủ đầy đủ các quy định. Một cá nhân kinh doanh không ĐKKD và không nộp thuế sẽ tiết kiệm được toàn bộ chi phí ĐKKD, thuế và các nghĩa vụ do pháp luật quy định. Trong khi đó một cá nhân, doanh nghiệp có ĐKKD và tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp của mình sẽ vừa mất chi phí và thời gian cho việc tuân thủ đồng thời thường xuyên phải chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước [21, tr 37]. Điều này xảy ra khá phổ biến trên thực tế thực sự là một thách thức đối với việc áp dụng

công bằng và thống nhất pháp luật về kinh doanh. Xây dựng một hệ thống pháp luật bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, nâng cao khả năng thực thi và giám sát thực thi hiệu quả sẽ xoá bỏ được những lợi thế do không tuân thủ pháp luật. Từ đó sẽ dần xoá bỏ được nền “kinh tế ngầm” đang âm ỉ và thúc đẩy một nền kinh tế thị trường có định hướng phát triển mạnh mẽ.

Thực tế thi hành các quy định pháp luật về ĐKKD đã chứng minh rằng một số quy định pháp luật có liên quan đến doanh nghiệp đã tác động tiêu cực tới pháp luật về ĐKKD làm cho các quy định này ảnh hưởng xấu đến xã hội và môi trường kinh doanh. Chẳng hạn theo Thông tư số 95/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 26 tháng 10 năm 2005 hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ trong đó quy định về lệ phí trước bạ khi đăng ký xe ô tô du lịch dưới 7 chỗ là 5%, tuy nhiên đối với các doanh nghiệp, công ty kinh doanh vận tải hành khách thì được hưởng mức thu lệ phí là 2%. Lợi dụng quy định này nhiều cá nhân đã thành lập các DNTN để đăng ký xe nhằm được hưởng mức lệ phí ưu đãi là 2% mà không tiến hành hoạt động kinh doanh. Tình trạng này không chỉ xảy ra trong lịch vực pháp luật về thuế mà còn hay xảy ra trong các lĩnh vực khác như tiếp cận các nguồn vốn, tài nguyên, pháp luật môi trường, lao động… Đã đặt ra nhu cầu phải xây dựng những quy định phù hợp hơn với quy luật của thị trường, để chúng có thể rễ ràng thực thi mà không ảnh hưởng đến những chính sách và quy định khác. Xây dựng các quy định tuân thủ theo các quy luật của thị trường, sẽ nhận được sự hỗ trợ thực thi từ chính thị trường và sẽ được sự ủng hộ bởi chính những lực lượng thị trường mà chúng bảo vệ [21, tr 112].

Một phần của tài liệu Đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp Việt Nam - thực trạng và một vài kiến nghị (Trang 83)