Kiến nghị về cơ chế giải quyết tranh chấp về đăng ký kinh doanh

Một phần của tài liệu Đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp Việt Nam - thực trạng và một vài kiến nghị (Trang 94 - 99)

83 Doanh nghiệp có tên là “Bình Minh”

3.6.Kiến nghị về cơ chế giải quyết tranh chấp về đăng ký kinh doanh

doanh

Cơ chế giải quyết tranh chấp ĐKKD về cơ bản được thực hiện theo các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh chấp thông qua thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Quy định tại khoản 3 Điều 31 của LDN năm 2005 đang có những phản ứng gay gắt từ phía các doanh nghiệp bởi quy định này đã đương nhiên hạn chế quyền khiếu kiện ra Toà án hành chính của doanh nghiệp. Trong khi các quy định khác của pháp luật lại yêu cầu mọi quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan công quyền đều phải được giải quyết cuối cùng bởi cơ quan tài phán là Toà án. Việc đảm bảo quyền khiếu nại và khiếu kiện của người dân phải được thực hiện cùng với việc nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hành chính theo hướng nghiêm minh và công bằng.

Cùng với việc sửa đổi các quy định về khiếu kiện hành chính, pháp luật về ĐKKD cũng như các quy định của pháp luật có liên quan cần thiết lập một cơ chế tài phán đối với những quyết định hành chính, hành vi hành chính và cả những văn bản quy phạm pháp luật có nội dung vi phạm các quy định của hiến pháp về quyền tự do kinh doanh của người dân. Các quy định như vậy nếu được ban hành sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo đảm quyền tự do kinh doanh của người dân trước các hành vi vi hiến của các cơ quan công quyền. Đặc biệt là các quy định của các cơ quan nhà nước, DNNN liên quan đến việc ban hành các điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề… có mục đích ngăn cản quyền tự do kinh doanh hợp pháp.

Những kiến nghị nêu trong Chương này thực sự là những việc cần nhanh chóng thực hiện nhằm đáp ứng tốt hơn những yêu cầu đặt ra cho pháp luật về ĐKKD. Trong những kiến nghị đã nêu, nhóm kiến nghị về cơ quan ĐKKD cũng như những chức năng, nhiệm vụ của hệ thống cơ quan này được chúng tôi kỳ vọng là nếu được thực hiện sẽ mang lại nhiều kết quả nhất và có tác động rộng nhất đối với cộng đồng doanh nghiệp. Nhóm kiến nghị về giấy phép và điều kiện kinh doanh được chúng tôi đánh giá đang là khâu nhức nhối nhất đối với doanh nghiệp. Đối với nhóm kiến nghị này, hiện nay cũng có rất nhiều kiến nghị khác nhau đã được đưa ra nhưng việc lựa chọn giải pháp nào hiện vẫn đang còn chờ các quy định của Chính phủ hướng dẫn về giấy phép và điều kiện kinh doanh. Đa số các quan điểm đều cho rằng nếu giải quyết được vấn đề này sẽ tạo ra được một sân chơi thật sự thông thoáng và công bằng cho doanh nghiệp. Tuy vậy, để có được những kết quả như mong muốn chắc sẽ rất khó khăn và cần nhiều quyết tâm chính trị hơn là các giải pháp đơn lẻ. Đối với những kiến nghị khác liên quan đến thủ tục, nội dung và điều kiện ĐKKD thực chất là những giải pháp mang tính chất đơn lẻ, thiên về chuyên môn ĐKKD, thiết nghĩ chắc sẽ được các cơ quan quản lý và xây dựng văn bản quy phạm về ĐKKD lưu tâm và sớm có những sửa đổi. Riêng các kiến nghị về cơ chế giải quyết các tranh chấp về ĐKKD sẽ chỉ có tác dụng khi các cơ chế bảo hiến, cơ chế bảo đảm tố quyền của người dân phát huy hiệu quả.

KẾT LUẬN

ĐKKD không chỉ là nghĩa vụ của mỗi người dân Việt Nam khi tham gia kinh doanh mà còn là phương thức để mỗi người dân Việt thực hiện quyền tự do kinh doanh và là cách thức để họ được Nhà nước bảo vệ quyền tự do này. ĐKKD xét cho cùng là nhằm thiết lập nên một công cụ hay chủ thể pháp lý để thực hiện sáng kiến kinh doanh và cơ hội kinh doanh. Nhưng đằng sau hệ quả đương nhiên đó, ĐKKD còn mang lại cho từng người dân, doanh nghiệp, Nhà nước và toàn xã hội nhiều lợi ích và cả những tác động tiêu cực. Pháp luật về ĐKKD được hình thành với mục đích cao cả là khuyến khích toàn dân kinh doanh mang lại lợi ích cho bản thân và xã hội, đồng thời kìm chế những mặt trái mà hoạt động này mang lại. Về mặt lý thuyết điều này đặc biệt đúng khi chúng ta phân tích những đặc điểm, những nguyên tắc, ý nghĩa của chính sách và pháp luật về ĐKKD. Pháp luật về ĐKKD trong trường hợp này là cần thiết cho doanh nhân khi thực hiện quyền tự do kinh doanh. Có chăng chỉ phụ thuộc vào chính sách và pháp luật về ĐKKD sẽ được ban hành và thực hiện như thế nào trên thực tế mà thôi.

