Nghĩa của pháp luật về đăng ký kinh doanh

Một phần của tài liệu Đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp Việt Nam - thực trạng và một vài kiến nghị (Trang 29)

Xét cho cùng, việc ĐKKD chỉ là thiết lập công cụ hay chủ thể pháp lý để thực hiện sáng kiến kinh doanh và cơ hội kinh doanh. ĐKKD sẽ hình thành lên các chủ thể kinh doanh được hoạt động trong một môi trường pháp lý công bằng và bình đẳng. Đặc biệt là có nhiều các cơ hội bình đẳng để tiếp cận các nguồn lực, nguồn tài nguyên một cách đầy đủ. Cùng với việc tiếp cận các nguồn lực, pháp luật về ĐKKD còn tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh không phân biệt quy mô kinh doanh, thành phần kinh tế.

Pháp luật về ĐKKD còn có ý nghĩa hạn chế những tác hại mà hoạt động kinh doanh không đăng ký mang lại. Nếu việc kinh doanh dưới những quy mô lớn mà không ĐKKD hoặc có ĐKKD những lại không thực hiện đúng và đủ các điều kiện kinh doanh thì chi phí và hậu quả cho hoạt động kinh doanh như vậy cao hơn hoạt động đúng với yêu cầu của pháp luật. Hậu quả của những hoạt động kinh doanh như vậy thường là khá lớn và không thể lường hết được những hậu quả sẽ xẩy ra trong tương lai.

Pháp luật về ĐKKD có bản chất là hoạt động mang tính chất hành chính và tư pháp. Do đó việc cải cách hệ thống pháp luật về ĐKKD sẽ kéo theo những tiến bộ trong việc lành mạnh và đơn giản các thủ tục ĐKKD theo hướng đơn giản và thuận tiện. Từ đó hoàn thiện pháp luật về ĐKKD sẽ gián tiếp thúc đẩy cải cách hành chính và tư pháp.

Bên cạnh đó, việc các chủ thể kinh doanh thực hiện và tuân thủ tốt các điều kiện của pháp luật về ĐKKD sẽ làm giảm tình trạng tham nhũng. Các nghĩa vụ về thuế của các chủ thể kinh doanh sẽ được tuân thủ tốt hơn, thu ngân sách từ nguồn thuế do các chủ thể kinh doanh đóng góp vì thế sẽ cao hơn.

Pháp luật về ĐKKD cũng có vai trò giúp chính thức hoá các nghĩa vụ về thuế, lao động và môi trường của các doanh nghiệp đối với Nhà nước và xã hội [29, tr 12]. Doanh nghiệp được đăng ký thông thường sẽ có tác động lớn tới môi trường, xã hội và người lao động. Do vậy, bên cạnh việc giúp doanh nghiệp đăng ký có thể thu được lợi nhuận cao, pháp luật về ĐKKD cũng yêu cầu doanh nghiệp phải có nghĩa vụ lớn hơn với môi trường, xã hội và người lao động.

Pháp luật về ĐKKD cũng có ý nghĩa làm giảm những tranh chấp không đáng có về sở hữu trí tuệ. Khi một doanh nghiệp được thành lập, các quyền của doanh nghiệp cũng phát sinh đối với các đối tượng thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp như tên thương mại, bí mật kinh doanh, tên gọi xuất xứ hàng hoá, sáng chế… ĐKKD giúp chính thức hoá những chủ thể có quyền đối với những đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ nên sẽ làm giảm những tranh chấp không đáng có về sở hữu trí tuệ và bảo vệ tốt hơn các quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp.

Tiểu kết

ĐKKD thực chất là một phương thức để thực hiện quyền tự do kinh doanh trong rất nhiều phương thức để thực hiện quyền này. Ở Việt Nam phương thức thực hiện quyền tự do kinh doanh được thực hiện dưới hình thức đăng ký thay vì thực hiện cơ chế cấp phép hay cơ chế gia nhập thị trường. Theo quy định hiện hành thì kinh doanh là quyền tự do nhưng ĐKKD là một nghĩa vụ bắt buộc. Việt Nam chúng ta có lịch sử pháp luật về ĐKKD khá non trẻ. Các quy định về ĐKKD mới chủ yếu được ban hành trong những năm đất nước tiến hành công cuộc đổi mới. Tuy vậy, những quy định của pháp luật hiện hành về ĐKKD vẫn mang những nguyên tắc và những đặc điểm phổ quát của một chế định pháp luật về ĐKKD thông thường. Doanh nhân và các

cơ quan tiến hành ĐKKD đều hướng tới những mục đích riêng khi thực hiện các hoạt động này, nhưng xét đến cùng thì ĐKKD có mục đích là thiết lập nên công cụ pháp lý hay chủ thể pháp lý để thực hiện sáng kiến kinh doanh và cơ hội kinh doanh. Ngoài những mục đích ý nghĩa về chính trị, kinh tế, môi trường và xã hội, ĐKKD còn có mục đích quản lý doanh nghiệp, chính thức hoá hoạt động của doanh nghiệp, bảo đảm an toàn cho hoạt động kinh doanh… Tuy vậy, hoạt động ĐKKD nói riêng cũng như các quy định pháp luật về ĐKKD nói chung đều có những giới hạn hay hạn chế nhất định đối với quyền tự do kinh doanh của người dân.

Chương 2

Một phần của tài liệu Đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp Việt Nam - thực trạng và một vài kiến nghị (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)