Đặc trưng văn hoá kìm hãm doanh nghiệp ra đời và phát triển

Một phần của tài liệu Đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp Việt Nam - thực trạng và một vài kiến nghị (Trang 78)

83 Doanh nghiệp có tên là “Bình Minh”

2.4.3. Đặc trưng văn hoá kìm hãm doanh nghiệp ra đời và phát triển

Nhìn vào những đặc điểm của nền kinh tế thị trường thì những khác biệt giữa văn hoá truyền thống và nền kinh tế thị trường là rất lớn. Nếu văn hoá cổ truyền coi trọng tính cộng đồng, coi nhẹ thương nghiệp, sống theo lối sống

trọng tình nghĩa, thường dựa vào sự quen biết, quản lý xã hội theo kiểu lệ làng, phép nước [45, tr 577]. Nền kinh tế thị trường có đặc trưng đề cao chủ nghĩa cá nhân, coi trọng thương mại, có lối sống tuân thủ luật pháp và con người hành động theo các quy luật kinh tế như quy luật giá cả, quy luật cung cầu, quy luật lợi ích… Khi Nhà nước quyết tâm xây dựng một nền kinh tế vận hành theo những quy luật của thị trường, khuyến khích toàn dân tự do kinh doanh và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế thì chắc chắn nền kinh tế mới sẽ có những “va đập” ít nhiều với nền văn hoá truyền thống, chưa bàn đến những cái được mất cho văn hoá nước nhà, nhưng trước mắt đặc trưng văn hoá truyền thống sẽ là những lực cản không nhỏ cho mục tiêu xây dựng 200.000 doanh nghiệp và hơn 80 triệu người dân có tư duy kinh doanh.

Tuy văn hoá người Việt có đặc tính là linh hoạt và thích nghi cao với mọi tình huống và biến đổi nhưng điều đó chỉ có ý nghĩa làm nhẹ nhàng hơn quá trình tiếp nhận nền kinh tế thị trường chứ không làm giảm những khó khăn của quá trình tiếp nhận. Đặc biệt là quá trình tiếp nhận những thứ tân kỳ như các loại hình doanh nghiệp hay các tập đoàn kinh doanh đa quốc gia. Thói quen hành xử tuỳ tiện, chưa quen sống và hành xử theo pháp luật trong dân chúng, chỉ quen làm ăn theo kiểu sản xuất nhỏ, nhanh mún theo kiểu làng xã, địa phương cũng đang còn rất phổ biến. Dân chúng còn thiếu niềm tin vào các cơ quan công quyền, một số thiên về chạy để xin những quyền, lợi riêng cho mình hơn là đấu tranh cho tất cả cùng được hưởng [37, tr 2].

Trong khi đó các cơ quan nhà nước vẫn còn sử dụng phong cách quản lý của nền kinh tế bao cấp khi quản lý nền kinh tế thị trường mà chưa thực sự tin vào dân, chưa xuất phát từ lợi ích của dân; các quan chức vẫn giữ thái độ cửa quyền, ban phát chính sách cho dân khi thực thi công vụ mà chưa hình thành nhận thức và tâm lý hỗ trợ người dân kinh doanh. Thái độ thân thiện và hỗ trợ doanh nhân kinh doanh theo pháp luật còn rất thưa thớt tại các địa phương.

Nền kinh tế vẫn dựa trên cơ sở những quan hệ và lối áp dụng pháp luật tuỳ tiện, thiếu nghiêm khắc và công bằng.

Trong xã hội Việt Nam hiện nay xung đột giữa tự do kinh doanh, tôn trọng tự do cá nhân, bảo vệ sở hữu tuyệt đối, bảo vệ tự do khế ước với thói quen văn hoá của người Việt là khá gay gắt. Để thúc đẩy tự do kinh doanh và kinh tế thị trường thì không thể chỉ trông chờ vào lối ứng xử linh hoạt và năng động của từng người dân mà phải có sự thay đổi trong nhận thức và tư duy khuyến khích tự do kinh doanh thể hiện thành chính sách, pháp luật và hành động của cả hệ thống chính trị và từng công chức nhà nước.

Một phần của tài liệu Đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp Việt Nam - thực trạng và một vài kiến nghị (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)