Các quy định của pháp luật về ĐKKD của Việt Nam hiện nay về cơ bản là đáp ứng được những đòi hỏi cơ bản của nhu cầu ĐKKD. LDN năm 2005 quy định về ĐKKD cũng không có nhiều thay đổi so với các quy định trước đây của LDN năm 1999. Trước những thay đổi không đáng kể của LDN năm 2005, chúng ta sẽ hy vọng vào những quy định hướng dẫn thi hành về ĐKKD của Chính phủ sẽ lưu ý tới những bất cập của pháp luật về ĐKKD hiện hành. Nhìn vào những quy định của pháp luật về ĐKKD theo quy định tại LDN năm 1999 nhiều người dự đoán hoạt động này sẽ được tiến hành hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế thi hành các quy định này mới là vấn đề đáng bàn. Mặc dù số lượng doanh nghiệp được thành lập đã đạt con số kỷ lục nhưng chất lượng

và hiệu quả ĐKKD lại phản ánh những con số ngược lại. Bên cạnh đó các bất cập về hệ thống cơ quan ĐKKD còn nhiều yếu kém và hạn chế cả về mặt cơ sở vật chất và con người. Thủ tục, điều kiện, nội dung và các vấn đề khác liên quan đến ĐKKD đã được một số cán bộ ĐKKD hiểu và vận dụng sai lệch. Hoạt động ĐKKD còn chịu nhiều những tác động tiêu cực từ một hệ thống giấy phép và điều kiện kinh doanh phức tạp, khó thực hiện và chi phí thực hiện rất tốn kém. Số lượng và hình thức các giấy phép và điều kiện loại này hiện nay đang gia tăng cả mà vẫn chưa có những giải pháp hữu hiệu nào ngăn chặn hiệu quả. Trong khi đó các cơ chế và biện pháp khuyến khích người dân tham gia kinh doanh lại chưa được chú trọng đúng mực. Các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường, các hộ kinh doanh phát triển lên thành các doanh nghiệp cũng chưa được Nhà nước coi trọng. Tất cả những hiện tượng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan. Trong đó có những yếu tố băt nguồn từ những khuynh hướng chính trị chưa tin vào thị trường, vẫn còn hoài niệm với tư tưởng Nhà nước toàn trị được chúng tôi đánh giá là có những ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách và pháp luật về ĐKKD. Bên cạnh đó, các đặc điểm của nền kinh tế và các đặc trưng về văn hoá lại có những níu kéo nhất định đến tinh thần mong muốn ĐKKD và pháp luật về ĐKKD. Những nguyên nhân về thực trạng bất cập của hệ thống pháp luật và những yếu kém bắt ngồn từ các cơ quan nhà nước và các cán bộ công chức đã tác động trực tiếp gây ra những bất cập về ĐKKD hiện nay. Ngoài ra, việc khuyến khích các doanh nhân hoạt động theo LDN còn chịu nhiều tác động tiêu cực từ khâu hậu ĐKKD như đăng ký con dấu, mã số thuế và mua hoá đơn…

Mục đích của LDN là tạo cơ sở cho toàn dân làm giầu chính đáng. Đồng thời khuyến khích và bảo vệ mỗi cá nhân có ý tưởng kinh doanh cũng như các doanh nghiệp còn non nớt khi mới buổi đầu được thành lập. Nhưng để điều

này trở thành hiện thực, pháp luật và chính sách về ĐKKD phải đảm bảo mọi thuận lợi cho mỗi người dân khi muốn tiếp cận và sử dụng những quy định về ĐKKD nói riêng và các quy định về gia nhập thị trường nói chung. Mục tiêu của việc xây dựng và thực thi pháp luật về ĐKKD trong thời gian tới là làm cho các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp chỉ như là một nghĩa vụ nhẹ nhàng rễ thực hiện. Các quy định về ĐKKD và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải phù hợp với đặc điểm và thói quen kinh doanh của người dân. Các quy định phải đảm bảo công khai, minh bạch, đồng bộ, nhất quán, rễ tiên liệu, thuận lợi khi thực hiện và phù hợp với quy luật chung của thị trường. Bản thân người kinh doanh cảm thấy vững tin khi bước vào thương trường. Có như vậy nước ta mới mong tận dụng được tối đa nguồn lực khan hiếm trong nhân dân để xây dựng và phát triển đất nước. Đó cũng chính là chìa khoá để mở cánh cửa đi tới sự phồn vinh./.

Một phần của tài liệu Đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp Việt Nam - thực trạng và một vài kiến nghị (Trang 94 - 99)