83 Doanh nghiệp có tên là “Bình Minh”
2.4.4. Hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ và còn nhiều bất cập
Trong nền kinh tế thị trường, pháp luật sẽ đóng vai trò là công cụ hỗ trợ và bảo vệ các chủ thể kinh doanh và Nhà nước sẽ là thiết chế khuyến khích, phục vụ toàn dân kinh doanh. Tuy vậy, những quy định pháp luật được áp dụng ở nước ta trong thời gian qua lại thể hiện nhiều những mảng tối mà ít thấy những mảng sáng. Nhìn tổng quát hệ thống pháp luật và chính sách phát triển kinh tế vừa không thống nhất vừa thiếu đồng bộ, các quy định dưới luật quá nhiều, quy định vừa thừa vừa thiếu; các quy định thường phức tạp, không nhất quán và hay thay đổi. Có một nhận xét ngắn gọn và khá chính xác về hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay thông qua việc đưa ra sáu cái thiếu của hệ thống pháp luật đó là: “thiếu minh bạch, thiếu nhất quán, thiếu đồng bộ, thiếu ổn định, thiếu tiên liệu và thiếu khả thi” [37, tr4].
Bên cạnh đó các quy định của pháp luật về luật tài sản, về tiếp cận các nguồn vốn, tài nguyên, lao động là thực sự tốn kém và khó tiếp cận cho phát triển kinh doanh. Thủ tục hành chính cũng vẫn còn mang bóng dáng của cơ chế bao cấp, nặng về thủ tục xin cho đang là những lực cản trong việc thành lập doanh nghiệp. Đặc biệt là quy trình sau ĐKKD vẫn còn phức tạp và tốn
kém nhiều thời gian, chi phí. Các quy định pháp luật về hệ thống thuế, đất đai, tiếp cận nguồn vốn, thủ tục và các chính sách của Nhà nước còn có sự phân biệt bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế đặc biệt là giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; DNNN và doanh nghiệp dân doanh.
Hệ thống pháp luật chưa được hoàn thiện và còn nhiều lỗ hổng lại được hiểu, vận dụng thiếu chính xác và thống nhất tại các địa phương đôi lúc đã đặt ra cho pháp luật về ĐKKD của chúng ta những yêu cầu cấp bách cần phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.