83 Doanh nghiệp có tên là “Bình Minh”
3.5. Kiến nghị về giấy phép và điều kiện kinh doanh
Điều kiện kinh doanh hiện đang là một vấn đề khá nhức nhối trong nội dung của pháp luật về ĐKKD. Để lành mạnh hoá điều kiện kinh doanh ở Việt Nam hiện nay theo tôi cần cải cách hệ thống quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh và cải cách cách thức thực thi các điều kiện kinh doanh.
Về cải cách điều kiện kinh doanh thông qua các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng làm lành mạnh môi trường kinh doanh tự do. Việc cải cách điều kiện kinh doanh trong đó có cả các giấy phép kinh doanh phải được bắt đầu từ các quy định của pháp luật. Tiến tới nên giới hạn việc quy định các điều kiện kinh doanh và giấy phép kinh doanh tại các Luật và Bộ luật mà không được quy định trong các văn bản dưới luật. Đồng thời triển khai tại Quốc hội phương pháp loại bỏ khi ban hành văn bản luật có chức đựng giấy phép và quy chế hành chính hạn chế kinh doanh. Nếu các cơ quan thực thi pháp luật không chứng minh được sự cần thiết phải ban hành văn bản đó, thì văn bản đó sẽ không được Quốc hội thông qua [22, tr 10]. Trong giai đoạn trước mắt cần xây dựng một cơ chế giám sát việc ban hành các quy định về điều kiện kinh doanh và giấy phép kinh doanh, cơ chế này phải được công khai và có sự giám sát và tham gia của doanh nghiệp và xã hội. Cơ chế giám sát này nên được thực hiện bởi một Cơ quan trực thuộc Thủ tướng Chính phủ và có quyền đề nghị Thủ tướng Chính phủ
bãi bỏ những điều kiện kinh doanh và giấy phép kinh doanh không cần thiết trái với tinh thần của LDN, hạn chế quyền tự do kinh doanh của người dân.
Thường xuyên rà soát và hệ thống lại toàn bộ các giấy phép kinh doanh, điều kiện kinh doanh hiện đang tồn tại và có hiệu lực trên thực tế. Từ đó đánh giá những giấy phép và điều kiện kinh doanh nào hợp lý cần tiếp tục duy trì và đề nghị bãi bỏ những giấy phép và điều kiện kinh doanh không phù hợp với thực tế kinh doanh trong xã hội. Cần nhanh chóng rà soát, thống kê những quy chế hành chính mà bản chất là các điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp trên phạm vi cả nước. Từ đó loại bỏ những quy chế trái luật hoặc chi phí thực thi lớn mà hiệu quả không cao, không đáp ứng được các lợi ích xã hội cần được bảo vệ. Dần dần pháp điển hoá và minh bạch hoá về những quy đinh chế hành chính cần thiết phải duy trì trong xã hội và công khai hoá những quy chế này trong cộng đồng doanh nghiệp.
Cải cách điều kiện kinh doanh cũng được thực hiện thông qua việc chuyển những giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ nghề nghiệp... sang các dạng điều kiện kinh doanh dưới hình thức là những điều kiện kinh doanh phải duy trì thường xuyên nhưng vẫn đảm bảo bảo vệ được lợi ích xã hội. Việc thiết lập một cơ chế giám sát việc ban hành các điều kiện kinh doanh và giấy phép kinh doanh phải được tiến hành song song với một hệ thống giám sát pháp lý mới. Theo đó hệ thống giám sát pháp lý này sẽ dựa trên những cam kết của doanh nghiệp khi kinh doanh để tăng tính chịu trách nhiệm của chính các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Nhà nước ghi nhận những cam kết đó và thực hiện việc giám sát trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua cơ chế hậu kiểm doanh nghiệp của các cơ quan nhà nước và cơ chế hậu kiểm của các lực lượng thị trường. Ban hành những chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp vi phạm các cam kết khi ĐKKD.