83 Doanh nghiệp có tên là “Bình Minh”
2.4.5. Năng lực bộ máy, con người còn nhiều yếu kém
Những yếu kém trong nhận thức và áp dụng pháp luật về ĐKKD khiến chúng ta nghĩ ngay đến sự yếu kém về năng lực, trình độ chuyên môn của mỗi một cán bộ, công chức và năng lực của cả hệ thống các cơ quan nhà nước về ĐKKD. Sự “đau khổ kéo dài” của các cơ quan ĐKKD bắt nguồn từ khối lượng công việc quá lớn trong khi cơ sở vật chất và biên chế con người có hạn. Hoạt động ĐKKD về cơ bản vẫn được thực hiện thủ công mà chưa tận dụng được những khả năng và ưu điểm của khoa học và công nghệ. Mất cân đối nghiêm trọng giữa nhu cầu đòi hỏi và năng lực đáp ứng của các cơ quan ĐKKD vì thế mà không ngừng gia tăng.
Hệ thống các cơ quan nhà nước thực thi pháp luật còn nhiều bất cập, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức còn nhiều hạn chế; sự cửa quyền, tham nhũng và trách nhiệm của cả bộ máy nhà nước chưa cao đã ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường đầu tư và chi phí giao dịch của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cơ chế giải quyết tranh chấp và cưỡng chế thực thi hợp đồng kém hiệu quả đang hạn chế việc gia nhập thị trường và ký kết hợp đồng kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trong khi đó tâm lý của nhiều người, trong đó có cả cán bộ ĐKKD còn thiếu thiện chí đối với doanh nghiệp, môi trường kinh doanh còn thiếu các thiết chế giám sát và hỗ trợ doanh nghiệp. Các tổ chức nghề nghiệp và hiệp hội hoạt động chưa hiệu quả và chưa đem lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp. Việc thiếu các cơ chế giám sát và hỗ trợ các doanh nghiệp sẽ vẫn là nguyên nhân làm cho doanh nghiệp trở lên nguy hiểm cho an toàn pháp lý và trật tự công cộng, đồng thời hạn chế khả năng hỗ trợ từng doanh nghiệp phát triển từ đó ảnh hưởng đến khả năng phát triển của cả nền kinh tế.
Những ảnh hưởng và sức ép từ các tổ chức quốc tế, hay các quốc gia cũng như những yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng sẽ vừa là động lực thúc đẩy cải cách đồng thời cũng là những lực cản bất lợi cho an ninh và sự phát triển bền vững của cả nền kinh tế. Tuy những ảnh hưởng của những yếu tố nêu trên đối với hệ thông pháp luật là không thể tránh khỏi nhưng nhận diện được các yếu tố này khi xây dựng thực thi các quy định pháp luật về ĐKKD sẽ làm giảm những tác động tiêu cực của chúng và làm cho các quy định và chính sách có lợi hơn cho đất nước.
Tiểu kết
Trong Chương này, các quy định pháp luật hiện hành về ĐKKD đã được giới thiệu khái quát theo từng vấn đề cụ thể mà khi tiến hành ĐKKD người ĐKKD phải thực hiện. Về cơ bản các quy định pháp luật về ĐKKD của LDN năm 2005 đã kế thừa và phát triển những quy định tại LDN năm 1999. LDN năm 2005 và Nghị định số 88 hướng dẫn thi hành về ĐKKD đã có những sửa đổi nhằm hạn chế những bất cập trước đây về ĐKKD. Tuy vậy, những quy định mới hướng dẫn về ĐKKD vẫn còn để ngỏ nhiều vấn đề nảy sinh từ thực tiễn mà chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả. Đặc biệt là những vấn đề nổi cộm trong ĐKKD như: vấn đề đặt tên doanh nghiệp; chức năng, nhiệm vụ của cơ quan ĐKKD; nội dung, thủ tục ĐKKD; giấy phép và điều kiện kinh
doanh… Những thực trạng được nêu trong Chương này thực sự là những vấn đề cần nhanh chóng được giải quyết, nhưng những vấn đề này chỉ được giải quyết triệt để khi chúng ta nhận biết được rõ ràng những nguyên nhân của thực trạng này. Trong Chương này tác giả cũng đã đưa ra được những nguyên nhân cản trở hay hạn chế các cán bộ, công chức áp dụng pháp luật đúng và thống nhất để từ đó đưa ra được những khuyến nghị phù hợp.
Chương 3