Khái quát nội dung pháp luật về đăng ký kinh doanh hiện nay ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp Việt Nam - thực trạng và một vài kiến nghị (Trang 32)

LUẬT DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Khái quát nội dung pháp luật về đăng ký kinh doanh hiện nay ở Việt Nam Việt Nam

LDN năm 2005 về cơ bản vẫn thực hiện chế độ ĐKKD theo hình thức ĐKKD. Tuy nhiên, theo các quy định mới của luật, chế định ĐKKD được điều chỉnh trong luật đã mở rộng phạm vi áp dụng cho cả những DNNN đã và đang hoạt động theo Luật DNNN và các doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài trước đây và Luật đầu tư năm 2005 hiện nay.

Chế định ĐKKD được quy định tại Chương II Thành lập doanh nghiệp và ĐKKD của LDN. Trong đó quy định những vấn đề về quyền thành lập doanh nghiệp và ĐKKD; trình tự, thủ tục ĐKKD; hồ sơ ĐKKD; điều kiện cấp giấy chứng nhận ĐKKD; thay đổi nội dung ĐKKD; đặt tên doanh nghiệp; văn phòng đại diện, chi nhánh và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp…

Tuy các quy định trong LDN là những quy định cơ bản trực tiếp áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp được phép hoạt động khi thực hiện nghĩa vụ ĐKKD. Nhưng nhìn vào thực tế pháp luật trước đây thì các quy định về ĐKKD lại chủ yếu được quy định tại các văn bản quy định hướng dẫn thi hành LDN năm 1999 và các quy định rải rác trong các văn bản pháp luật khác về ĐKKD doanh nghiệp liên doanh, DNNN… Tuy nhiên, hiện nay đối tượng áp dụng của LDN năm 2005 đã rộng hơn, trong đó các quy định về ĐKKD theo LDN năm 2005 và Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29-8-2006 của Chính phủ về ĐKKD (sau đây gọi tắt là Nghị định số 88) được áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư và luật DNNN.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư, theo quy định tại Điều 20 và 170 của LDN và Điều 50 của Luật đầu tư năm 2005 những nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam việc ĐKKD sẽ được thực hiện thông qua việc đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư được cấp cũng đồng thời là giấy chứng nhận ĐKKD mà không phải tiến hành thủ tục ĐKKD. Nhà đầu tư đã được thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì không phải làm thủ tục ĐKKD và thủ tục đăng ký đầu tư. Nếu những doanh nghiệp này muốn ĐKKD lại để thay đổi hình thức hoạt động, ngành nghề kinh doanh… thì việc đăng ký lại theo quy định của LDN năm 2005 được thực hiện cho đến hết ngày 01 tháng 7 năm 2008. Nếu những doanh nghiệp này không đăng ký lại thì chỉ được kinh doanh trong phạm vi ngành nghề và thời gian đã ghi trong giấy phép đầu tư. Nhà đầu tư trong nước có dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế thì thực hiện việc ĐKKD theo quy định của LDN, pháp luật có liên quan và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của Luật đầu tư năm 2005 (khoản 3 Điều 50 của Luật đầu tư năm 2005).

Đối với DNNN được thành lập từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì việc tiến hành các hoạt động ĐKKD đối với các doanh nghiệp này được thực hiện theo quy định của LDN. Đối với DNNN đã được thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì các vấn đề liên quan đến ĐKKD (như thay đổi nội dung ĐKKD, ngành nghề ĐKKD, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện…) sẽ vẫn được tiến hành theo các quy định của Luật DNNN một khi các DNNN này chưa chuyển đổi hình thức hoạt động sang theo quy định của LDN. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này cũng chỉ được hoạt động theo LDN nhà nước cho đến hết ngày 01 tháng 7 năm 2010 (ngày hết thời hạn chuyển đổi các công ty nhà nước thành các công ty CP, công ty TNHH).

Bên cạnh đó, LDN đã quy định chính thức quy định các hộ kinh doanh thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên sẽ phải đăng ký thành lập doanh nghiệp hoạt động theo quy định của LDN năm 2005. Các hộ kinh doanh nhỏ sử dụng thường xuyên dưới 10 lao động hoặc có sử dụng trên 10 lao động nhưng không thường xuyên sẽ tiến hành ĐKKD theo các quy định của Chính phủ (khoản 4 Điều 170 của LDN năm 2005). Đối với các đối tượng này, trước đây việc tiến hành ĐKKD được thực hiện theo các quy định của Chính phủ hướng dẫn thi hành LDN, nay việc ĐKKD đối với các hộ kinh doanh được thực hiện theo các quy định tại Chương VI của Nghị định số 88.

Cho đến nay, hệ thống pháp luật về ĐKKD của Việt Nam chỉ ghi nhận một chủ thể duy nhất đó là các hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã là có những quy định về chế độ ĐKKD riêng. Kết quả này phát sinh từ việc loại bỏ các hợp tác xã và liên hiệp các hợp tác xã ra khỏi đối tượng điều chỉnh của LDN với lý do hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã có những chức năng đặc thù và không phải là một loại hình doanh nghiệp. Điều này dẫn đến hệ quả là tuy các hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã vẫn được ĐKKD thông qua hệ thống cơ quan ĐKKD, nhưng những quy định về thủ tục, điều kiện ĐKKD… lại có những quy định tách biệt với các quy định về ĐKKD của LDN.

Hiện nay, ĐKKD được thực hiện chủ yếu trên cơ sở các quy định tại Chương II của LDN năm 2005 và được hướng dẫn tại Nghị định số 88 thay thế Nghị định số 09/2004/NĐ-CP ngày 02-4-2004 của Chính phủ về ĐKKD (sau đây gọi tắt là Nghị định số 09) và Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03- 02-2000 của Chính phủ về ĐKKD.

Nghị định số 88 về ĐKKD về cơ bản vẫn kế thừa những quy định trước đây của Nghị định số 09 tuy nhiên cũng có những thay đổi cho phù hợp với

những quy định mới tại LDN năm 2005. Những thay đổi chủ yếu của pháp luật về ĐKKD sẽ được thể hiện trong những nội dung dưới đây.

Một phần của tài liệu Đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp Việt Nam - thực trạng và một vài kiến nghị (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)